Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất tận của con người. Sau khi giao kết các hợp đồng dân sự, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ là dựa vào sự tự giác của các bên nhưng không phải lúc nào các bên cũng tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ trong đó, đặc biệt là bên có nghĩa vụ. Chính vì vậy, các biện pháp bảo đảm được đặt ra bên cạnh hợp đồng chính nhằm thoả mãn quyền, lợi ích chính đáng của bên mang quyền khi bên có nghĩa vì không thực hiện đúng hạn nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản của họ.
Pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trong đó các bên có thể thoả thuận với nhau để lựa chọn: Cầm cố, thế chấp, kí quỹ, bảo lãnh, kí cược, tín chấp, đặt cọc... Là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, đặt cọc cũng mang đầy đủ đặc điểm của biện pháp bảo đảm: có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên, đối tượng là tài sản…
Trong thực tế có rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi vậy, trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng, chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về tài sản đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.


NỘI DUNG

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Đặt cọc
Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 quy định: “Đặt cọc là việc 1 bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hay vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong 1 thời hạn để đảm bảo việc giao kết hay thực hiện hợp đồng dân sự”.
Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hay đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hay những vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia.
Chủ thể của hợp đồng đặt cọc là hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên đặt cọc hay là nhận đặt cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hay vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia giữ để bảo đảm để giao kết hay thực hiện hợp đồng. Bên nhận tiền hay tài sản là bên nhận đặt cọc.
Nội dung của đặt cọc: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trái lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
1.2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp (bên chuyển nhượng) sang người khác (bên nhận chuyển nhượng) theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định. Hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định.
Đối tượng trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất.
Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt không thể di dời trong quá trình thực hiện giao dịch nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chủ yếu được tiến hành qua hệ thống hồ sơ, giấy tờ. Do vậy các tài liệu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các tài liệu địa chính… phải rõ ràng, minh bạch và đúng yêu cầu của pháp luật.

2. BA VỤ VIỆC CÓ TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN ĐẶT CỌC TRONG QUAN HỆ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. VỤ VIỆC THỨ NHẤT
Ngày 28/9/2010, Tòa án nhân dân huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lí số 06/2010/TLST-DS ngày 1/7/2010 về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa:
Nguyên đơn: Chị Hoàng Thị Xuyên, sinh năm 1969, trú tại tổ dân phố Văn Sơn, thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Bị đơn: Chị Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1962, trú tại tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tại phiên tòa xét xử, chị Loan vắng mặt lần 2 nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

2.1.1. Nội dung vụ việc
a. Lập luận của nguyên đơn
Do có quen biết với chị Nguyễn Thị Loan nên chị biết chị Loan muốn bán 100m2 đất thổ cư ở tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch với giá 150 triệu đồng. Do có nhu cầu mua đất nhưng chưa chuẩn bị đủ tiền nên chị có đặt cọc cho chị Loan số tiền 50 triệu đồng. Hai bên có viết giấy biên nhận nhận số tiền vào ngày 14/12/2009 nhưng chưa làm hợp đồng mua bán đất. Sau khi giao tiền cho chị Loan, chị về chuẩn bị tiền nhưng do còn phải trả nợ ngân hàng nên chị không đủ tiền để mua. Ngay sau đó chị có đến gặp chị Loan để thông báo việc không mua đất của chị Loan nữa vì không đủ tiền và xin lại số tiền đặt cọc, chị Loan không trả. Nay chị khởi kiện yêu cầu chị Loan trả lại số tiền 50 triệu đồng
b. Lập luận của bị đơn
Bị đơn Nguyễn Thị Loan tại phiên tòa vắng mặt, nhưng trong biên bản tự khai và biên bản hòa giải, chị đều xác nhận ngày 14/12/2009, chị và chị Xuyên có thỏa thuận chị sẽ bán cho chị Xuyên 100m2 đất thổ cư thuộc tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch với giá 150 triệu đồng, chị Xuyên có giao cho chị 50 triệu đồng và chị có viết giấy biên nhận tiền của chị Xuyên, trong giấy không thể hiện là tiền đặc cọc hay cam kết gì về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Sau khi giao tiền chị Xuyên có hẹn với chị là sẽ giao đủ tiền vào ngày 4/11/2009 (âm lịch), đến hẹn chị Xuyên không vào mà lại hẹn tiếp đến ngày 8/11/2009 (âm lịch) sẽ trả tiền và mời địa chính đến đo đất. Đến ngày hẹn chị Xuyên không vào, cũng không gọi điện cho chị. Ngày 24/11/2009 (âm lịch), chị Xuyên đến gặp chị thông báo là không mua đất nữa và xin lại 50 triệu đồng tiền đặt cọc. Chị Loan đồng ý hủy bỏ hợp đồng đã ký với chị Xuyên nhưng không đồng ý trả lại cho chị Xuyên 50 triệu đồng.
