qthai_drt

New Member

Download miễn phí Bài tập môn triết học





Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận
-Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức và muốn đạt hiệu
quả nhất thiết phải có lý luận soi đường. Nhờ có lý luận, hoạt động thực tiễn
của con người mới trở thành tự giác, có hiệu quả và đạt được mục đích
mong muốn.
-Lý luận giúp con người hiểu đúng bản chất, quy luật, xu thế phát
triển của sự vật, hiện tượng, lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác
định lực lượng, phương pháp thực hiện và còn có khả năng dự báo khả năng
phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi
ro, những hạn chế, thất bại có thể có trong quá trình hoạt động. Vì vậy, thực
tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học.
-Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng sẽ biến thành hoạt động thực
tiễn của quần chúng, sẽ trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo tự
nhiên và xã hội



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

về thực tiễn của triết học Mác – Lênin:
+ Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục
đích mang tính LS - XH của con người nhằm cải tạo tự nhiên, XH và bản
thân con người.
* Hoạt động vật chất: sử dụng phương tiện vật chất tác động vào đối
tượng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo mục đích và nhu cầu của
con người.
* Tính lịch sử-xã hội: Tính xã hội - hoạt động của số đông, của xã hội
với các quan hệ xã hội cụ thể, được thực hiện trong cộng đồng, vì cộng
động, do cộng đồng; Tính lịch sử - gắn với trong không gian, thời gian cụ
thể các điều kiện, phương tiện vật chất nhất định và mục đích hoạt động cụ
thể.
+ Hoạt động thực tiễn mang tính tất yếu nhưng là tất yếu có ý thức, là
hoạt động có mục đích, có tính toán nhằm đáp ứng yêu cầu của con người và
xã hội.
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
+ Hoạt động SX VC – Dạng hoạt động cơ bản nhất và là hạt nhân của
thực tiễn.
+ Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải biến các quan hệ xã hội theo
hướng tiến bộ - Dạng hoạt động rất quan trọng của thực tiễn.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học – Dạng đặc biệt của thực tiễn.
- Chức năng của thực tiễn: cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo con
người.
Phạm trù lý luận
- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản
ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng.
- Lý luận là kết quả của quá trình nhận thức, đó là quá trình đi từ nhận
thức cảm tính đến nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức
LL và qua đó hình thành nên những lý thuyết và giả thuyết LL. Lý luận là
kết quả của quá trình phát triển cao của nhận thức, là hệ thống tri thức chân
thực về thế giới, về những mối liên hệ bản chất, quy luật của tự nhiên và xã
hội. Giả thuyết là tri thức giả định mà tính chân thực của tri thức chưa được
xác nhận, mới chỉ là tri thức có tính xác xuất, có thể đúng, sai.
- Chức năng của lý luận: Phản ánh thế giới KQ và phục vụ hoạt động
thực tiễn.
Các cấp độ của lý luận
- Lý luận ngành: lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát
triển của một chuyên ngành nào đó, đóng vai trò cơ sở để sáng tạo tri thức
và là phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó.
- Lý luận triết học: Hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới
và con người, là thế giới quan và PPL nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người.
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VÀ
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
- Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận;
lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn.
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức của lý luận:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Thực tiễn sáng tạo ra con người –
chủ thể của nhận thức, thực tiễn làm bộc lộ những thuộc tính vốn có của thế
giới, thực tiễn làm nảy sinh các khoa học.
+ Những tri thức được khái quát thành lý luận đều xuất phát từ kết quả
hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua kết quả thành bại của thực
tiễn, con người phân tích cấu truc,tính chất cũng như các mối quan hệ của
các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận.
+ Qua trình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để bổ xung và điều chỉnh
những lý luận đã được khái quát.
+ Hoạt động thực tiễn làm náy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá
trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết.
- Thực tiễn là động lực của lý luận:
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu nhiệm vụ cho nhận thức và lý luận, thúc đẩy
nhận thức, lý luận phát triển.
+ Thực tiễn làm nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải phát triển lý
luận thì mới giải quyết được.
+ Thực tiễn trang bị cho hoạt động thực tiễn những phương tiện kỹ
thuật ngày càng tinh vi, hiện đại, qua đó thúc đẩy nhận thức lý luận phát
triển.
- Thực tiễn là mục đích của lý luận:
+ Nhận thức, lý luận không có mục đích tự thân mà mục đích của nó
là phục vụ thực tiễn, phục vụ cuộc sống của con người.
+ Tự thân lý luận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của con người. Nhu cầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn.
Mục đích của lý luận là phục vụ hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, XH
theo mục đích của con người, vì lợi ích của con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận:
+ Các quan điểm sai lầm:
* Tôn giáo: điều gì được nhiều người tin theo là chân lý (tiêu chuẩn là
niềm tin)
* Xôcrat: cái gì được thống nhất với nhau thông qua tranh luận thì đó
là chân lý (đặc tính của tư duy)
*R.Đề các: chân lý là những gì rõ ràng, không gây nghi ngờ (tính
lôgic của TD)
* Chủ nghĩa thực chứng: Kinh nghiệm cảm tính, quan sát và thực
nghiệm khoa học là tiêu chuẩn kiểm tra một mệnh đề chân thực hay giả dối.
* CN thực dụng: Cái gì đem lại công dụng, lợi ích, hiệu quả thực tế là
chân lý.
+ Quan điểm của CNDVBC: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý (đây
là ngyên lý khoa học không ai có thể bác bỏ).
* Tính chân lý của lý luận là sự phù hợp của tri thức lý luận với hiện
thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Mọi lý luận phải thông qua
thực tiễn kiểm nghiệm, thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ
được bổ xung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp
với thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ xung hay nhận thức lại.
* Tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý vừa có tính tuyệt đối – tính xác
định (tiêu chuẩn duy nhất và tối cao) vừa có tính tương đối – tính không xác
định (do tính lịch sử và sự biến đổi không ngừng của thực tiễn). Leenin: “Dĩ
nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn xét về thực chất không bao
giờ có thể xác nhận hay bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó
của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa. Tiêu chuẩn đó cũng
khá “không xác định” để không cho phép các hiểu biết của con người trở
thành một cái “tuyệt đối”; đồng thời cũng khá xác định để có thể tiến hành
đấu tranh quyết liệt chống tất cả các thứ chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri”
* Chú ý: không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý. Thực
tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi nó đạt đến tính toàn vẹn của nó. Đó
là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hóa.
Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, nếu lý luận chỉ khái quát
một giai đoạn nào đó, một bộ phận nào đó của thực tiễn thì lý luận vẫn có
thể xa rời thực tiễn. Do đó, chỉ những lý luận nào phản ánh được tính toàn
vẹn của thực tiễn thì mới đạt tới chân lý (có thể liên hệ sự thăng trầm của
CNXH để minh họa).
-...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top