bachviet_24

New Member

Download miễn phí Báo cáo Chuyến đi thực tế công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây (Địa chỉ: Ngọc Sơn - Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây)





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 0
NỘI DUNG BÁO CÁO 2
I. Bản kế hoạch chuyến đi thực tế và phân công công việc 2
1. Bản kế hoạch đi thực tế 2
2. Bản phân công công việc cho chuyến đi thực tế 3
II. Những hiểu biết về người khiếm thính 4
1. Hiểu biết về người khiếm thính 4
2. Tình hình vế số người bị khiếm thính ở Việt Nam và trên thế giới 4
3. Nguyên nhân dẫn tới bị khiếm thính 5
4. Đặc điểm tâm lý ở trẻ khiếm thính 5
III. Quá trình thực hiện công tác xã hội 5
1. Mục tiêu đề ra 5
3. Thuận lợi 6
4. Tiếp cận và khai thác thông tin từ nhóm nhân chủ 6
5. Nhận diện vấn đề 13
IV. Giải pháp 17
1. Đối với nhóm thân chủ là 12 bé sơ sinh 17
2. Đối với các thân chủ là 66 em khiếm thính 17
3. Đối với 6 em biết nói 17
V. Lượng giá 18
1. Những điều đã làm được 18
2. Nguyên nhân 18
3. Những điều chưa làm được 18
4. Nguyên nhân 18
KẾT LUẬN 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Báo cáo chuyến đi thực tế công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây (Địa chỉ: Ngọc Sơn - Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây)
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay măc dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa.
Tuy vậy ngày nay trong xã hội hiện đại Công tác xã hội đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội.
Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vi trí, địa vị, vai trò của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Đối tượng phục vụ - thân chủ của Công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên Công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay “ các thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “Công tác xã hội tuy là một ngành khoa hoc mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc.”
Chúng tui những sinh viên năm thứ nhất chuyên nghành Công tác xã hội trường Đại học Khoa Học Xã Hội& Nhân Văn được trang bị những lý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành Công tác xã hội và hơn hết được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo. Chúng tui đã quyết định tổ chức chuyến đi thực tế tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây để có thể “Học đi đôi với hành”, những lý thuyết, phương pháp, kỹ năng đã được học của ngành Công tác xã hội.
Chúng tui xin chân thành Thank Ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ chúng tui trong chuyến đi thực tế này!
Chúng tui cũng xin được gửi lời Thank chân thành nhất tới thầy giáo người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt chúng tui bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời làm nhân viên Công tác xã hội!
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Bản kế hoạch chuyến đi thực tế và phân công công việc
1. Bản kế hoạch đi thực tế
Ngay từ khi thành lập nhóm, tức là ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tui đã xác định và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ năng, những phương pháp của ngành Công tác xã hội. Sau một quá trình học tập dưới sự chỉ bảo của thầy Lê Văn Phú và yêu cầu của môn học chúng tui quyết định tổ chức đi thực tế xuống địa bàn để có thể nắm bắt được những vấn đề mà thân chủ gặp phải trong cuộc sống.
Bản kế hoạch chuyến đi thực tế tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây
- Thời gian dự kiến tiến hành đi thực tế: Tháng 4-2008
- Địa điểm tiến hành thực tế: Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Tây - Chúc Sơn - Chương Mỹ- Hà Tây.
- Liên hệ với ban giám đốc: Ngày 18-4-2008
- Thời gian đi xuống địa bàn: Ngày 18 và 19-4 -2008
- Thời gian khởi hành đi xuống địa bàn:
+ 15h ngày 18- 4-2008(Định, Liên, Minh, Tuấn)
+ 7h ngày 19- 4-2008( cả nhóm)
