daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
I.Tổng quan về thương mại điện tử................................................................2
II.Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới hiện nay.................3
III.Tình hình tăng trưởng thương mại điện tử của Nhật Bản.........................4
IV.Mô hình thương mại điện tử Rakuten- Website bán hàng trực tuyến lớn
nhất Nhật Bản................................................................................................5
1.Giới thiệu chung về Rakuten.......................................................................5
1.1.Hoàn cảnh ra đời.......................................................................................5
1.2.Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của công ty Rakuten............................6
1.3.Dịch vụ cung cấp.......................................................................................7
1.4.Đối tác và quá trình giao dịch....................................................................7
2.Thực trạng ứng dụng mô hình thương mại điện tử của Rakuten................8
2.1.Mô tả mô hình...........................................................................................8
2.2.cách thực hiện..............................................................................8
2.2.1Mô hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến.....................................................8
2.2.2Mô hình doanh thu....................................................................................8

2.3.Công cụ, tiện ích........................................................................................9
2.3.1Tổng quan................................................................................................9
2.3.2Giới thiệu một số tiện ích của Rakuten.......................................................9
3.Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình................................10


3.1.Thành công của mô hình.........................................................................10
3.2.Nguyên nhân thành công.........................................................................11
3.3.Bài học kinh nghiệm................................................................................11
3.4.Hạn chế và giải pháp...............................................................................12
3.4.1Hạn chế..................................................................................................12
3.4.2Giải pháp...............................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO.......................................................14


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới khoa học, kĩ thuật công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, đòi hỏi các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng phải không ngừng đổi mới để
nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, khái niệm về Thương Mại Điện Tử (TMĐT) dần
dần được mọi người quan tâm và biết đến nhiều hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều
nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, nó là công cụ hỗ trợ thương mại truyền
thông, giúp doanh nghiệp trong việc marketing và tìm kiếm khách hàng với chi phí
thấp. Xem xét ngành thương mại điện tử thế giới không thể không nhắc đến 4 cột trụ
gồm: Amazon, eBay, Alibaba và Rakuten. Trong khi Amazon, eBay là hai cột trụ
phương Tây thì Alibaba, thì Rakuten là cột đỡ phương Đông. Nhưng so với 3 gã khổng
lồ kia, Rakuten được xem là tập đoàn khá kín tiếng như tính cách của người Nhật Bản.
Chính vì vậy, em đã quyết định chọn Rakuten là doanh nghiệp bán lẻ điện tử để tìm
hiểu cho tiểu luận của mình với đề tài “ Ứng dụng mô hình thương mại điện tử của
doanh nghiệp Rakuten Nhật Bản”.


1


I.

Tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử là việc sử dụng các công nghệ mạng Internet trong các hoạt
động giao dịch thương mại.
TMĐT được chia thành các dạng:
-

B2B (Business to business): kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
trong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với

-

nhau thông qua các trang web.
B2C (Business to Customer): giao dịch giữa doanh nghiệp à khách hàng với

-

hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web.
B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà

-

nước
C2C (Customer to Cuscomer): TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu

dùng.

Mọi hoạt động của TMĐT như hoạt động giao tiếp hay tìm hiểu thông tin giữa
các công nhân viên cức trong các xí nghiệp công ty, giao dịch giữa các bạn hàng
thương mại hay các hoạt động hác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng,
thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của Nhà nước…đều sẽ được
“số hóa”. Điều này không có nghĩa là việc số hóa nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động
giao dịch truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt
động này.
TMĐT sử dụng các phương tiện kĩ thuật điện tử như: điện thoại, máy fax, truyền
hình, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu
Internet.
Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT:
-

Các hình thức hoạt động: thư tín điện tử (e-mail), thanh toán điện tử, trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi các dung liệu theo cách số hóa , bán lẻ

-

hàng hóa hữu hình
Giao dịch TMĐT:
+ Người với người: qua điện thoại, fax, thư điện tử.
+ Người với máy tính điện tử: trực tiếp hay qua các mẫu biểu điện tử và qua
Web.