2.1.2. Quyết định của Tòa án
- Tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa chị Nguyễn Thị Loan và chị Hoàng Thị Xuyên lập ngày 14/12/2009 vô hiệu.
- Buộc chị Nguyễn Thị Loan trả cho chị Hoàng Thị Xuyên 50 triệu đồng.
- Kể từ ngày chị Hoàng Thị Xuyên có đơn đề nghị thi hành án, nếu chị Nguyễn Thị Loan không chịu trả số tiền trên thì hàng tháng chị còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
- Về án phí: Chị Nguyễn Thị Loan phải chịu 500.000đ án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại chị Hoàng Thị Xuyên 300.000đ tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2.1.3. Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa
Nhóm em không hoàn toàn đồng tình với những quyết định của tòa bởi:
Ngày 14/12/2009, chị Hoàng Thị Xuyên có giao cho chị Nguyễn Thị Loan số tiền 50 triệu đồng để đặt cọc vì trước đó hai bên có thỏa thuận chị Loan sẽ chuyển nhượng cho chị Xuyên 100m2 đất ở tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn lập Thạch với giá 150 triệu đồng.
Sau khi giao tiền chị Xuyên có hẹn với chị Loan là sẽ giao đủ tiền vào ngày 4/11/2009 (âm lịch), đến hẹn chị Xuyên không vào mà lại hẹn tiếp đến ngày 8/11/2009 (âm lịch) sẽ trả tiền và mời địa chính đến đo đất. Đến ngày hẹn chị Xuyên không vào, cũng không gọi điện cho chị Loan. Ngày 24/11/2009 (âm lịch), chị Xuyên đến gặp chị thông báo là không mua đất nữa và xin lại 50 triệu đồng tiền đặt cọc. Như vậy, chị Xuyên đã vi phạm hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 425 BLDS: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hay pháp luật có quy định”. Trong vụ việc trên, chị Loan đã đồng ý hủy hợp đồng.
Ý chí của các bên đương sự khi lập giấy biên nhận tiền là hướng tới việc đặt cọc nhằm tiến tới giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc, các bên không lập thành hợp đồng đặt cọc mà chỉ viết giấy biên nhận nhận tiền, trong giấy biên nhận không thể hiện là nhận tiền đặt cọc, không cam kết, ràng buộc gì về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Theo Điều 29 Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm: Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước. Như vậy khoản tiền 50 triệu đồng trên được xác định là tiền trả trước. Đối với tiền trả trước, khi một trong hai bên từ chối giao kết hợp đồng, bên nhận tiền trả trước chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước cho bên kia mà không phải chịu phạt như đối với đặt cọc.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 425 BLDS 2005: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”.
Như vậy, Tòa án buộc chị Nguyễn Thị Loan trả cho chị Hoàng Thị Xuyên 50 triệu đồng là đúng đắn.
Tuy nhiên theo Khoản 4 Điều 425 BLDS: “Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại”. Trong vụ việc trên, chị Xuyên là người có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ nên chị phải bồi thường thiệt hại cho chị Loan. Trong quyết định của Tòa án không đề cập gì đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi là chưa công bằng và hợp lý.
2.2. VỤ VIỆC THỨ HAI
Ngày 20/2/2009, Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lí số 26/2008/TLST-DS ngày 1/1/2009 về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa:
Nguyên đơn: Ông Nông Văn Phúc, sinh năm 1945, trú tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Long, sinh năm 1967, trú tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
2.2.1. Nội dung vụ việc
a. Lập luận của nguyên đơn
Ông Phúc nói vào năm 2008, ông Long đề nghị ông Phúc chuyển nhượng 915 m2 đất với giá 800 triệu đồng.

