daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 5
Bảo dưỡng hệ trục và chân vịt
5.1 Kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục
Người ta tiến hành kiểm tra sơ bộ trạng thái kỹ thuật hiện tại của hệ trục ngay sau khi đưa tàu vào nhà máy sửa chữa.
Việc kiểm tra sơ bộ này càng chính xác thì chất lượng (kết qủa) sửa chữa càng cao. Kiểm tra sơ bộ trạng thái kỹ thuật hiện tại (TTKT) của hệ trục là:
- Kiểm tra (phát hiện) độ mài mòn của cổ trục, bạc trục.
- Kiểm tra (xác định) độ lệch tâm của hệ trụcv còn sau khi đưa tàu lên đà người ta tiến hành những công việc sau:
+ Dò tìm hư hỏng của chân vịt ;
+ Dò tìm hư hỏng của trục chân vịt;
+ Dò tìm hư hỏng của ống bao trục chân vịt;
+ Dò tìm hư hỏng của ổ đỡ trục chân vịt.
(Một số công việc này cũng có thể tiến hành khi tàu còn ở dưới nước, nếu nhà máy sửa chữa có thợ lặn chuyên nghiệp và các thiết bị chuyên dùng).
Sau đó thì tiến hành sửa chữa hay thay thế nếu thấy cần thiết và lắp ráp lại hoàn chỉnh, tiến hành thử theo yêu cầu trước khi hạ thuỷ, nếu hệ thống này không đảm bảo chất lượng thì bắt buộc phải đưa tàu lên đà để sữa chữa lại.
5.1.1 Những công việc khi tiến hành kiểm tra sơ bộ trạng thái kỹ thuật hệ trục
- Quan sát bên ngoài hệ trục.
- Kiểm tra độ đảo của các cổ trục và các mặt bích.
- Kiểm tra khe hở hướng kính giữa bạc trục và cổ trục.
- Kiểm tra độ tiếp xúc giữa cổ trục và nửa dưới của bạc trục.
- Kiểm tra (xác định) độ gãy và độ dịch chuyển của các đoạn trục của hệ trục (xem giải thích ở trang sau).
- Kiểm tra thiết bị phanh (hãm) hệ trục.
Nói tóm lại: Ta phải kiểm tra tất cả những chi tiết, thiết bị mà ta có thể kiểm tra lại được.
* Một số công việc chủ yếu khi kiểm tra sơ bộ ổ đỡ trục như sau
- Kiểm tra độ căng của các êcu - bulông lắp ghép, kiểm tra độ chính xác của các căn phía dưới ổ đỡ, kiểm tra độ khít giữa các mặt êcu, bu lông với mặt tiếp xúc tương ứng của nó. (Độ căng của bulông kiểm tra bằng cà lê lực, độ khít của êcu kiểm tra bằng thước lá).
- Kiểm tra độ đảo của các ổ trục và các mặt bích. Độ đảo đo bằng đồng hồ so dò, con chạy của đồng hồ được lắp tì vào cổ trục hay mặt bích sau đó via trục rồi đọc độ nhảy của kim đồng hồ.
- Đo khe hở hướng kính trong các ổ đỡ: Đo bằng thước lá, nếu không thể đo đựơc bằng thước lá thì đo bằng phương pháp kẹp chì.
Trị số khe hở hướng kính: tra trong lý lịch máy, hay tính theo công thức:
c = 0,001 d + 01 (mm)
Trong đó: d: Đường kính cổ trục (mm)
c: Trị số khe hở dầu (mm)
c = 0,35  0,80 mm đối với d = 100  500mm
- Góc tiếp xúc giữa cổ trục và máng lót dưới của bạc trục
 = 100  1500
- Diện tích tiếp xúc giữa cổ trục và máng lót dưới của bạc trục:  80% diện tích nửa dưới của bạc trục.
- Các vết sơn phân bố đều (3 vết / diện tích 25 x 25 mm).
Độ chính xác lắp ráp giữa má phanh và bề mặt trục: lá thép 0,1 mm không chọc được vào khi hãm.
5.1.2 Các hư hỏng và cách xác định hư hỏng chân vịt
Chân vịt bị ăn mòn, xói mòn, rạn nứt, vênh, cong mép cánh, gẫy, mẻ cánh, hỏng mặt côn, lỏng rãnh then,... nhưng chủ yếu là ăn mòn và bị xâm thực.
Xói mòn xảy ra do ma sát và va đập của dòng nước lên bề mặt cánh chân vịt, do tác dụng va đập của nước lên bề mặt cánh chân vịt, do tác dụng va đập khi ép các bọt khí xâm thực lên chân vịt.
Hư hỏng do xâm thực: Phụ thuộc vào tốc độ quay của chân vịt. Khi bị xói mòn, lớp chống ăn mòn trên bề mặt cánh bị mất đi tạo điều kiện tăng độ xói mòn. Để chống lại sự xói mòn, bề mặt của cánh phải nhẵn bóng.
Chân vịt bằng đồng thau: Bị ăn mòn trên cả bề mặt công tác. Vị trí hư hỏng hay gặp: Gần chân cánh và may ơ. Ngoài việc bị ăn mòn ra, chân vịt đồng thau còn bị biến dạng.
Việc phát hiện (xác định) hư hỏng của chân vịt chủ yếu là quan sát, đo đạc và dùng thuốc thử màu.
5.1.3 Các hư hỏng và cách xác định hư hỏng hệ trục
- Hư hỏng chính của trục trung gian: Các trục bị mài mòn, ăn mòn, gờ, xước, mặt bích bị biến dạng, hỏng lỗ lắp bulông, trục bị cong, rạn nứt hay gãy...
- Hư hỏng của trục chặn: Ngoài những hư hỏng trên, trục chặn còn bị mài mòn vành chặn, bề mặt làm việc của vành chặn không vuông góc với đường tâm trục...
- Hư hỏng của trục chân vịt: Ngoài những hư hỏng giống như trục trung gian, trục chân vit còn hư hỏng ren đầu trục lỏng ống bao, lỏng then, hỏng mặt côn, nứt hay gãy phần chuyển tiếp từ mặt côn sang mặt trục...
Để xác định tình trạng kỹ thuật hiện tại của trục ta phải quan sát và đo đạc.
Mỗi ổ trục, đo 3 vị trí: Mũi - Giữa - Lái, tại mỗi vị trí này đo theo hai hướng vuông góc với nhau, kết quả đo được ghi vào bảng.
Độ côn và độ elíp cho phép của cổ trục như sau:
- Với trục trung gian có  = 120 - 500 mm
 Côn  = 0,25  0,050 mm.m
 Elíp  = 0,25  0,045 mm
- Với trục chân vịt có cùng đường kính như trên:
 Côn  = 0,04  0,07 mm/m
 Elíp  = 0,03  0,06 mm
Ghi chú:
Với trục chặn đưa lên máy tiện để kiểm tra vành chặn (Dùng đồng hồ so dò để kiểm tra độ đảo, dùng panme để kiểm tra độ mài mòn.
Êcu hãm chân vịt: Phải vặn được dễ dàng, ren phải sạch và không bị đứt, khi vặn chặt để hãm chân vịt thì mặt tiếp xúc giữa chân vịt và êcu hãm phải tốt.
Ren trên trục chân vịt phải tốt, rãnh then không bị dập. Nếu thành bên của rãnh bị dập hay hư hỏng khác, khoảng 25% chiều dài hay 30% chiều sâu thì phải sửa chữa.
Cho phép tăng chiều rộng của rãnh then 10% so với kích thước nguyên thuỷ.
Nếu có vết nứt bề mặt trục thì phải xác định chiều dài và chiều sâu của nó, nếu ở mức độ nhỏ thì tiện đi nhưng đường kính sau khi tiện phải thoả mãn yêu cầu về độ bền, nếu sau khi tiện mà không đảm bảo độ bền thì không được tiện mà chỉ được hàn đắp.
Việc sửa chữa vết nứt ở mặt chuyển tiếp giữa mặt trụ sang mặt côn của trục chân vịt phụ thuộc vào khe hở giữa chân vịt và vỏ tàu.
Đối với ổ đỡ: Kiểm tra rạn nứt của vỏ, kiểm tra chất lượng lớp hợp kim đỡ sát, trạng thái của hợp kim đỡ sát kiểm tra bằng quan sát mặt ngoài, gõ hay bằng dầu hoả.
Chú ý:
Nếu ổ trục vì lý do nào đó bị tiện bớt thì phải đắp thêm lớp hợp kim đỡ sát vào bạc trục mặc dù bạc trục có cần sửa chữa hay không.
Trong quá trình hoạt động mặt tỳ (mặt ma sát) của ổ chặn cũng bị mài mòn, độ mòn của nó xác định bằng cách đo khe hở giữa nó và vành chặn. Thực tế yêu cầu độ dày còn lại của lớp ba bít này không được nhỏ hơn 60-65% chiều dày nguyên thuỷ.
Đối với ống bao của trục chân vịt: Người ta đo chiều dày còn lại của ống (thường là đo ở ba vị trí cho một cổ trục). Mỗi vị trí đo theo hai hướng thẳng góc với nhau, ngoài ra phải quan sát kỹ để phát hiện các vết nứt, xước, rỗ... Nếu chiều dày ống bao bị mài mòn 50% thì cần thay thế.
Nắp chụp kín nước của êcu hãm chân vịt cần quan sát và thử thuỷ lực để kiểm tra độ kín.

