betty_nguyen

New Member

Download miễn phí Luận văn Xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước





MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6
1.1. Quan điểm mácxít về giai cấp công nhân 6
1.2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam 11
1.3. Những nhân tố tác động đến xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội 14
Chương 2: XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI KỲ HIỆN NAY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 37
2.1. Xu hướng biến động của giai cấp công nhân hành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 37
2.2. Một số giải pháp để phát triển, nâng cao vai trò của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội thời gian tới. 72
 
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn. (bảng 2.3)
Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính: người
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
416.181
441.996
447.568
480.340
504.800
Nguồn: [3, tr.26, 27]
So sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước của thành phố Hà Nội với một số thành phố khác cho thấy số công nhân, lao động trong khu vực nhà nước của Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao(12,17%)
Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội và một số thành phố khác
Đơn vị tính: nghìn người
Toàn quốc
Hà Nội
TP.HCM
Hải Phòng
Dân số trung bình
82069,8
3082,8
6063,0
1772,5
LĐ đang làm việc trong khu vực Nhà nước
4141,9
504,8
133,2
111,4
Nguồn:[3, tr.35]
Sở dĩ có số công nhân làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao (12,17%) là vì có một số công ty của Nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn là những công ty làm ăn phát đạt, một phần vì mặt hàng mà công ty sản xuất là những mặt hàng trọng yếu đối với nền kinh tế quốc dân nên vẫn thu hút công nhân đến làm việc. Nếu so sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước với công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy số lượng công nhân ở các doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn số công nhân làm ở khu vực ngoài nhà nước:
1. Doanh nghiệp nhà nước: 504.800 người.
2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước (HTX, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân): 308.186 người.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 39.663 người.
So sánh về số lượng và tốc độ tăng của công nhân, lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây từ năm 2000 - 2004( bảng 2.5):
Bảng 2.5: Số công nhân, lao động và tốc độ phát triển lao động trong các khu vực doanh nghiệp tại Hà Nội qua các năm
Số lao động
Tốc độ phát triển(%)
2000
2001
2002
2003
2004
2001/
2000
2002/
2001
2003/
2002
2004/
2003
Khu vực nhà nước
416181
441996
447568
480340
504800
106,2
101,2
107,3
105,0
Khu vực có vốn ĐTNN
46474
51790
54954
69599
74379
111,4
106,1
126,6
106,8
Khu vực ngoài nhà nước
130866
153840
221518
291153
308186
117,5
139,4
131,3
105,8
Nguồn:[3, tr.83, 86, 108, 121, 149]
Chỉ số trên cho thấy số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng nhưng tăng ít, thậm chí đang có có xu hướng giảm, trong khi đó, số công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
ở công ty cơ khí Hà Nội (tiền thân là Nhà máy cơ khí Hà Nội), năm 1974 có 2.570 công nhân; giai đoạn 1989 - 1993; sản xuất đình trệ, nhiều thiết bị, công cụ sản xuất ra phải bán thấp hơn giá thành sản xuất, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, số công nhân rời khỏi nhà máy (dưới nhiều hình thức) lên tới trên 1.500 người, dẫn đến số công nhân của nhà máy chỉ còn 600 - 700 người [20, tr.10].
Công ty dệt 8-3 Hà Nội (tiền thân là Nhà máy dệt 8-3) cũng gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế: năm 1985, nhà máy có 7.380 công nhân (nữ chiếm 78%); đầu năm 1991, đã giảm 1730 người; từ năm 1992 đến tháng 7/1994, tiếp tục giảm 1.235 người; đến năm 1995, công ty chỉ còn 3.717 người, trong đó tuyển mới 274 người. [20, tr.10]
Có nhiều nguyên nhân làm cho số lượng công nhân, lao động trong các DNNN giảm đi trong đó có nguyên nhân cơ bản là do một thời kỳ dài các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nên phải giải thể, tiến hành sắp xếp lại nên công nhân ra khỏi nhà máy, xí nghiệp nhà nước chuyển sang làm ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì lý do đó mà số lượng công nhân liên tục có sự biến đổi