Đối tượng của hợp đồng đặt cọc trong vụ việc trên là mảnh đất 915m2 không thể chuyển quyền sử dụng do có tranh chấp lấn chiếm. Như vậy hợp đồng bị hủy do không có cơ sở thực hiện trên thực tế. Theo Khoản 3 Điều 425 BLDS 2005: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”. Tòa án buộc ông Nông Văn Phúc trả lại cho ông Nguyễn Văn Long số tiền đặt cọc. Quyết định này đúng pháp luật.
Căn cứ vào Điểm D khoản 1 Mục 1 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau: D. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hay trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hay có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”. TAND huyện Nhơn Trạch không buộc bên nào chịu phạt cọc là hợp lý.
2.3. VỤ VIỆC THỨ BA
Ngày 24/01/ 2006 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 2419/DSST, ngày 12/11/2004 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 364/QĐ-ĐXX-ST ngày 13/01/2006 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hồng Châu, sinh năm 1960, trú tại 20/C24 đường 3/2, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Bồi, sinh năm 1963, trú tại ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn Hai và bà Phạm Thị Dánh, trú tại ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Hai và bà Phạm Thị Dánh cùng ủy quyền cho ông Phạm Minh Đức, sinh năm 1943, trú tại ấp Gò nổi A, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1. Nội dung vụ việc
a. Lập luận của nguyên đơn
Ngày 31/01/2002, ông có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Nguyễn Văn Bồi (có ông Nguyễn Văn Hai là con trai của ông Bồi ký với tư cách là người chứng kiến), hợp đồng không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Theo hợp đồng, ông Bồi sẽ bán lại cho ông toàn bộ phần đất 4.776 m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 931 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp ngày 28/07/1993 với giá 150.000đ/m2. Thực hiện hợp đồng, ông đã đặt cọc cho ông Bồi số tiền 200 triệu đồng nhưng sau đó ông Bồi không giao đất. Ông đã khiếu nại đến Ủy ban nhân dân xã Tân Thông Hội, tại Ủy ban nhân dân xã 2 bên hoà giải không thành. Ngày 09/09/2002, ông khởi kiện ông Bồi đến Tòa án nhân dân huyện Củ Chi. Tại Toà án Củ Chi 2 bên thỏa thuận ông Bồi sẽ trả lại cho ông số tiền 200 triệu đồng, giao nhận tiền khi ông Bồi được nhận tiền đền bù giải tỏa phần đất 4.776 m2. Toà án Củ Chi đã có Quyết định số 22/QĐ-HGT công nhận sự thỏa thuận này. Tuy nhiên, sau đó Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi có thông báo khu đất của ông Bồi không bị quy hoạch. Ngày 22/09/2004 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 01/UBTP-DS hủy quyết định công nhận thỏa thuận của Tòa án nhân dân Củ Chi do có tình tiết mới là khu đất trên không bị quy hoạch giải tỏa, việc thi hành án theo quyết định số 22/HGT không thể thực hiện được. Nay ông yêu cầu ông Bồi và bà Dánh trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật phải trả lại cho ông số tiền đặt cọc 200 triệu đồng trên.
b. Lập luận của bị đơn
Bị đơn xác nhận ngày 31/01/2002, ông có ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Châu như ông Châu đã trình bày ở trên, sau khi ký hợp đồng do một số người trong tộc họ phản đối việc mua bán nên ông đã không tiếp tục giao đất nên ông Châu khiếu nại ra Ủy ban nhân dân xã và sau đó kiện ra toà.
Ông xác nhận có nhận 200 triệu đồng tiền đặt cọc của ông Châu, cụ thể: lần 1 (ngày 31/01/2002) là 100 triệu đồng, lần 2 (ngày 21/2/2002) là 100 triệu đồng như ông Châu trình bày. Số tiền này đã được chi tiêu trong gia đình, chủ yếu là chi phí thuốc men cho ông Bồi và vợ ông là bà Nguyễn Thị Dánh. Tuy nhiên, hiện nay gia đình ông rất khó khăn nên ông không có khả năng trả lại tiền mặt cho ông Châu, ông đề nghị: Bán lại một phần đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 931 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp ngày 28/7/1993 do ông đứng tên mà ông đã dự định bán cho ông Châu là 1500m2 để cấn trừ vào số tiền 200 triệu đồng trên. Nếu ông Châu không đồng ý với phương án đó thì đợi khi nào Nhà nước thực hiện chính sách đền bù giải tỏa khu đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 931 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp ngày 28/7/1993, ông sẽ trả lại cho ông Châu số tiền 200 triệu đồng trên.
c. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Ông Phạm Minh Đức được bà Phạm Thị Dánh ủy quyền trình bày: Số tiền 200 triệu đồng nhận từ việc sang nhượng quyền sử dụng đất cho ông Châu đã được chi tiêu cho sinh hoạt trong gia đình và chi phí thuốc men cho vợ chồng bà. Đồng ý với cách trả nợ cho ông Châu như ông Bồi nêu trên.
Ông Phạm Minh Đức được ông Nguyễn Văn Hai ủy quyền xác nhận giữa ông Châu và ông Bồi có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có giao nhận tiền đặt cọc như nguyên đơn và bị đơn đã trình bày ở trên. Việc chi tiêu số tiền cũng đúng như ông Bồi và bà Dánh đã trình bày.
2.3.2. Quyết định của Tòa án
- Tuyên bố giao dịch dân sự sang nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Hồng Châu và ông Nguyễn Văn Bồi ngày 31/01/2002 là vô hiệu toàn bộ.
- Buộc ông Nguyễn Văn Bồi và bà Phạm Thị Dánh phải hoàn trả cho ông Nguyễn Hồng Châu 200 triệu đồng.
- Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Hồng Châu gia hạn thời hạn cho ông Nguyễn Văn Bồi và bà Phạm Thị Dánh hoàn trả số tiền 200 triệu đồng trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật.
- Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của ông Nguyễn Hồng Châu (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng ông Nguyễn Văn Bồi và bà Phạm Thị Dánh còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước qui định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
- Về án phí: Ông Nguyễn Văn Bồi và bà Phạm Thị Dánh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 4.500.000 đồng. Nộp tại Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Hồng Châu được nhận lại 4.500.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền số 000736 ngày 21/11/2005 của Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.3. Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của Tòa án
Nhóm chúng em đồng tình với những quyết định của tòa bởi:
Hợp đồng chuyển nhượng đất ký ngày 31/01/2002 giữa ông Nguyễn Hồng Châu và ông Nguyễn Văn Bồi là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được qui định tại các Điều 691, 707 BLDS 2005 và Điều 31 Luật Đất đai năm 1993. Sau đó, ngày 31/10/2002 Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi có văn bản số 156/TB-UB thông báo không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu dự kiến quy hoạch cụm Công nghiệp khu Tây Bắc, trong đó có lô đất 2 bên chuyển nhượng. Tại Toà án nhân dân huyện Củ Chi, 2 bên đã thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng, ông Nguyễn Văn Bồi hoàn trả cho ông Nguyễn Hồng Châu 200 triệu đồng đã nhận, thời gian thực hiện là khi ông Bồi được nhận tiền đền bù giải toả khu đất nói trên. Thỏa thuận của hai bên phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, có văn bản số 1144/UB ngày 11/9/03 thông báo cho phép chuyển quyền sử dụng đất nhưng không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng tại khu vực quy hoạch nêu trên, Quyết định số 22/QĐ-HGT, không thể thi hành án. Tại phiên tòa bị đơn ông Nguyễn Văn Bồi và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị Dánh đều thừa nhận số tiền 200 triệu đồng nhận từ việc chuyển quyền sử dụng đất cho ông Châu đều được chi dùng trong gia đình nhưng phần lớn là chi dùng cho ông Bồi và bà Dánh. Đồng thời, ông Bồi và bà Dánh cũng xác định có trách nhiệm trả 200 triệu đồng cho ông Nguyễn Hồng Châu. Vì vậy, ông Châu yêu cầu ông Bồi và bà Dánh hoàn trả số tiền 200 triệu đồng đã trả cho ông Bồi là hoàn toàn có căn cứ, cần được chấp nhận.
