Download miễn phí Báo cáo Chuyến đi thực tế tại Vườn Quốc Gia Ba Vì





MỤC LỤC trang
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 2
Vườn Quốc Gia Ba Vì
1.1.Điều kiện tự nhiên 2
1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 6
Chương 2. Địa chất khu vực nghiên cứu 9
2.1.Địa tầng 9
2.2.Các yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực 10
2.3.Tài nguyên kháng sản 11
2.4.Các biểu hiện động lựu môi trường và tai biến môi trường 14
Chương 3. Đa dạng sinh học 19
3.1.Đa dạng thực vật 19
3.2.Đa dạng động vật 24
3.3.Một số khu vực bảo tồn sinh vật quí ở Ba Vì 25
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ộc 40 họ và 17 bộ. Côn trùng có 86 loài thuộc 17 họ và 9 bộ.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của khu vực khá phong phú do lượng mưa cao và thảm thực vật che phủ còn bảo toàn tốt nên hệ thống các sông suối rất phát triển . Mật độ lưới sông suối dao động 0,1 – 1,5 km/km2, theo xu thế càng xa núi Ba Vì thì mật độ càng tăng. Nhiều sông suối nhỏ đã được chặn đắp thành các đập và hồ nhân tạo phục vụ cho nông nghiệp và hoạt động du lịch.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản khu vực rất đa dạng, tuy hầu hết là các điểm quặng không có giá trị công nghiệp hay có quy mô trữ lượng nhỏ. Một số mỏ khoáng điển hình được khai thác trong vùng: sét Kaolin, Amiăng, Latẻit, cát và vật liệu xây dựng.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Ba Vì
1.2.1. Dân cư
Khu vực rừng cấm vườn quốc gia Ba Vì hầu như không có dân cư sống tập trung, nhưng ở 7 xã vùng đệm mật độ dân số tương đối cao. Theo Nguyễn Văn Trương và nnk. 1994, dân số 7 xã vùng đệm của vườn quốc gia là 42.873 người chiếm 19,8% dân số huyện Ba Vì với 3 dân tộc chính theo tỷ lệ: Kinh 51,9%, Mường 43,6%, Dao 3,37%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của vùng đệm là 2,26%. Sự phân bố dân cư theo dân tộc không đồng đều, người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì, trong khi người Kinh và người Mường phân bố tương đối trong cả 7 xã vùng đệm. ở khu vực ngoài vùng đệm dân cư chủ yếu là người Kinh.
1.2.2. Hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế của dân cư vùng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và cây hoa màu. Riêng đồng bào Dao có truyền thống du canh du cư nên đã gây ra sức ép với rừng tự nhiên. Hiện nay, một phần dân vùng đệm chuyển sang trồng rừng vầ trồng cây ăn quả. Cùng với sản xuất, dân cư địa phương các xã vùng đệm còn tham gia khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác.
Chăn nuôi là một hoạt động khác của đồng bào vùng đệm, đặc biệt là đồng bào Kinh và một số nông trường quốc doanh khác đóng trên địa bàn các xã vùng đệm. Các loại gia súc và gia cầm được chăn nuôi là bò sữa, bò thịt, dê, gia cầm và hiện đã xuất hiện một cơ sở chăn nuôi đà điểu. Bên cạnh đó một số hộ gia đình đi theo hướng nuôi ong, nuôi cá…
Hoạt động kinh tế hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi Vườn Quốc gia và vùng đệm là hoạt động và các dịch vụ du lịch. Xung quanh Vườn Quốc gia xuất hiện hàng loạt các cơ sở khai thác và làm dịch vụ du lịch như Khu Du lịch Đồng Mô, Khu du lịch Suối Hai, Khu du lịch Ao Vua…Hoạt động du lịch góp phần đáng kể tới sự sôi động của hoạt động kinh tế trong vùng. Trong tương lai, du lịch có thể trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu của VQG và vùng đệm.
Một số hoạt động công nghiệp của vùng như: chế biến nông sản, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng còn ở quy mô nhỏ.
1.2.3. Giao thông vận tải
Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì và thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thông rất thuận với nhiều vùng của đất nước. Từ trung tâm VQG có đường rải nhựa đi tới thị xã Sơn Tây và từ đó tới Hà Nội, Hà Đông và nhiều địa phương khác. Trong tương lai khi cầu Trung Hà hoàn thành, giao thông bộ nối VQG với các tỉnh phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,…) ngắn đi và thuận lợi hơn. Trong mùa khô giao thông đi lại của các xã vùng đệm cũng rất thuận lợi nhờ hệ thống đường cấp phối và đường nhựa rất phát triển.