2


+ Máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ thông

minh, dữ liệu mã vạch.
+ Máy tính điện tử với người: qua thư tín, fax và thư điện tử.
Những lợi ích của thương mại điện tử:
-

Phát triển hệ thống thần kinh của nền kinh tế
Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng.
Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường.
Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận “nền kinh
tế số hóa”.

II.

Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới
hiện nay.

Thương mại điện tử hiện trở nên khá sôi động tại các nước công nghiệp hóa và
trở thành xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng thương
mại điện tử sẽ là ngành phát triển phát triển nhất trong thế kỉ XXI – kỷ nguyên công nghệ
thông tin. Thương mại điện tử (E-Commerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng
cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp hơn. Internet phát triển
sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nước
trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại
điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Theo nghiên cứu, hơn 40% dân số trên thế giới đã kết nối trực tuyến. Các chuyên
gia cho rằng, bước sang năm 2016, thương mại điện tử ắt hẳn sẽ có những xu hướng rõ
rệt. Ngài Steve Fusco - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc phân phối Paypal – Bắc Mỹ
đã chia sẻ rằng: tính thương mại trong TMĐT sẽ dần mờ nhạt và không là mối bận tâm
khi các khách hàng tại Mỹ hay một số nước trên thế giới dần coi đây như một thị hiếu,
một nhu cầu thực sự để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Di động sẽ tiếp tục

là công cụ giúp cho thương mại điện tử lên ngôi trong năm 2016, chỉ bằng những thao
tác đơn giản, liền mạch trên màn hình điện thoại như việc vào ứng dụng gọi xe Uber,
nhấn nút tìm kiếm xe và hoạt động thanh toán cũng thuận tiện, nhanh chóng. Chính sự

3


tương tác này đã kéo gần khoảng cách giữa thứ mà khách hàng muốn có và khả năng
đat được nó.
Ngoài ra, ví điện tử sẽ là xu hướng tiếp theo mà các chuyên gia đoán khách
hàng quan tâm, sử dụng nhiều hơn. Việc thanh toán qua ví điện tử sẽ hỗ trợ người dùng
dễ dàng thực hiện mà không tốn thời gian, số lượng tài khoản đăng ký sử dụng đang
ngày một tăng dần. Đây là tín hiệu tốt bởi ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến là
nhân tố quyết định trong thị trường thương mại điện tử.
Trên thế giới dã có nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực thương mại
điện tử. Điển hình của mô hình này B2B chính là Alibaba. Với 2 website là
alibaba.com và Taobao.com, Alibaba của Jack Ma tạo ra những chợ điện tử và cho các
doanh nghiệp thuê các gian hàng để bán sản phẩm của họ.Điển hình của mô hình B2C
là Amazon. Một trong 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. Amazon đưa thông
tin hàng hóa của mình lên internet, khách hàng đặt hàng, Amazon giao hàng đến tận
nơi cho khách hàng. Điển hình của mô hình C2C chính là eBay.com – cùng với
Amazon là 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. EBay tạo ra một chợ “trời” để
người mua, người bán thương thảo, mua bán.

III. Tình hình tăng trưởng thương mại điện tử của Nhật Bản.
Theo báo cáo của thay mặt Z.com (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và hạ tầng
Internet của Nhật) quy mô thị trường thương mại điện tử đạt xấp xỉ 120 tỷ USD. Tốc
độ tăng trưởng trong lĩnh vực này của Nhật Bản là15%.Báo cáo cũng cho biết, chỉ số
thâm nhập của TMĐT vào thị trường bán lẻ tại Nhật là 4,7%. Mặc dù Nhật là người
dẫn đầu công nghệ ở nhiều lĩnh vực, nhưng thương mại điện tử lại đi sau phương Tây

khá xa. Người Nhật dường như thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng hơn, có thể
bởi vì họ có xu hướng lướt web bằng di động, sản phẩm không phù hợp với mua sắm
trực tuyến như máy tính (có màn hình lớn hơn). Nhưng suy thoái kinh tế những năm
gần đây đã khiến người dân Nhật ít đi lại hơn và dành nhiều thời gian hơn cho việc sử
dụng máy tính ở nhà, điều đó làm thương mại điện tử bùng phát. Thương mại điện tử ở
Nhật còn được sự hỗ trợ của các dịch vận chuyển giá rẻ, chất lượng cao thường chuyển

4


hàng khắp đất nước chỉ trong một ngày. Tiềm năng phát triển ngành thuơng mại điện tử
ở Nhật Bản là rất lớn.

