Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
L.Tolstoy là nhà văn vĩ đại của nền văn học nhân loại. Sự nghiệp sáng tạo
của ông để lại cho di sản văn học thế giới nhiều tác phẩm đồ sộ. Việc tiếp nhận
các tác phẩm của nhà văn diễn ra rất sớm. Bên cạnh việc đọc rộng rãi, nghiên
cứu chuyên sâu dưới góc độ văn học, tác phẩm của L.Tolstoy còn trở thành đối
tượng thông diễn của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu và
điện ảnh. Trong nghiên cứu phê bình văn học, trên thế giới, trước hết ở Nga, đã xuất
hiện phân khúc Tolstoy học chuyên nghiên cứu về tiểu sử và sáng tác của ông.
Cũng như nhiều tác gia khác, việc tiếp tục nghiên cứu về đại văn hào này
chưa bao giờ hoàn tất, đặc biệt là với các tác phẩm chứa nhiều giá trị, những vấn
đề cách đây hơn một thế kỷ nhưng không hề cũ ở thời đại chúng ta. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Trường Lịch – người luôn say mê và dành nhiều tâm huyết nghiên
cứu về thiên tài L.Tolstoy thừa nhận: “Lev Tônxtui là một đỉnh cao chưa thể
vươn tới. Lev Tônxtui không bao giờ cổ cả” [43]. “Hành trình đi tìm Tolstoy” có
nhiều hướng, phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong sự đọc không bao giờ
ngừng lại ấy, chúng tui cũng nằm trong số những người mong muốn tham gia
vào cuộc “hành trình”. Năm 2010, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu cái vô thức
trong Anna Karenina của chúng tui đã đưa ra cách đọc từ góc độ phân tâm học.
Và Anna Karenina vẫn là “sự quyến rũ vĩnh cửu” [29]. Trong luận văn này,
chúng tui muốn tiếp cận cuốn tiểu thuyết ở một góc độ khác: Anna Karenina từ
tiểu thuyết sang phim qua cách nhìn thông diễn học.
Thông qua nghiên cứu trường hợp việc chuyển thể điện ảnh như là một
phương án thông diễn tác phẩm văn học ta có thể: một mặt, hình dung được
những đặc điểm và cơ chế tương tác giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và
điện ảnh, quyền sáng tạo của nhà làm phim cũng như tác động của bối cảnh xã
hội – lịch sử, văn hóa – nghệ thuật đối với việc chuyển thể điện ảnh trong từng
thời kì lịch sử khác nhau; mặt khác, thấy được những hiện tượng và phương diện
của thực tiễn văn hóa hiện đại. Thêm vào đó là việc mở rộng và bổ sung tư liệu
cho việc giảng dạy và nghiên cứu về L.Tolstoy nói chung, Anna Karenina nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài của chúng tui mang tính chất liên ngành, do vậy vấn đề về mối
quan hệ giữa điện ảnh và văn học nói chung, sự chuyển thể tiểu thuyết thành
phim nói riêng cũng như quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Anna Karenina cơ bản
đã có một số tài liệu bàn đến.
Ngay từ khi điện ảnh xuất hiện, giữa văn học và điện ảnh đã có mối quan
hệ cộng sinh. Văn học trở thành kho tư liệu phong phú cho kịch bản điện ảnh.
Ngược lại, âm thanh, hình ảnh sống động cũng mang lại cho các trang sách một
diện mạo, một cuộc sống mới. Theo số liệu thống kê năm 1992, có tới “85% các
tác phẩm đoạt giải Oscar phim hay nhất là các tác phẩm chuyển thể. Các tác
phẩm chuyển thể chiếm 95% các phim truyền hình ít tập và 70% các phim phát
sóng trên truyền hình theo từng tuần đã thắng giải Emmy” [12, tr.10]. Cũng theo
thống kê của tạp chí Nga Ogonick, tính đến tháng 2/2010, danh sách 10 nhà văn
có tác phẩm chuyển thể nhiều nhất như sau: “Đứng đầu là William Shakespeare
(1564 – 1646) với 768 bộ phim các loại, tiếp đó cũng là một văn hào Anh –
Charles Dickens với 287 lần sách của ông được dựng thành phim. Tiếp theo là
các nhà văn: Anton Chekhov (1860 - 1904); văn hào Pháp Alexandre Dumas
(cha, 1802 – 1870), nhà văn Mỹ Edgar Poe (1809 – 1849); Andersen (1805 –
1975); hai anh em Grim, Jacob (1785 – 1863); H.Henry (1862 – 1910)” [55].
Hơn một trăm năm qua, hầu hết các tác phẩm văn học nổi tiếng đã được
chuyển thể thành phim. Đến nay, xu thế chuyển thể các tác phẩm văn học thành
tác phẩm điện ảnh vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim. Vấn đề
chuyển thể điện ảnh, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh vẫn là đề tài thu hút
sự quan tâm của giới nghiên cứu. Cuốn Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim
(1964) của Hạ Diễn và Mao Thuẫn trình bày về quá trình cải biên tiểu thuyết
thành phim, vai trò của người chuyển thể cũng như mối quan hệ giữa các khâu
trong sản xuất phim. Ở Nga, cuốn sách sớm nhất là Văn học với điện ảnh (1964)
của nhóm tác giả I.Vaishep, M.Rom, I.Khaypitxo (Mai Hồng dịch, NXB Văn
học) trình bày một số vấn đề lí luận của văn học với điện ảnh, tác giả Gorki với
các sáng tác viết truyện phim, phương pháp biểu hiện, chất văn xuôi trong truyện
phim...Tiếp đó là cuốn Tiết diện vàng màn ảnh (1986) của X.Freilich (Phạm Huy
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top