Về yêu cầu của ông Bồi: Đề nghị chuyển nhượng cho ông Châu phần đất trị giá tương ứng với 200 triệu đồng hay chờ đến khi Nhà nước thực hiện chính sách đền bù giải tỏa khu đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 931 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp ngày 28/7/1993, ông Bồi sẽ trả lại cho ông Châu số tiền 200 triệu đồng trên: Như trên đã nhận định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 31/01/2002 giữa ông Châu và ông Bồi đã bị vô hiệu toàn bộ nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng và cũng không thể xác định được thời gian Nhà nước đền bù, giải tỏa khu đất trên, ý kiến của ông Bồi không được ông Châu chấp nhận, cũng như việc chờ đợi nhà nước đền bù gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Vì vậy, yêu cầu của ông Bồi không có cơ sở để chấp nhận.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu ba vụ việc, ta thấy rõ việc đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vấn đề gặp nhiều tranh chấp, cần được giải quyết chính xác, kịp thời để đảm bảo quyền, lợi ích cho các bên. Dước góc độ một bài nghiên cứu nhỏ, bài làm của nhóm chúng em có thể còn nhiều sai sót; kính mong thầy (cô) đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thiện kiến thức của mình một các sâu sắc và đầy đủ hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn!

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

letrunghau0511

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về tài sản đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất miễn phí





Giữa ông Phúc và ông Long có lập hợp đồng đặt cọc và có giao tiền cọc như hai bên trình bày. Sau đó, ông Phúc giao sổ đỏ cho ông Long đi làm thủ tục chuyển nhượng. Thế nhưng Ủy ban nhân dân xã lại không chứng thực được hợp đồng do có người làm đơn tố cáo mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ông Phúc có tranh chấp lấn chiếm. Do có sự khiếu nại ngăn chặn nên ông Long không trả đủ tiền cho ông Phúc như cam kết. Theo Khoản 1 Điều 308 BLDS: “Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dâm sự khi có lỗi cố ý hay vô ý”. Tuy nhiên trong trường hợp trên lỗi làm cho hợp dồng không thực hiện được không phải của hai bên mà là lỗi khách quan vì ông Phúc và ông Long cũng không biết sẽ có người làm đơn ngăn chặn khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất tận của con người. Sau khi giao kết các hợp đồng dân sự, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ là dựa vào sự tự giác của các bên nhưng không phải lúc nào các bên cũng tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ trong đó, đặc biệt là bên có nghĩa vụ. Chính vì vậy, các biện pháp bảo đảm được đặt ra bên cạnh hợp đồng chính nhằm thoả mãn quyền, lợi ích chính đáng của bên mang quyền khi bên có nghĩa vì không thực hiện đúng hạn nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản của họ.
Pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, trong đó các bên có thể thoả thuận với nhau để lựa chọn: Cầm cố, thế chấp, kí quỹ, bảo lãnh, kí cược, tín chấp, đặt cọc... Là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, đặt cọc cũng mang đầy đủ đặc điểm của biện pháp bảo đảm: có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên, đối tượng là tài sản…
Trong thực tế có rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi vậy, trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng, chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về tài sản đặt cọc trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
NỘI DUNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Đặt cọc
Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 quy định: “Đặt cọc là việc 1 bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hay vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong 1 thời hạn để đảm bảo việc giao kết hay thực hiện hợp đồng dân sự”.
Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hay đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hay những vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia.
Chủ thể của hợp đồng đặt cọc là hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên đặt cọc hay là nhận đặt cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hay vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia giữ để bảo đảm để giao kết hay thực hiện hợp đồng. Bên nhận tiền hay tài sản là bên nhận đặt cọc.
Nội dung của đặt cọc: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trái lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp (bên chuyển nhượng) sang người khác (bên nhận chuyển nhượng) theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định. Hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định.
Đối tượng trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất.
Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt không thể di dời trong quá trình thực hiện giao dịch nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chủ yếu được tiến hành qua hệ thống hồ sơ, giấy tờ. Do vậy các tài liệu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các tài liệu địa chính… phải rõ ràng, minh bạch và đúng yêu cầu của pháp luật.
