Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ của từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song cùng với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã được công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. Theo ier - Khan - Sere: Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt: đó là “Quan toà công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “ Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.
AASC là một trong những tổ chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán kiểm toán và tư vấn tài chính. Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế là cơ sở để công ty phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngành nào mà khách hàng yêu cầu.
Với đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp được đào tạo có quy mô, AASC đã cung cấp dịch vụ cho lực lượng khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế.
Trong hơn một thập kỉ vừa qua, AASC đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong hoạt động kiểm toán đầy mới mẻ. AASC đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, và đặc biệt AASC được đánh giá cao với việc xây dựng và áp dụng một chương trình kiểm toán chặt chẽ, hợp lí và hiệu quả.
Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán, hay biên bản kiểm toán và có thể tư vấn thông qua thư quản lí. Đây là kết quả được thể hiện bằng văn bản của một cuộc kiểm toán. Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán, nó đúc kết nên sản phẩm cuối cùng là kết luận kiểm toán. Chính vì vậy giai đoạn kết thúc kiểm toán có ý nghĩa quyết định trong cuộc kiểm toán. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn kết thúc kiểm toán và qua thời gian thực tập tại công ty AASC, được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Tiến Sĩ Chu Thành, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện”.
Nội dung của chuyên đề bao gồm ba phần chính:
Phần I: Tổng quan về giai đoạn kết thúc kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện .
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện.

Phần I
Tổng quan về giai đoạn kết thúc kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính

I. Khái quát chung về kiểm toán tài chính.
1. Khái niệm về kiểm toán tài chính.
1.1. Khái niệm kiểm toán.
Cũng như kế toán, kiểm toán được xem xét như một hoạt động kiểm tra kiểm soát trong quản lí và chỉ xuất hiện khi chủ thể quản lí đòi hỏi vượt quá khả năng của kế toán và được phát triển thành ngành khoa học thực thụ.
Thuật ngữ “Kiểm toán” mới thực sự xuất hiện và công nhận ở Việt Nam từ năm 1991. Trong qúa trình sử dụng chúng ta vẫn chưa thống nhất về khái niệm kiểm toán. Nhìn chung kiểm toán được nhìn nhận dưới ba quan điểm.
- Quan điểm truyền thống về kiểm toán: kiểm toán đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, là một chức năng của kế toán; nghĩa là rà soát thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán.
- Quan điểm kiểm toán theo thời điểm phát sinh: kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính do kiểm toán viên độc lập thực hiện theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định nào có liên quan.
- Quan điểm hiện đại về kiểm toán: trong quá trình phát triển, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán báo cáo tài chính mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy theo quan điểm này, phạm vi kiểm toán bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Kiểm toán qui tắc, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán thông tin, kiểm toán hiệu năng.
Qua ba quan điểm cụ thể trên về kiểm toán, nội dung của các quan niệm không hoàn toàn đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và lí luận của kiểm toán. Và cả ba quan điểm đó đều hướng tới bản chất chung của kiểm toán: kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lí đang có hiệu lực.
1.2. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán.
Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ “Sắc thái kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển.
Khái niệm kiểm toán tài chính: kiểm toán bảng khai tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhiệm và dựa trên hệ thống pháp lí đang có hiệu lực.
Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường phải công bố bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ cùng thuyết minh báo cáo tài chính. Thông thường đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân; do đó báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán. Đối với đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính này có nhiều người quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau, đồng thời có nhiều chủ thể đa dạng do đó kiểm toán tài chính cần có hệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán; đây là đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán, dùng để điều tiết hành vi của kiểm toán viên theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán chưa thể là thước đo đúng sai của báo cáo tài chính, vì vậy cơ sở pháp lí để tiến hành các cuộc kiểm toán tài chính lại là các chuẩn mực kế toán. Kiểm toán viên phải xác minh toàn bộ báo cáo tài chính đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán được chấp nhận để kết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháp lí của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Kết luận về việc xác minh báo cáo tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán, đồng thời với kết luận về độ tin cậy của thông tin, chủ thể kiểm toán còn đưa ra những phán quyết hay tư vấn thông qua thư quản lí.

