daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với nghe và nói, đọc và viết là những kĩ năng ngôn ngữ cần được chú ý
rèn luyện, phát triển trong mọi hoạt động của con người. Vì thế, việc rèn luyện hai kĩ
năng này ngay từ cấp Tiểu học nói chung và lớp Ba nói riêng là rất quan trọng. Đề cập
đến nhiệm vụ rèn các kĩ năng ngôn ngữ nói chung và kĩ năng đọc, viết nói riêng, trong
chương trình giáo dục bậc Tiểu học, đây là nhiệm vụ chính của môn Tiếng Việt, môn
học có tính thực hành, ứng dụng và tích hợp cao.
Bàn về vấn đề dạy học tích hợp, có thể nói, trong thời đại ngày nay, đây là xu
thế ngày càng thiết yếu của quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh (HS). Đặc biệt,
đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng chương trình giáo dục
phổ thông Việt Nam sau năm 2015 trên cơ sở tăng cường tích hợp để hình thành năng
lực tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS. Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, sự phối
hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học, các tài liệu dạy học, sự vận dụng linh
hoạt các phương pháp tích hợp là rất quan trọng. Như vậy, có thể thấy rằng, việc xây
dựng chương trình tích hợp, xây dựng tài liệu dạy học dựa trên nền tảng của một
chương trình tích hợp nhằm tăng cường năng lực liên môn cho HS, tạo điều kiện cho
các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo là một
việc làm quan trọng và cấp thiết.
Ở bậc tiểu học, cùng với các môn học khác, chương trình, sách giáo khoa
(SGK) môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) cũng được cấu trúc theo quan điểm tích
hợp, thể hiện trên ba phương diện: tích hợp kiến thức tự nhiên và xã hội; tích hợp
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học; tích hợp trong việc hình thành
và phát triển các kĩ năng khác nhau cho HS tiểu học. Đồng hành với sách giáo khoa,
vở bài tập Tự nhiên và Xã hội (VBTTN&XH) là nguồn tài liệu phù hợp nhằm giúp HS
thực hiện các hoạt động học tập độc lập và đa dạng trong các tiết học để rèn luyện các
kĩ năng học tập, thực hành, củng cố và khắc sâu kiến thức. Xét trên bình diện chung về
chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được, SGK và VBTTN&XH đã chuyển tải khá tốt nội
dung kiến thức và giúp HS phát triển năng lực bản thân thông qua việc học tập môn
TN&XH. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ - nhiệm vụ
chính của môn Tiếng Việt, mà cụ thể hơn, đề tài này xin xét đến kĩ năng đọc, kĩ năng
viết, VBTTN&XH vẫn chưa được thiết kế trên cơ sở chú trọng tích hợp rèn luyện
thêm hai kĩ năng này nhằm phối hợp với môn Tiếng Việt trong việc hình thành, phát
triển kĩ năng ngôn ngữ cho HS.
Như đã đề cập phía trên, trong chương trình học tập cấp Tiểu học, môn Tiếng
Việt giữ vai trò chủ yếu nhất đối với việc hình thành, phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho
trẻ. Chương trình Tiếng Việt lớp Ba là giai đoạn “chuyển mình” quan trọng nhằm củng
cố cho HS những kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã học ở lớp 1, 2 (giai đoạn HS tư duy
trực quan hình ảnh) và trang bị những kiến thức, kĩ năng cao hơn, cần thiết cho việc
học tập Tiếng Việt ở lớp 4, 5 (giai đoạn HS tư duy trực quan trừu tượng). Vì thế, có
thể nói nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp Ba nói riêng
là không hề nhẹ. Tuy vậy, những nhà giáo dục, nhà sư phạm không nên xem đây chỉ là
nhiệm vụ của riêng môn Tiếng Việt mà cần xem nó như một nhiệm vụ không thể tách
rời các môn học khác mà TN&XH là một ví dụ. Do đó, nếu thực hiện được việc tích
hợp kĩ năng đọc, viết thông qua hệ thống bài tập môn TN&XH ngay trong giai đoạn
này thì trẻ sẽ có một tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng đọc, viết sau này.
Theo tìm hiểu của người thực hiện, các nghiên cứu ở Việt Nam về tích hợp
trong môn TN&XH chủ yếu nêu lên quan điểm tích hợp và việc vận dụng nó trong vấn
đề xây dựng chương trình theo hướng: tích hợp kiến thức của một số ngành khoa học,
tích hợp bồi dưỡng kĩ năng sống, tư tưởng, lối sống đạo đức cho trẻ vào chương trình
môn TN&XH, chứ chưa tìm hiểu việc tích hợp rèn các kĩ năng ngôn ngữ thông qua hệ
thống bài tập. Trong khi đó, trên thế giới, vấn đề này được đề cập khá nhiều. Tuy
nhiên, hầu hết các tài liệu, công trình lại tập trung nghiên cứu việc tích hợp rèn kĩ năng
đọc, viết cho trẻ thông qua môn “Science (1)” ở các lớp 4, 5 và các lớp cao hơn.