5.1.4 Các phương pháp kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục
Đây là công việc rất quan trọng khi tiến hành sửa chữa hệ trục. Khi đường tâm của các đoạn trục trong một hệ trục không cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói hệ trục bị lệch tâm.
Những nguyên nhân làm cho hệ trục bị lệch tâm
- Các ổ đỡ, sơ mi ống bao bị mài mòn không đều.
- Trục máy chính bị võng.
- Vỏ tàu bị biến dạng dư.
- Chất lượng sửa chữa tàu không tốt (chẳng hạn thay thế từng phần sơn, vỏ ... không đảm bảo)
- Láp ráp hệ trục không chính xác...
Có ba phương pháp để kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục:
- Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá.
- Phương pháp dùng máy đo lực để xác định tải trọng phân bố trên các gối đỡ.
- Phương pháp quang học (ánh sáng).
1- Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá (hay còn gọi là phương pháp xác định độ gãy  và độ dịch chuyển  ở các mối ghép bích của hệ trục).
Dụng cụ: Dùng thước lá và thước thẳng .
*Độ gãy tại một mối ghép bích nào đó trên hệ trục là góc tạo bởi hai đường đồng tâm của hai đoạn trục tại vị trí đó, ký hiệu là .
Tại mỗi mối ghép bích có hai độ gãy - độ gãy trên mặt phẳng đứng và độ gãy trên mặt phẳng ngang.
Đơn vị độ gãy  là mm/m.
Độ gãy được coi là dương, nếu phần rộng độ bích nối quay lên trên hay sang trái và ngược lại độ gãy được coi là âm nếu chỗ rộng bích quay xuống dưới hay sang phải.
Mặt phẳng đứng