- Thời gian kết thúc, dời địa bàn về trường: 17h( cả hai ngày18 và 19- 4- 2008)
- Các thành viên nhóm kiểm tra lại kiến thức, phương pháp kỹ năng trước khi xuống địa bàn.
- Các thành viên chuẩn bị trang thiết bị , phương tiện chuẩn bị cho chuyến đi.
- Bộ phận kỹ thuât kiểm tra lại trang thiết bị máy móc.
- Bộ phận hậu cần chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi.
- Bộ phận liên hệ và đi tiền trạm tìm hiểu khái quát về Trung tâm.
- Phân công công việc cụ thể của từng thành viên.
- Các thành viên trong nhóm tìm hiểu thông tin, đặc điểm tâm lý của người khiếm thính thông qua báo, đài, mạng Internet.
- Các thành viên tìm các trò chơi giành cho trẻ em khiếm thính để có thể tổ chức trò chơi, tiếp xúc với thân chủ khi xuống địa bàn.
- Xác định mục tiêu cụ thể của chuyến đi.
2. Bản phân công công việc cho chuyến đi thực tế
Họ và tên
Công việc
Nguyễn Thị Định
Đặt vấn đè với Ban giám đốc, chuẩn bị thiết bị, khai thác thông tin từ thân chủ
Đoàn Thị Phương Liên
Liên hệ địa điểm đi thực tế, đặt vấn đề với Ban giám đốc, khai thác thông tin từ thân chủ
Đỗ Thị Linh
Hậu cần, tiếp xúc khai thác thông tin từ thân chủ
Bùi Thanh Minh
Đặt vấn đề với Ban giám đốc, ghi hình, thu thập thông tin
Phùng thị Mơ
Chuẩn bị thiết bị, tiếp xúc khai thác thông tin từ thân chủ
Trần Thị Nhung
Tiếp xúc, khai thác thông tin từ thân chủ
Đỗ Hồng Quân
Ghi hình, tiếp xúc , khai thác thông tin từ thân chủ
Nguyễn Văn Tuấn
Đặt vấn đề với Ban giám đốc, ghi hình, thu thập thông tin về thân chủ
Cụ thể theo từng nhóm thân chủ như sau:
Nhóm
Thành viên phụ trách
Công việc
6 em nói được
Mơ, Minh
Mơ, Minh cùng khai thác thông tin. Minh ghi hình
12 em sơ sinh
Linh, Tuấn
Linh,Tuấn khai thác thông tin. Tuấn ghi hình
66 em khiếm thính
Định, Liên, Nhung, Quân
Đinh, Liên, Nhung, Quân khai thac thông tin. Quân ghi hình
Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau trong công việc
II. Những hiểu biết về người khiếm thính
1. Hiểu biết về người khiếm thính
Trong các từ điển phổ thông khiếm thính được gọi là điếc, được hiểu là mất thình giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hay giảm sút nhiều về mặt thính giác nghe không rõ.
Có 3 loại suy giảm thính lực:
+ Điếc cảm nhận: Xảy ra khi tai trong của bạn bị tổn thương do quá trình lão hoá tự nhiên hay do sự thoái hoá dây thần kinh dẫn từ tai trong đến não.
+ Điếc dẫn truyền: Xảy ra do sự tổn thương của các chuỗi xương con hay màng nhĩ truyền âm thanh từ tai ngoài qua tai giữa vào tai trong.
+ Điếc hỗn hợp: Do sự suy giảm bộ thần kinh cảm nhận và đường truyền.
2. Tình hình vế số người bị khiếm thính ở Việt Nam và trên thế giới
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2000 trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu người bị khiếm thính chiếm 4,2 % dân số thế giới. WHO cũng ước tính số người bị khiếm thính trên 14 tuổi ở Đông Nam Á là 63 triệu người một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ.
Ở Việt Nam Trung tâm Tai mũi họng TPHCM và Viện Tai Mũi Họng thực hiện điều tra về “Bệnh Tai nghe kém” ở 6 tỉnh trên cả nước. Kết quả tỷ lệ người khiếm thính vào khoảng 6% tức là cứ 100 người thì có 6 người bị khiếm thính.
3. Nguyên nhân dẫn tới bị khiếm thính
Người bị khiếm thính có rất nhiều nguyên nhân và trong đó có một số nguyên nhân sau:
+ Do di truyền, bẩm sinh (từ khi mẹ mang thai, cha mẹ nhiễm độc,...).
+ Khi bà mẹ mang thai bị sởi, bệnh truyền qua đường tình dục, hay dùng thuốc có hại cho tai của trẻ trong thời kỳ mang thai và khi sinh.
+ Những khó khăn trong khi sinh và ngay sau khi sinh: sinh non, thiếu tháng, khó sinh hay trẻ bị ngạt hay vàng da.
+ Ngoài ra khiếm thính còn do chịu tác động của các nguyên nhân sau: các bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, các bệnh nhiễm trùng tai, tiếng ồn, tai nạn, tuổi già, tai có dịch.
4. Đặc điểm tâm lý ở trẻ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top