Chương trình “Science A - Z” ( ) chỉ tập trung thiết kế các
bài tập khoa học giới hạn trong bốn chủ đề nhỏ “Đời sống, Trái Đất, Vật lý, Tiến
trình” (Life, Earth, Physical, Process). Chương trình Hạt giống Khoa học/ Gốc rễ của
việc đọc (Seeds of Science/Roots of Reading) cung cấp các hoạt động học tập khoa
học đa dạng trong mục đích phát triển đồng thời kĩ năng đọc, viết và kĩ năng khoa học;
tuy nhiên, số lượng bài học ở đây chỉ giới hạn trong một vài bài cụ thể và chia theo các
nhóm lớp (nhóm lớp 2 - 3, nhóm lớp 3 - 4, nhóm lớp 4 - 5), thiếu sự phân hóa thành
một lớp cụ thể. Hơn nữa, do đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, cấu trúc chương trình môn
học, việc áp dụng các bài tập này vào chương trình giáo dục môn TN&XH3 ở Việt
Nam có sự chênh lệch và khó khăn rất lớn. Như vậy, có thể nói, hệ thống bài tập
TN&XH tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ thực tiễn trên; đồng thời, với mong muốn tìm hiểu về quan điểm
tích hợp nói chung và việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết thông qua hệ thống bài tập
TN&XH lớp Ba nói riêng, đón đầu xu hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa
theo định hướng phát triển năng lực sau 2015, để tìm kiếm, tham khảo, xây dựng và
thử nghiệm các bài tập phù hợp góp phần rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba, chúng
tui chọn đề tài “Xây dựng bài tập Tự nhiên và Xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết
cho học sinh lớp Ba” nhằm tìm hiểu và xây dựng hệ thống bài tập TN&XH3 theo
hướng tích hợp và chứng minh giả định bài tập TN&XH3 được thiết kế theo dạng tích
hợp sẽ là một nguồn tài liệu hiệu quả trong việc hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho HS
lớp Ba.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, tích hợp trở thành xu thế tất yếu trên thế giới ở mọi lĩnh vực mà giáo
dục là một yếu tố trong đó. Nói đến tích hợp trong giáo dục, các nhà nghiên cứu và
những người quan tâm có thể tìm thấy những thông tin chi tiết về vấn đề này ở tất cả
các khía cạnh: định nghĩa, nguyên nhân, cách tiếp cận, lợi ích của việc tích hợp trong
giáo dục về mặt thiết kế chương trình cũng như phương pháp dạy học ở nhiều tài liệu
và nghiên cứu của các chuyên gia, nhà giáo dục như Fan (2004), Drake & Burns
(2004), Đào Thị Hồng (2005), Cao Văn Sâm (2006), Hoàng Thị Tuyết (2012). Ngoài
ra, khi xét đến các mức độ tích hợp trong giáo dục, các tác giả Drake & Burns (2004),
Hoàng Thị Tuyết (2012) cũng trình bày ba hướng tiếp cận tích hợp và các phương án
khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp
xuyên môn. Chính sự đa dạng về các nguồn tài liệu tích hợp trong giáo dục giúp cho
người đọc có một cái nhìn đa chiều, thuận lợi cho việc lựa chọn các hướng tiếp cận xu
hướng dạy học tích hợp trong phạm vi mà người đọc quan tâm. [1, tr.27, 28], [5], [6],
[7], [9, tr. 13 - 24], [10], [18], [19].
Nằm trong hệ thống giáo dục của các quốc gia trên thế giới, việc dạy tiếng cũng
đã, đang được thực hiện theo xu hướng tích hợp với nhiều hình thức khác nhau. Và
“Language Arts (2)” được nhiều nơi lựa chọn, sử dụng linh hoạt như một mô hình tích
hợp đem lại hiệu quả cao cho việc dạy tiếng. Trong “Language Arts”, ở một góc độ
tiếp cận, kĩ năng ngôn ngữ được tích hợp vào các môn học khác. Điều này tạo điều
kiện cho HS phát triển các kĩ năng ngôn ngữ trong sự tương tác với các kiến thức khoa
học, xã hội đa dạng nhằm phát triển kĩ năng sống và khả năng tư duy, giao tiếp của các
em. Các tài liệu và nghiên cứu của Joyce, Malicky (1996), Cox (2007), O'Shaughnessy
(2001), Mildred (2008) nêu lên cái nhìn chung nhất về mô hình “Language Arts” từ
định nghĩa, đặc điểm đến cách thức và phương pháp thực hiện. Thực hiện theo mô
hình này, nhiều trang web, mà điển hình là trang , mục
“Online Language Arts Curriculum” (Chương trình “Language Arts” trực tuyến) cũng
tập trung vào việc cung cấp các bài học đa phương tiện nhằm giảng dạy, củng cố, phát
triển kiến thức về ngữ âm, độ trôi chảy, ngữ pháp, chính tả, từ vựng, đọc hiểu, ... Bên
cạnh đó, mục “Language Arts Games” (Trò chơi “Language Arts”) của các trang web
dưới dạng hoạt động khác (gắn nhãn: 7,95; lựa chọn: 7,74). Điều này phù hợp với kết
quả quan sát của người thực hiện. Cụ thể, với dạng hoạt động “gắn nhãn”, quá trình
thực nghiệm cho thấy HS hiểu nhanh yêu cầu đề bài và thực hiện khá tốt. Hầu hết bài
tập gắn nhãn đều thuộc dạng nối/viết từ phù hợp với hình minh họa và kiến thức
TN&XH trong phần bài tập này chủ yếu dừng lại ở mức tái hiện. Vì thế, HS vừa có
được sự thuận lợi về mặt tri thức khoa học (kiến thức ở mức độ đơn giản), vừa có trực
quan sinh động để thực hiện việc kết nối. Riêng về hoạt động lựa chọn, do yêu cầu của
hoạt động này không quá phức tạp, kiến thức TN&XH ở các câu này chủ yếu ở mức
tái hiện để kiểm tra kĩ năng nhận diện, nhận xét chi tiết nên HS đã thực hiện khá tốt.