Mặt phẳng ngang



Hình 5-1: Sơ đồ độ gãy và độ dịch chuyển tại các bích nối của hệ trục
*Độ dịch chuyển tại một mối ghép nào đó trên hệ trục là khoảng cách giữa hai đường tâm của hai đoạn trục nối tiếp nhau tại mối ghép đó, ký hiệu là . Tại mỗi mối ghép có hai độ dịch chuyển: Độ dịch chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng và độ dịch chuyển trên mặt phẳng ngang. Đơn vị của độ dịch chuyển là: mm
- Nếu đường kính hai bích bằng nhau thì  = a
- Nếu hai bích có đường kính khác nhau nhưng bích nhỏ vượt ra ngoài giới hạn bích lớn thì  = (a + b) / 2
Nếu bích nhỏ nằm trong giới hạn bích lớn thì  = (a - b) / 2

Hình 5-2: Phương pháp xác định độ gãy và độ dịch chuyển
a- Phuơng pháp xác định độ dịch chuyển; b- Phương pháp xác định độ gãy;
c- Khi bích nhỏ vượt qua ngoài bích lớn; d- Khi bích nhỏ nằm trong giới hạn bích lớn.
1- Thước thẳng, 2- Thước lá.
Những công việc cần tiến hành trước khi đo  và :
- Tháo đệm ở vách ngăn giữa buồng máy và hầm trục.
- Nới lỏng bộ làm kín ống bao trục chân vịt.
- Lắp thêm ổ đỡ lắp ráp, nếu mỗi đoan trục trung gian chỉ có một ổ đỡ (để mỗi đoan trục trung gian đều tì lên hai ổ đỡ) .
- Tháo toàn bộ bulông - êcu của tất cả mối ghép bích của hệ trục.
- Đẩy toàn bộ hệ trục lại phía sau sao cho khoảng cách giữa hai mặt bích của mỗi mối ghép bích cần kiểm tra là 1 mm (hay đã xuất hiện khe hở giữa hai đoạn trục, kể cả gờ lắp ghép).
- Dùng thước lá kiểm tra sự tiếp xúc giữa cổ trục và nửa dưới bạc trục.
- Đặt thước lên bích như hình vẽ 5-2a.
+ Độ dịch chuyển  và độ gãy  được đo tại bốn vị trí lệch nhau 900. Hay đo ở bốn vị trí sau: T,D,P,T. (trên, dưới, trái, phải).
Chú ý: Nếu tàu bị lắc ngang hay dọc thì số

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top