Từ Vườn quốc gia có thể đến với các địa phương khác ở miền Bắc thông qua hệ thống đường thuỷ theo sông Đà và sông Hồng như: Phú Thọ - Việt Trì, Hoà Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, v.v…
Trong dự kiến phát triển lâu dài của khu vực, một sân bay sẽ được xây dung tại Miếu Môn, cách trung tâm khu vực khoảng 20 km.
1.2.4. Giáo dục, y tế, văn hoá, du lịch
Hệ thống giáo dục của dân cư vùng đệm nhìn chung không phát triển do đời sống kinh tế thấp, phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại khu vực Ba Vì có khá nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo như : Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Sỹ quan Phòng hoá, Trường Sỹ quan Lục quân. Nhiều cơ sở nghiên cứu như: Vườn quốc gia Ba Vì, Viện Chăn nuôi, Viện Tài nguyên Sinh vật, các cơ sở huấn luyện và nghiên cứu quân sự, cũng như các cơ sở du lịch đang góp phần thức đẩy quá trình nâng cao nhận thức văn hoá và giáo dục cho dân cư địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Hệ thống y tế và chăm sóc y tế của khu vực chủ yếu tập trung tại thị xã Sơn Tây.
Khu vực vườn quốc gia Ba Vì là một vùng có tiềm năng phát triển văn hoá đa dạng và phong phú. Đây là vùng có thể kết hợp được truyền thống và hiện đại trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của văn hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội .
Hoạt động du lịch của khu vực như vậy cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển . Các loại hình du lịch tại khu vực có thể bao gồm :
Du lịch sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên
Du lịch văn hoá
Du lịch nghỉ ngơi
Chương II
Địa chất khu vực nghiên cứU
2.1.Địa tầng
Khu vực nghiên cứu trong diện tích không rộng, nhưng có mặt các loại đá khá đa dạng về thành phần thạch học và các tuổi địa chất. Theo tuổi địa chất của các đá có mặt trong khu vực, có thể chia ra làm 4 loại :
Các đá cổ có tuổi địa chất Tiền Cambri (Protezozoi).
Các đá cổ có tuổi địa chất Đại Cổ sinh ( Paleozoi).
Các đá cổ có tuổi địa chất Đại Trung sinh ( Mezozoi ).
Các đá cổ có tuổi điạ chất Đại Tân sinh ( Kainozoi).
2.1.1 Địa tầng và đá Tiền Cambri
Trong khu vực nghiên cứu, các đá Tiền Cambri lộ ra ở rìa Tây, sát sông Đà khu vực thị xã Sơn Tây thuộc phức hệ sông Hồng có tuổi địa chất xâp xỉ 2 tỉ năm. Các đá của Proterozoi đều bị biến chất cao và có mặt ở nhiều cấu trúc nổi cao trên thế giới hiện nay như Bắc Mỹ, châu Phi, Triều Tiên và đông Bắc Trung Quốc. Các mẫu dá tại điểm lộ bị phân phiến, vò nhàu, bề mặt phân lớp đá nghiêng về phía Đông Bắc.
2.1.2. Địa tầng và đá tuổi đại cổ sinh
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, các đá tuổi Đại cổ sinh phân bố chủ yếu ở phía VQG với thay mặt duy nhất là Địa tầng Bản Điệt với tuổi tuyệt đối trên 250 triệu năm. Thành phần của đá Hệ tầng Bản Điệt là đá vôi phân lớp, đá vôi dạng khối, đá phiến xen kẹp các thấu kính đá vôi. Tại khu vực xóm Quýt, hiện tại dân địa phương đang khai thác đá amiăng trong đới tiếp xúc đá vôi và đá phun trào. Đá này có độ bền hoá học và cơ học, kích thước sợi bé chui vào màng phổi cơ thể tạo ổ sinh ung thư, viêm phổi...
Hình 2: Đá amiang
2.1.3. Địa tầng và đá Đại Trung sinh
Các đá Đại Trung sinh có mặt phong phú về loại hình và quy mô phân bố trong khu vực nghiên cứu. Chúng gồm 3 hệ tầng chính: Đá phun trào bazơ ; Đá phun trào axit, phun trào trung tính và một ít phun trào bazơ ; Đá trầm tích , trầm tích phun trào. Theo thang tuổi tuyệt đối, các đá này có tuổi tuyệt đối khoảng từ 170 đến 250 triệu năm.
Trên phần địa hình cao của núi Ba Vì như đỉnh Vua (1.298m), đỉnh Ngọc Hoa (1.180m) và đỉnh Tản Viên(1.227m) có một lớp cuội kết bazan sắp xếp định hướng theo phương
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top