Bàn về các dạng khác, có thể thấy điểm trung bình các câu hỏi dưới dạng hoạt
động tìm, viết, điền khuyết (hoàn thành bảng, hoàn thành sơ đồ, hoàn thành văn bản)
dao động trong khoảng 6,28 đến 6,83.
Về cơ bản, hoàn thành bảng và hoàn thành văn bản là những hoạt động tương
đối quen thuộc với HS. Những lỗi sai của các em ở phần này chủ yếu tập trung ở việc
nhầm lẫn, sai sót về mặt kiến thức khoa học. Trong khi đó, hoàn thành sơ đồ và tìm là
hai hoạt động khá mới mẻ với HS. Ở đây, bên cạnh kiến thức khoa học TN&XH, các
em phải có vốn từ khoa học tốt, nắm nghĩa từ theo trường nghĩa (tìm) và phải có kĩ
năng tổng hợp, xác định ý chính của bài học, tìm ra từ ngữ trọng tâm trong bài học
xoay quanh ý chính. Với những lý do đó, việc HS chưa quen thuộc để hoàn thành tốt
dạng hoạt động tìm, điền khuyết là điều có thể hiểu được. Dù vậy, quá trình thực
nghiệm cũng cho thấy các em đã có sự tiến bộ: HS đã nhìn thấy mối liên hệ giữa sơ đồ
mạng và đoạn văn điền khuyết ở vai trò hỗ trợ cho nhau: đoạn văn điền khuyết chính
là văn bản triển khai nội dung tóm tắt ở sơ đồ mạng. Thêm vào đó, các em cũng đã biết
cách trình bày thông tin theo hướng so sánh tương ứng giữa hai hay nhiều đối tượng,
biết cách thức chú ý chi tiết và dựa vào ngữ cảnh văn bản để điền từ phù hợp vào đoạn
văn còn khuyết.
Riêng về hoạt động viết, thực nghiệm cho thấy đa phần HS mất điểm ở hoạt
động trả lời câu hỏi do trả lời thiếu ý, ở hoạt động viết câu dựa trên một số từ ngữ cho
sẵn do các em chưa thực sự ý thức việc bổ sung thêm một số từ ngữ để tạo nên câu
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có thể nói, những lỗi sai trên tập trung nhiều ở lần đầu thực
hiện. Những lần sau đó các em đã có ghi nhớ và thực hiện tốt, những lỗi như trên đã
giảm. Ưu điểm của HS ở hoạt động này tập trung ở việc các em biết cách viết câu theo
cấu trúc khác cấu trúc ví dụ mà đề bài cung cấp hay viết câu phức tạp hơn để bổ sung
thông tin và tăng màu sắc cho câu bên cạnh việc. Thêm vào đó, lỗi trả lời câu hỏi
không thành câu hoàn chỉnh mà chỉ liệt kê ý cũng đã được khắc phục.
Trong các câu hỏi bài tập mà HS đã thực hiện, điểm trung bình các câu hỏi
dạng hoạt động sắp xếp ở mức thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do khi
sắp xếp câu, HS chưa chú ý đến tính logic về mặt kiến thức khoa học (lỗi sai: “Chim là
một loài dơi vì nó biết bay.”), chưa nắm được kiến thức về cái bộ phận và cái toàn thể,
cái chứa đựng và cái bị chứa đựng (lỗi sai: “Cánh của chim chỉ bao phủ lông vũ.”).
Với những lý do đó, trong thời gian sắp tới, các câu hỏi bài tập hy vọng sẽ tăng cường
hoạt động này để rèn luyện cho HS kĩ năng sắp xếp, giúp các em có ý thức về câu tốt
hơn. Thêm vào đó, ở một bước nâng cao, sắp tới, đề tài cũng hy vọng sẽ xây dựng
thêm dạng câu hỏi sắp xếp các câu theo trật tự để tạo đoạn nhằm phát triển thêm kĩ
năng đọc hiểu, kĩ năng hệ thống, kĩ năng lập dàn ý cho HS.
3.3.2.2. Về các bài đọc và hoạt động tương tác với bài đọc
Bảng 3.16. Kết quả thực hiện các câu hỏi bài đọc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top