adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi.............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..........................................................................................5
1.1.Vài nét về nhà văn Thạch Lam.............................................................................5
1.1.1. Nhà văn Thạch Lam......................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác.........................................................................................5
1.1.3. Phong cách sáng tác của Thạch Lam.............................................................6
1.2. Đôi nét về tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam....................................7
1.2.1. Đề tài, chủ đề, nội dung.................................................................................7
1.2.2. Tóm tắt tập truyện.........................................................................................8
1.3. Khái quát về truyện ngắn.....................................................................................9
CHƯƠNG 2 BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN GIÓ ĐẦU
MÙA CỦA THẠCH LAM...........................................................................................11
2.1. Bức tranh thiên nhiên vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch
Lam.......................................................................................................................... 11
2.2. Bức tranh con người vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch
Lam.......................................................................................................................... 14
2.3. Bức tranh xã hội trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam.......................18
CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BỨC TRANH
NÔNG THÔN TRONG GIÓ ĐÀU MÙA CỦA THẠCH LAM..................................22
3.1. Giọng điệu nghệ thuật........................................................................................22
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...........................................................................24
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật...................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người viết chọn đề tài Bức tranh nông thôn trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa
của Thạch Lam để làm niên luận vì các lí do sau:
Khi nhắc đến những cây bút giàu cảm xúc và tài hoa của nền văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945, không thể không nhắc đến Thạch Lam. Truyện ngắn của Thạch
Lam không những hấp dẫn người đọc bằng những chi tiết xung độc gây cấn mà còn
bằng những lối kể chuyện tâm tình về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội
nghiệp hay những bức tranh nông thôn giản dị của một làng quê yên ả, thanh bình qua
cách viết của ông.
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhưng
ông không theo cách viết chung mà lại theo cách viết riêng của mình, một phong cách
giản dị và trong trẻo. Tuy mộc mạc đơn sơ bằng nhưng cảm xúc rất thật, tác giả đã gây
ấn tượng cho người đọc một cách sâu sắc nhất. Có lẽ, chính vì thế, dù đời văn ngắn
ngủi nhưng những tác phẩm văn chương của ông đã để lại một vẻ đẹp mang giá trị
vĩnh hằng trong đời sống tinh thần, có sức ảnh hưởng sâu đậm trong quá trình hiện đại
hóa nền văn học dân tộc.
Trong các tác phẩm của mình, Thạch Lam thường hướng ngòi bút về phía lớp
người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong
truyện ngắn của Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi
tàn với một bầu trời ảm đạm, những con phố ngoại ô cùng kiệt khổ buồn vắng. Càng đi
sâu về vấn đề này, ta mới thấy được Thạch Lam đã gửi gắm những tình cảm chân thật
và hiện thực cuộc sống qua các tác phẩm của ông như thế nào. Trong đó ông đã cho
thấy sự thấm thía đau khổ, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người cùng kiệt khổ
vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng. Dù cái lạnh đầu mùa
của Hà Nội bao trùm cả một gốc phố, hẻm ngõ của Hà Nội nhưng đâu đó vẫn ánh lên
trong tâm hồn của con người một nỗi niềm ấm áp vô bờ, tình làng xóm, tình thương
của những đứa trẻ với nhau. Tuy khung cảnh ảm đạm, heo hút nhưng niềm vui và tình

người luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Qua việc nghiên cứu về đề tài này, người viết muốn hiểu rõ hơn về bức tranh
nông thôn qua từng tác phẩm trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Bức tranh ấy tuy

1


mộc mạc bình dị nhưng đã thể hiện sự cùng kiệt khổ nỗi vất vả cơ cực của người dân
đồng thời khắc họa rõ nét tấm lòng của nhà văn với những người cùng khổ.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn Gió đầu mùa là tác phẩm đầu tay tiêu biểu của Thạch Lam, thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, trong đó có thể kể đến một vài công
trình tiêu biểu sau:
Năm 1937, Khái Hưng có bài viết về Gió đầu mùa. Không đơn thuần trong tác
phẩm Gió đầu mà miêu tả cảnh hay đợt gió lạnh của Hà Nội, mà còn là những con
người chân lấm tay bùn hay nói về những người phụ nữ và trẻ em “ chuyện viết về
sinh hoạt nông thôn, đã có những sáng tác miêu tả khá chân thực, cảm động về tình
cảm của những người nông dân đương thời” [3; tr.10].
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét chính xác khi ông cho rằng:
“Những cảm giác con con, Thạch Lam tả rất khéo… làm cho người đọc dựa vào phần
suy nghĩ. Nhưng trong tập Gió đầu mùa, những cảnh nghèo, những cảnh đồng ruộng,
ông còn tả bằng những nét bút ngượng ngập, tỏ ra nhà văn chuyên tả tình chưa quen
với lối tả cảnh” [5; tr.157].
Năm 1943, Vũ Ngọc Phan đã cố công tìm tư tưởng Thạch Lam tản mát trong
các truyện ngắn: “Và đã thấy một tâm hồn thanh tú, tỷ mỷ, những nhận xét tâm lý tinh
vi, sâu sắc, lòng yêu mến đất nước, cảm tình đối với những số phận kém hèn”. Vũ
Ngọc Phan cảm giác những tác phẩm của Thạch Lam cho người nhiều cảm xúc khác
nhau, bằng ngòi bút tài ba, hành văn sáng sủa, tinh vi, làm cho người đọc thấy được và
thấu hiểu về thân phận của những kiếp người khốn khổ [6; tr.367].
Năm 1957, Nguyễn Tuân đã có những nhận xét về Thạch Lam ông cho rằng

