daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................. 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5 1.1.1. Trên thế giới.......................................................................................... 5 1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 6 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .......................................................... 8 1.2.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài .................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi....................................... 18 1.2.3. Chương trình giáo dục mầm non hiện hành ....................................... 28 1.2.4. Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ............................................................ 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 31 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI............................................. 32 2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................. 32 2.1.1. Khái quát về địa bàn điều tra .............................................................. 32 2.1.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................... 32 2.1.3. Bài tập đánh giá .................................................................................. 33 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi...... 35 2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu................................................................ 35 2.2.2. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền đọc của trẻ 5 – 6 tuổi. ..................... 36 2.2.3. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền viết của trẻ 5 – 6 tuổi...................... 40 2.2.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền tính toán của trẻ 5 – 6 tuổi.............. 46 2.3. Nguyên nhân của thực trạng mức độ kĩ năng tiền học đường........................ 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................. 55

Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI .................................................................... 57 2.4.1. Nội dung các biện pháp ....................................................................... 58 2.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp.................................................... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................71
PHỤ LỤC

Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4.
Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7.
Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10.
Bảng 2.11. Bảng 2.12.
Bảng 2.13. Bảng 2.14.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Khách thể nghiên cứu..................................................................... 35 Mức độ kỹ năng tiền đọc................................................................ 36 So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo giới tính ............................ 38 So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo khu vực nội thnh và ngoại thành ..................................................................................... 39 Mức độ kỹ năng tiền viết................................................................ 40 So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính ............................ 44 So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo khu vực nội thành và ngoại thành ..................................................................................... 45 Mức độ kỹ năng tiền tính toán ....................................................... 46 So sánh mức độ tiền tính toán theo giới tính.................................. 50 So sánh mức độ kỹ năng tiền tính toán theo khu vực nội thành
và ngoại thành ................................................................................ 52 Các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng tiền học đường................... 57 Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển các kỹ năng tiền đọc .................................................................................. 63 Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển kỹ năng
tiền viết ........................................................................................... 64 Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển kỹ năng
tiền tính toán................................................................................... 65

DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
%: MQH : NN–KQ : Sig = 0.05 : MG: MN: Tp:
Tỉ lệ phần trăm
Mối quan hệ
Nguyên nhân – Kết quả Mức ý nghĩa
Mẫu giáo
Mầm non
Thành phố

1. Lý do chọn đề tài
1
MỞ ĐẦU
Theo các nhà tâm lý giáo dục, giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo sang lớp một gọi là giai đoạn tiền học đường đánh đấu một bước ngoặt trong cuộc đời trẻ. Vì nếu ở học sinh tiểu học đối tượng lĩnh hội là khái niệm khoa học, thì ở trẻ 5 tuổi chỉ là tri thức đời sống hay tri thức tiền khoa học. Nếu hình thức tổ chức lớp học ở tiểu học là tiết học, có tổ chức chặt chẽ, ranh giới giữa chơi và học thuật rành rọt, học ra học chơi ra chơi, có giảng bài mới, có ôn tập, kiểm tra, đánh giá,...thì ở lớp Mẫu giáo “tiết học” được diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái và linh hoạt hơn. Về phương pháp, ở tiểu học giáo viên tiến hành các phương pháp dạy học có trong lí luận dạy học, trong khi đó ở Mẫu giáo phương pháp đặc trưng là dạy dỗ nghĩa là dùng tình thương để dạy dỗ trẻ, đồng thời với phương châm “chơi mà học, học mà chơi” là thể hiện phương pháp đặc trưng đối với trẻ mẫu giáo. Do có sự khác biệt đó, để trẻ hoàn thành những yêu cầu học tập, thích ứng với môi trường học đường trước hết cần chuẩn bị cho trẻ về các mặt: thể lực, tâm lí, tình cảm, giao tiếp, nhận thức và các kỹ năng học tập. Chuẩn bị tốt về mặt tâm lí, thể lực cho trẻ được xem là công tác quan trọng, đồng thời việc sẵn sàng về mặt nhận thức và các kỹ năng học tập là yêu cầu tiên quyết trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi bước vào môi trường học đường. Các kỹ năng học tập và nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi được xác định là kỹ năng tiền học đường.
Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm riêng, sự phát triển của một giai đoạn này là kết quả của giai đoạn trước đó và là tiền đề cho giai đoạn phát triển kế tiếp. Nếu trẻ phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. Nghĩa là, nếu kỹ năng tiền học đường của trẻ hoàn thiện thì trẻ sẽ dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập, ngược lại, kỹ năng tiền học đường của trẻ yếu thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong những năm học đầu tiên tại trường học và có thể ảnh hưởng đến suốt quá trình học tập lâu dài về sau.
Trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một vai trò của giáo viên mầm non đóng vai trò chủ đạo vì các hoạt động cung cấp kiến thức và hình thành các kỹ năng học tập cho trẻ được tiến hành tại trường mầm non dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên mầm non. Điều này có nghĩa, nếu công tác tổ chức các hoạt động nhận thức,