- Sự chuyển dịch của công nhân, lao động theo cơ cấu ngành nghề:
Nếu tính từ năm 1995 đến năm 2004, cơ cấu lao động ở Hà Nội đã có sự chuyển dịch lớn.
+ Sự chuyển dịch có hướng tăng lên của công nhân, lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: từ 21,92% năm 1995, lên 24,46% năm 2000 và 29,32% năm 2004.
+ Sự chuyển dịch của công nhân, lao động trong toàn ngành thương mại - dịch vụ tăng lên: từ 37,99% năm 1995 lên 45,36% năm 2000 và 50,62% năm 2004.
+ Xu hướng giảm xuống của công nhân, lao động trong nông nghiệp: từ 40,09% năm 1995 xuống còn 30,18% năm 2000 và 20,06% năm 2004 [21, tr.1].
Còn lại, công nhân, lao động đang có xu hướng giảm ở xuống ở ngành khai thác mỏ và một số ngành sản xuất trực tiếp.
Một số ngành công nghiệp then chốt trước đây như: Công nghiệp khai thác, cơ khí, luyện kim, chế tạo máy…thu hút nhiều công nhân, nhưng hiện nay đang gặp khó khăn về công nghệ, thị trường tiêu thụ, vốn sản xuất. Do vậy, đội ngũ công nhân các ngành này không tăng và có xu hướng giảm xuống trong 10 - 15 năm tới. Trong khi đó, một số ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ, thương nghiệp, số lượng công nhân liên tục tăng. Chỉ tính riêng lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở các ngành này đã là: Công nghiệp chế biến: 111488 trong tổng số 504800 công nhân; xây dựng 144254 trong tổng số 504800 công nhân; Thương nghiệp 48655 trong tổng số 504800 công nhân. Sở dĩ số lượng công nhân ở những ngành này tăng lên là công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm, đồ uống; sản xuất trang phục; đồ da, giầy, dép, chế biến gỗ…) chủ yếu phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc ngành này làm ăn có hiệu quả, thu nhập của công nhân cao.
Đối với ngành xây dựng, do tốc độ đô thị hoá nhanh nên yêu cầu xây dựng lớn, nhiều doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản (nhà ở, giao thông, thoát nước, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…). Ngoài ra, một số ngành, lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: tin học, điện tử, bưu chính viễn thông…cũng phát triển mạnh. Do vậy, số công nhân trong các ngành này có tốc độ tăng tương đối nhanh.
- Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân.
Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân Hà Nội trong 5 năm qua có chiều hướng tăng, mặc dù khu vực doanh nghiệp nhà nước việc làm của công nhân Hà Nội ổn định hơn. Theo kết quả điều tra về tình hình việc làm và tiền lương của công nhân cho thấy tỷ lệ công nhân có việc làm ổn định còn thấp. Điều này cũng phản ánh xu hướng biến động về sự thay đổi nghề nghiệp, địa bàn làm việc của đội ngũ công nhân.
Bảng 2.6: Tình hình việc làm và tiền lương của công nhân trong các doanh nghiệp ở Hà Nội
Đơn vị tính: %
Phương án trả lời
Đơn vị
ổn định
Tương đối ổn định
Theo thời vụ
Trả lời
Nghỉ việc thường xuyên
Trả lời
TCTĐT và phát triển nhà Hà Nội
45
50
5
0
TCT xây dựng công trình GT 8
44
50
5
1
Công ty VPP Hồng Hà
30
56,7
13,3
0
Công ty Thiết bị đo điện
85
15
0
0
Cty Bóng đèn phích nước Rạng Đông
82
18
0
0
Công ty may 10
58
38
4
0
Công ty cơ khí Hà Nội
18
68
10
2
Công ty Dệt may Hà Nội
46
52
4
0
Điện lực Hà Nội
46
54
0
0
Tổng số:
48
47
4,6
0,4
Nguồn:[1, tr.3]
Theo báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội thì trong những năm từ 1998 - 2004 ở thành phố đã sắp xếp, ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của lượng khách du lịch (xu thế và thời vụ) Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh Điện Biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối t Khoa học Tự nhiên 3
H Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ định hướng phát triển đô thị quận Hồng Khoa học Tự nhiên 0
M Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụn Khoa học Tự nhiên 0
T Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất Khoa học Tự nhiên 0
H Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 3
H Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 phục vụ định hướng khai t Khoa học Tự nhiên 0
L Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 phục vụ định hướng quy ho Khoa học Tự nhiên 0
X Nghiên cứu phương pháp biến đổi bề mặt thanh dao động hướng đến ứng dụng làm cảm biến phát hiện chỉ Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top