Thạch Lam có tâm hồn súc tích, những cái chân thật nhất của cuộc đời, Nguyễn Tuân
đã nói: “Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn
nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống
hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ
những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân cùng kiệt thành thị và thôn
quê” [7; tr.408].
Năm 2006, Vũ Tuấn Anh có bài viết. Nhân vật mà Thạch Lam thường viết là
những người dưới đáy xã hội, người phụ nữ hay trẻ em. Vì Thạch Lam muốn bênh vực
cho những số phận bị áp bức, oán trách một xã hội trưởng giả, bất công, tàn ác với
2


những số phận đáng thương mà ông muốn an ủi “Chính vì thế, không gian hiện thực
hằng ngày trong tác phẩm của Thạch Lam là một xóm chợ, một ngõ hẻm, một ga xép,
một phố huyện cùng kiệt nàn hay một con đường làng của một vùng nông thôn heo hút
nào đó. Ở đây, các nhân vật của ông bị tù túng, luẩn quẩn với những cái đói nghèo, lo
âu, dằn vặt thường nhật” [1; tr249].
Năm 2006 trong Tự lực văn đoàn có bài viết Gió đầu mùa. Bằng những nghệ
thuật miêu tả sinh động của mình Thạch Lam đã khiến cho người đọc một cảm xúc
thật sự, cảm nhận rõ nét cái se lạnh của khí trời Hà Nội “có lẽ vì không bao giờ rời bỏ
phương diện nên Thạch Lam dễ làm ta rung động : trước ta, chính ông đã rung động.
Tả cái lạnh đầu mùa, ông nhớ lại cái cảm giác mà ông có, một đem mưa rào, rồi bỗng
trở ra gió bấc” [8; tr.7].
Trên đây là những công trình bổ ích, hỗ trợ tích cực cho người viết…. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu về đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Bức tranh nông thôn trong truyện ngắn Gió đầu mùa của
Thạch Lam, người viết nhằm đạt được những mục đích sau đây:
Người viết muốn cho người đọc cảm nhận sâu sắc về hình cảnh của nông thôn
và những con người khốn khổ. Những hình ảnh bình dị của đồng quê luôn chất chứa

nỗi niềm yêu thương của những con người Việt Nam, hình ảnh của người nông dân
chịu nhiều bất hạnh khi sống trong chế độ cũ.
Ngoài ra, đề tài còn giúp người đọc hiểu thêm về tình cảnh của người dân
những nỗi cơ cực mà họ phải gánh chịu, những biến cố của cuộc đời luôn quanh quẩn
theo họ. cùng kiệt khổ luôn là nỗi ám ảnh và là nỗi sợ khi những cái đói liên tục cào ruột
lại ùa đến.
Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài này cho người viết hiểu về con người của Thạch
Lam, biết được đặc điểm nghệ thuật của ông trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Cách
nhìn nhận, thấu hiểu và luôn đặc bản thân vào những tình tiết của câu chuyện, thể hiện
giá trị hiện thực nhân đạo vào bên trong tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: bức tranh nông thôn được thể hiện qua bức tranh thiên
nhiên, bức tranh con người và xã hội.

3


Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch
Lam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: với đề tài Bức tranh nông thôn trong tập
truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam, người viết sẽ đọc sách lý luận, các tài liệu
liên quan đến Thạch Lam và các tác phẩm truyện ngắn Gió đầu mùa của ông, đồng
thời tìm những lời phê bình, phỏng vấn về Thạch Lam cũng như truyện ngắn Gió đầu
mùa để bổ sung kiến thức hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp lịch sử: tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam
cũng như tìm hiểu rõ về cảm hứng sáng tác của ông.
Phương pháp phân tích tổng hợp: khi đọc và tìm hiểu tài liệu, người viết sử

dụng phương pháp phân tích để phân tích xử lí thông tin tìm được và tổng hợp những
kiến thức để đưa ra kết luận chung. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, người viết phải kết
hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp để hoàn thành.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Vài nét về nhà văn Thạch Lam
1.1.1. Nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam (còn có bút danh là Việt Sinh), tên khai sinh là Nguyễn Tường
Vinh, tới năm mười lăm tuổi mới đổi tên là Nguyễn Tường Vinh. Ông sinh ngày 7-71910, tại Thái Hà ấp, Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại; là em ruột
hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo – Hai cây bút có vị trí quan trọng trong Tự lực
văn đoàn.
Thuở nhỏ, ông sống ở quê ngoại Cẩm Giang, tiếp đó theo cha là công chức
chuyển sang Tân Đệ - Thái Bình. Năm lên bảy tuổi thì cha mất. Lớn lên ông ra Hà nội
học trường canh nông một thời gian, rồi vào học trường Trung học Albert Saraut. Khi
đỗ tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông
tham gia Tự lực văn đoàn do anh Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi một phần công việc
biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì
ông được giao làm chủ bút tờ Ngày nay.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực
văn đoàn. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, bút ký, tiểu luận, phê bình văn học, thời
đàm; tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Hầu hết các sáng tác của
Thạch Lam gồm truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết, tiểu luận đều được đăng báo, trước
khi in thành sách. Tác phẩm in sau ngày ông mất là cuốn Hà Nội băm sáu phố phường.
Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị nhường lại căn nhà
nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây cho vợ chồng ông. Từ năm 1940, ông bị bệnh
lao và mất ngày 28-6-1942 tại nhà riêng ở làng Yên Phụ, ven Hồ Tây trong cảnh đơn

sơ, thanh bạch. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo
khó khăn. [3; tr.19].
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937).
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938).
- Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939).
- Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941).


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top