2
hình thành kỹ năng học tập của giáo viên hiệu quả thì kỹ năng tiền học đường của trẻ được hoàn thiện giúp các em chuẩn bị sẵn sàng vào lớp một. Ngược lại, nếu công tác tổ chức các hoạt động nhận thức, hình thành kỹ năng học tập của giáo viên hạn chế sẽ ảnh hưởng đến mức độ hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, mức độ thuận lợi khi trẻ vào lớp một.
Hiện nay, chương trình Giáo dục mầm non và chương trình lớp một ở tiểu học có tính liên thông kế thừa với nhau. Đây là một thuận lợi về mặt chương trình học tập cho trẻ. Đồng thời việc ban hành Thông tư 23/ 2010/ TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng là cơ sở để giáo viên nhận thức được mục tiêu cần đạt ở trẻ 5 tuổi, đánh giá được sự phát triển của trẻ giúp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một, từ đó xây dựng nội dung chăm sóc giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tại các trường Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh một số giáo viên lớp lá vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một một cách đầy đủ và chính xác. Nguyên nhân là sự thiếu nhiệt tình của giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ, chưa tâm huyết với công việc từ đó ít trau dồi kỹ năng sư phạm hay do những áp lực từ công việc: sĩ số trẻ đông, thiếu trang thiết bị dạy học, sự thiếu hợp tác từ phụ huynh... từ đó ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Vì vậy, khi bước vào lớp một không ít trẻ vẫn bỡ ngỡ, khó thích nghi vào hoạt động học tập, một số ít trẻ còn sợ đi học, đến trường chỉ là sự bắt buộc. Một số trẻ khác, do chỉ được tập trung rèn luyện một số kỹ năng nên mức độ phát triển các kỹ năng không đồng đều từ đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những điều này không những mang lại nỗi vất vả cho giáo viên tiểu học, nỗi e sợ của các bậc cha mẹ, mà còn làm cho cuộc sống của trẻ nặng nề hơn ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của trẻ lâu dài sau này. Điều này cho thấy thực tế chuẩn bị kỹ năng tiền học đường của một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ chỉ đạt mức trung bình so với chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Đó là lí do chúng tui tiến hành nghiên cứu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi giúp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ góp phần giúp trẻ tự tin và thuận lợi khi học lớp một ở trường tiểu học.

3
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định mức độ hình thành kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi, trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao kỹ năng tiền học đường của các em. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi.
3.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi và tìm ra
nguyên nhân thực trạng.
3.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp giúp nâng cao kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các hoạt động để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một tại một số
trường Mầm non trên địa bàn TP. HCM.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất được một số biện pháp hiệu quả giúp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chuẩn bị vào lớp một.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trong phạm vi các trường mầm non tại Tp.HCM.
6.2. Giới hạn nghiên cứu
388 trẻ 5 – 6 tuổi đang học cuối năm lớp lá tại 6 trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh.
38 giáo viên lớp Lá tại 6 trường mầm non tiến hành khảo sát trẻ.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát tại 6 trường mầm non thuộc địa bàn TP. HCM: Mầm non
Măng Non I quận 10, Mầm non Hoa Hồng Quận 8, Mầm non Nhà Bé Yêu Quận Bình Thạnh, Mầm non Hoa Hồng Quận Tân Phú, Mầm non Anh Duy quận Bình Chánh, Mầm non Tân Thông Hội huyện Củ Chi.