IV.

Mô hình thương mại điện tử Rakuten- Website bán hàng
trực tuyến lớn nhất Nhật Bản.

1. Giới thiệu chung về Rakuten
Tập đoàn RAKUTEN – là một trong những công ty lớn nhất về ngành IT của
Nhật Bản sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ Internet. Các sản phẩm nổi tiếng của
RAKUTEN là Viber, Kobo, Viki. Ngoài ra, RAKUTEN còn là tập đoàn phức hợp trong
các lĩnh vực giao dịch thương mại điện tử, thẻ visa card, dịch vụ khách sạn trực tuyến,
chứng khoán, tiền điện tử, thể thao, truyền thông,… đồng thời mở rộng quy mô thông
qua con đường M&A. Được xếp hạng trong top e-G8 forum công ty lớn nhất về Web
Application và Internet Services, RAKUTEN đồng xếp hạng ngang với Facebook và
Google.
1.1.

Hoàn cảnh ra đời.


Năm 1997 Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật nhưng kinh doanh cũng đầy rẫy khó
khăn, nhiều công ty mở sàn mua sắm online nhưng đều thất bại thảm hại.
Hiroshi Mikitani đã thành lập công ty thương mại điện tử Rakuten Ichiba vào
tháng Hai năm 1997. Trung tâm mua sắm Rakuten bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm
1997. Vào tháng 6 năm 1999, công ty đổi tên thành Rakuten, từ tiếng Nhật rakuten có
nghĩa là lạc quan.
Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 4,6 tỷ USD với lợi nhuận hoạt động khoảng
244 triệu USD. Vào tháng 6 năm 2013, Rakuten có tổng cộng 10,351 nhân viên trên
toàn thế giới.Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu
thông qua việc mua lại và liên doanh. Việc mua lại của công ty bao gồm Buy.com (nay
là Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là Rakuten Brasil),
Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv (Tây Ban Nha) và
Kobo (Canada).Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở công ty từ Shinagawa tới khu
Tamagawa của Setagaya để hợp nhất các văn phòng tại Tokyo và để hỗ trợ tăng trưởng

5


trong tương lai.Vào ngày 16 tháng 11 năm 2016, Rakuten đã ký hợp đồng trị giá 200
triệu đô la với sự bảo trợ toàn cầu với câu lạc bộ Tây Ban Nha FC Barcelona đến năm
2020.
Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten với 6 thành viên trở
thành thương hiệu Internet nổi tiếng nhất ở Nhật Bản.
1.2.

Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của công ty Rakuten

Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung
cấp tất cả các dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để

quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch thanh toán. Mô hình này của Rakuten giúp
đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và người mua. Nhật hiện có khoảng
90 triệu người sử dụng Internet trong số 130 triệu dân, trong đó khoảng 2/3 người dùng
Internet ở nước này sử dụng Rakuten.Bán lẻ trực tuyến mặc dù phát triển nhanh nhưng
vẫn còn quá nhỏ ở Nhật với khoảng 30 tỷ USD doanh thu mỗi năm (gồm cả kinh doanh
tải nội dung số) nhưng Rakuten đã xử lý gần 1/3 tổng số giao dịch bán lẻ trực tuyến ở
quốc gia Mặt trời mọc này. Hiện nay, công ty này đang có kế hoạch mở rộng ra thị
trường nước ngoài.
Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu thông qua
việc mua lại và liên doanh. Việc mua lại của công ty bao gồm Buy.com (nay là
Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là Rakuten Brasil),
Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv (Tây Ban Nha) và
Kobo (Canada). Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở công ty từ Shinagawa tới
khu Tamagawa của Setagaya để hợp nhất các văn phòng tại Tokyo và để hỗ trợ tăng
trưởng trong tương lai. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2016, Rakuten đã ký hợp đồng trị
giá 200 triệu đô la với sự bảo trợ toàn cầu với câu lạc bộ Tây Ban Nha FC Barcelona
đến năm 2020.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top