littlefrog_1712

New Member
Cho mình hỏi: (Trần Anh Tuấn) 27/02/2013:

Theo thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn lập dự phòng hàng tồn kho, mức trích lập dự phòng được tính theo công thức: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán -Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
1/ Công ty A ngoài trích lập dự phòng theo công thức trên, công ty lập thêm dự phòng theo tuổi của của hàng tồn kho theo chính sách riêng của công ty thì có được không?
2/ Có phải tính giá trị thuần có thể thực hiện đựơc cho sản phẩm dở dang hay không (TK 154)? Trong trường hợp không xác định được chi phí để hoàn thành sản phẩm cho sản phẩm dở dang 154 thì sao?
Xin trân trọng cám ơn!
 

Darrill

New Member
1) Ở cả hai góc độ kế toán và thuế thì công ty bạn đều không được lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo chính sách riêng của công ty mà phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán hàng tồn kho (về kế toán) và tuân thủ hướng dẫn tại Thông tư số 228 /2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 (về thuế).

2) Theo quy định tại Điều 4, Phần II, Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 thì các doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá cho các sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang. Vì vậy khi xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cuối năm tài chính phải xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của sản phẩm dở dang. Trường hợp như Bạn nêu trong câu hỏi là không xác định được chi phí để hoàn thành sản phẩm cho sản phẩm dở dang thì trong trường hợp đó doanh nghiệp cũng không thể xác định được số dự phòng cần lập.

 

PTĐ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top