4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra giáo viên bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi và nguyên nhân của thực trạng.
7.2.2. Phương pháp đo nghiệm
7.2.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng toán thống kê.
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến của các chuyên gia về một tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp.
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi.
8.2.Chỉ ra thực trạng và nguyên nhân thực trạng mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi tại 6 trường mầm non thuộc địa bàn TP. HCM
8.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Bài tập đo nghiệm được xây dựng dựa trên cơ sở: - Chương trình giáo dục mầm non hiện hành
- Mục tiêu giáo dục mầm non
- Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới
Theo K.D Usinxki thời điểm bắt đầu đi học phổ thông liên quan đến việc sẵn sàng về mặt tâm lí cho hoạt động học tập. Nếu trẻ đi học quá sớm thì nhiệm vụ học tập không phù hợp, quá sức với trẻ. Điều này làm cho trẻ mất lòng tin vào bản thân và khả năng của mình, mà lòng tin đó rất cần cho mỗi công việc. Sự thiếu lòng tin này ăn sâu đến nỗi làm chậm thành tích học tập của trẻ lâu dài.
Theo L.V. Vưgotxki đối với việc dạy học cần có thời điểm tối ưu của nó, có nghĩa là khoảng thời gian thuận lợi nhất. Bỏ qua thời điểm đó dù trước hay sau đều có hại cho sự phát triển của trẻ.
Theo A.V. Daparogiet; L.A. Vengher; P.A. Côkhin; L.E. Rurôva; T.V. Taruntaeva... có thể chia vấn đề sẵn sàng cho trẻ bước vào môi trường học đường có thể chia làm hai mảng lớn: “Chung” và “Chuyên biệt”. Ở mảng sẵn sàng chung bao gồm sự sẵn sàng về thể lực, nhân cách, trí tuệ. Ở mảng sẵn sàng chuyên biệt, sự chuẩn bị để lĩnh hội những môn học của trường phổ thông đảm bảo cho trẻ những kĩ năng đầu tiên của việc đọc, viết, làm toán và cả sự phát triển chung. Sự sẵn sàng về thể lực theo nghiên cứu của A.V. Daparogiet; M.IU. Kixchiacôvxcôi; N.T. Têrêcôvô nên hiểu là tình trạng sức khỏe, sự phát triển các tố chất vận động, khả năng điều khiển các cơ nhỏ, khả năng lao động của cơ thể và trí óc. Sự sẵn sàng về nhân cách theo nghiên cứu của R.C. Bure; T.A. Rêpinôi; G.G. Kravsôva; R.B. Xterkinôi; T.V. Antônôvôi thể hiện ở sự chủ định của hành vi, trong sự hình thành giao tiếp, trong sự đánh giá và động cơ học tập thể hiện ở sự tích cực, sự số sắng giải quyết những nhiệm vụ chung, ở nhu cầu giúp đỡ bạn bè, tính kỉ luật, kĩ năng tuân theo các quy chế, ở việc xuất hiện tính bền vững, tính cố gắng.
Sự sẵn sàng về trí tuệ theo nghiên cứu của A.V. Daparogiet; L.A. Vengher; P.A. Côkhin; N.N. Pôđiakôv; Paramônôva biểu hiện ở sự hình thành tư duy hình ảnh, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, cơ sở của tư duy ngôn ngữ logic và ngay cả sự lĩnh hội những cách hoạt động nhận thức (kĩ năng phân loại, khái quát hóa,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
M Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá Luận văn Kinh tế 0
B Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng đào tạo phát triển tại công ty cổ phần xây lắp điện Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Biện pháp mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ở nước ta trong tiêu thụ sản phẩm của doanh ng Công nghệ thông tin 0
M Biện pháp chủ yếu nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại công ty dệt Công nghệ thông tin 0
B Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn ở chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát Công nghệ thông tin 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Phát Lộc Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top