BA VỤ VIỆC CÓ TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN ĐẶT CỌC TRONG QUAN HỆ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VỤ VIỆC THỨ NHẤT
Ngày 28/9/2010, Tòa án nhân dân huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lí số 06/2010/TLST-DS ngày 1/7/2010 về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa:
Nguyên đơn: Chị Hoàng Thị Xuyên, sinh năm 1969, trú tại tổ dân phố Văn Sơn, thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Bị đơn: Chị Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1962, trú tại tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tại phiên tòa xét xử, chị Loan vắng mặt lần 2 nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Nội dung vụ việc
Lập luận của nguyên đơn
Do có quen biết với chị Nguyễn Thị Loan nên chị biết chị Loan muốn bán 100m2 đất thổ cư ở tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch với giá 150 triệu đồng. Do có nhu cầu mua đất nhưng chưa chuẩn bị đủ tiền nên chị có đặt cọc cho chị Loan số tiền 50 triệu đồng. Hai bên có viết giấy biên nhận nhận số tiền vào ngày 14/12/2009 nhưng chưa làm hợp đồng mua bán đất. Sau khi giao tiền cho chị Loan, chị về chuẩn bị tiền nhưng do còn phải trả nợ ngân hàng nên chị không đủ tiền để mua. Ngay sau đó chị có đến gặp chị Loan để thông báo việc không mua đất của chị Loan nữa vì không đủ tiền và xin lại số tiền đặt cọc, chị Loan không trả. Nay chị khởi kiện yêu cầu chị Loan trả lại số tiền 50 triệu đồng
Lập luận của bị đơn
Bị đơn Nguyễn Thị Loan tại phiên tòa vắng mặt, nhưng trong biên bản tự khai và biên bản hòa giải, chị đều xác nhận ngày 14/12/2009, chị và chị Xuyên có thỏa thuận chị sẽ bán cho chị Xuyên 100m2 đất thổ cư thuộc tổ dân phố Phú Lâm, thị trấn Lập Thạch với giá 150 triệu đồng, chị Xuyên có giao cho chị 50 triệu đồng và chị có viết giấy biên nhận tiền của chị Xuyên, trong giấy không thể hiện là tiền đặc cọc hay cam kết gì về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Sau khi giao tiền chị Xuyên có hẹn với chị là sẽ giao đủ tiền vào ngày 4/11/2009 (âm lịch), đến hẹn chị Xuyên không vào mà lại hẹn tiếp đến ngày 8/11/2009 (âm lịch) sẽ trả tiền và mời địa chính đến đo đất. Đến ngày hẹn chị Xuyên không vào, cũng không gọi điện cho chị. Ngày 24/11/2009 (âm lịch), chị Xuyên đến gặp chị thông báo là không mua đất nữa và xin lại 50 triệu đồng tiền đặt cọc. Chị Loan đồng ý hủy bỏ hợp đồng đã ký với chị Xuyên nhưng không đồng ý trả lại cho chị Xuyên 50 triệu đồng.
Quyết định của Tòa án
Tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa chị Nguyễn Thị Loan và chị Hoàng Thị Xuyên lập ngày 14/12/2009 vô hiệu.
Buộc chị Nguyễn Thị Loan trả cho chị Hoàng Thị Xuyên 50 triệu đồng.
Kể từ ngày chị Hoàng Thị Xuyên có đơn đề nghị thi hành án, nếu chị Nguyễn Thị Loan không chịu trả số tiền trên thì hàng tháng chị còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Về án phí: Chị Nguyễn Thị Loan phải chịu 500.000đ án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại chị Hoàng Thị Xuyên 300.000đ tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa
Nhóm em không hoàn toàn đồng tình với những quyết định của tòa bởi:
Ngày 14/12/2009, chị Hoàng Thị Xuyên có giao cho chị Nguyễn Thị Loan số tiền 50 triệu đồng để đặt cọc vì t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
B Tìm hiểu và xây dựng dịch vụ Thương mại điện tử (Slide) Luận văn Kinh tế 0
N Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng công thươ Kiến trúc, xây dựng 0
M Tìm hiểu hoạt động của công ty thương mại - Dịch vụ Tràng thi Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu Tư - Viện Chiến lược phát - Ban Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Luận văn Kinh tế 0
T Tìm hiểu và cài đặt dịch vụ ICS - Windows Luận văn Kinh tế 0
L Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc Luận văn Kinh tế 2
B Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Luận văn Kinh tế 2
D Các dịch vụ dữ liệu trong thiết kế mạng: - X25 - Frame Relay - SMDS - ATM - SONET - Tìm hiểu, trình Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mông – Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở S Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top