2. Khái quát về đặc điểm và mục tiêu của kiểm toán tài chính.
2.1. Đặc điểm của kiểm toán tài chính.
ỉ Đối tượng: kiểm toán tài chính có đối tượng là các bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những bảng khai này là báo cáo tài chính. Bảng khai tài chính bao gồm hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị, ngoài ra còn bao gồm những bảng kê khai có tính pháp lí- là những bảng tổng hợp.
ỉ Chủ thể kiểm toán: thông thường chủ thể kiểm toán tài chính là các kiểm toán viên độc lập hay kiểm toán viên nhà nước.
ỉ Khách thể kiểm toán: là thực thể kinh tế độc lập, là doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức có bảng khai cần xác minh, cá nhân có tài khoản, bảng khai cần xác minh.
ỉ Mục đích: thu thập báo cáo cho những kết luận kiểm toán phục vụ công khai hoá tài chính.
ỉ Chức năng: xác minh tính trung thực hợp lí, hợp pháp của bảng khai tài chính và bày tỏ ý kiến của mình.
ỉ Cơ sở pháp lí: những chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực kế toán (GAAP).
ỉ Phương pháp: kiểm toán tài chính sử dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm cả kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
ỉ Tổ chức công tác kiểm toán: gồm ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và kết thúc kiểm toán.
ỉ Trình tự tiến hành: trình tự kiểm toán tài chính ngược với trình tự kế toán.
ỉ Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: mang tính ngoại kiểm là chủ yếu.
2.2. Mục tiêu của kiểm toán tài chính.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “ mục tiêu của kiểm toán tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan có phản ánh trung thực và hợp lí tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.[11,16]
Theo thông lệ quốc tế chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán thông qua chức năng xác minh, đơn vị được kiểm toán sẽ xác định được những tồn tại, những sai phạm từ đó khắc phục những tồn tại và sai phạm đó nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính và hiệu quả kinh doanh.
ỉ Mục tiêu tổng quát: mục tiêu tổng quát của kiểm toán tài chính bao gồm: tính trung thực, tính hợp lí và tính hợp pháp.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, thương mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỉ trọng khá lớn trong giao dịch thương mại toàn cầu. Mở cửa dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm nhất. Hoạt động kiểm toán là một yếu tố nảy sinh và song hành của nền kinh tế thị trường. Nó không ngừng được mở rộng và kiện toàn theo sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán đang trở thành một hoạt động mang tính chất toàn cầu.
AASC là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán, đáp ứng nhu cầu nóng bỏng của nền kinh tế mở hiện nay. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, AASC đã không ngừng phát triển trở thành lá cờ tiên của ngành kiểm toán, AASC luôn khẳng định vị thế của mình là một trong những tổ chức lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên ngành về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính.
Qua thời gian thực tập tại công ty AASC, được tiếp xúc với thực tế công tác kiểm toán do các kiểm toán viên AASC thực hiện em đã tìm hiểu về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính và là yếu tố quảntọng quyết định chất lượng và hiệu quả mỗi cuọoc kiểm toán.
Trong thời gian thực vừa qua, nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị kiểm toán viên công ty AASC, đặc biệt là các anh chị phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình. Qua đây em xin gửi lời Thank chân thành tới ban lãnh đạo công ty và các anh chị kiểm toán viên của Công ty AASC , và đặc biệt em xin gửi lời Thank tới giáo viên hướng dẫn- Thạc Sỹ Chu Thành đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình với đề tài: “Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện”.


Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I: Tổng quan về giai đoạn kết thúc kiểm toántrong kiểm toán báo cáo tài chính 3
I. Khái quát chung về kiểm toán tài chính. 3
1. Khái niệm về kiểm toán tài chính. 3
1.1. Khái niệm kiểm toán. 3
1.2. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán. 4
2. Khái quát về đặc điểm và mục tiêu của kiểm toán tài chính. 5
2.1. Đặc điểm của kiểm toán tài chính. 5
2.2. Mục tiêu của kiểm toán tài chính. 5
3. Đặc điểm chung về trình tự kiểm toán tài chính. 6
3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. 6
3.2. Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. 7
3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. 8
II. Nội dung của giai đoạn kết thúc kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. 9
1. ý nghĩa của giai đoạn kết thúc kiểm toán. 9
1.1. vị trí, chức năng của giai đoạn kết thúc kiểm toán. 9
1.2. Nội dung các bước thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 10
2. Nội dung của công việc chuẩn bị hoàn thành kiểm toán. 10
2.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến. 10
2.1.1. Khái niệm. 10
2.1.2. Các thủ tục kiểm toán các khoản công nợ ngoài dự kiến. 11
2.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán. 12
2.2.1. Khái niệm. 12
2.2.2. Các loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán. 12
2.2.3. Các thủ tục kiểm toán. 13
2.3. Xem xét về giả định hoạt động liên tục. 17
2.3.1. Khái niệm hoạt động liên tục. 17
2.3.2. ý nghĩa của khái niệm hoạt động liên tục. 18
2.3.3. Một số biểu hiện ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục. 19
2.3.4. Các thủ tục kiểm toán khi xác định sự kiện ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục. 20
2.3.5. Kết luận về giả định hoạt động liên tục. 21
2.4. Đánh giá kết quả. 22
2.4.1. áp các dụng thủ tục phân tích. 22
2.4.2. Đánh giá bằng chứng kiểm toán. 23
2.2.3. Tổng hợp các sai sót phát hiện được. 23
2.4.4. Thu thập thư giải trình của nhà quản lí. 24
2.4.5. Kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. 24
3. Lập báo cáo kiểm toán hay biên bản kiểm toán. 24
3.1. Lập và công bố báo cáo kiểm toán. 24
3.1.1. Khái niệm báo cáo kiểm toán. 24
3.1.2. ý nghĩa của báo cáo kiểm toán. 25
3.1.3. Nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 25
3.1.4. Các loại ý kiến trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 29
3.2. Biên bản kiểm toán. 33
3.2.1. ý nghĩa của biên bản kiểm toán 33
3.2.2. Nội dung của biên bản kiểm toán. 33
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện 35
I. Giới thiệu chung về công ty AASC. 35
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty AASC. 35
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty AASC. 37
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty AASC . 40
II. Khái quát chung về qui trình kiểm toán do công ty AASC thực hiện. 46
1. Các bước kiểm toán: 46
2. Các phương pháp kiểm toán áp dụng AASC. 47
3. Nội dung các bước thực hiện trong quy trình kiểm toán. 48
3.1. Công việc thực hiện trước khi kiểm toán. 48
3.2. Lập kế hoạch kiểm toán. 49
3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 49
3.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. 50
3.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán. 51
3.4. Kết thúc kiểm toán. 51
3.5. Các công việc thực hiện sau kiểm toán. 52
III. Nội dung của công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện. 53
1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán. 54
2. Xem xét giả định hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng. 57
3. Thu thập thư giải trình của ban giám đốc đơn vị khách hàng. 60
4. Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm toán. 64
5. Lập và sửa đổi báo cáo kiểm toán dự thảo. 69
6. Hoàn thiện và phát hành chính thức báo cáo kiểm toán. 70
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện 82
I. Nhận xét chung về công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện. 82
1. Đánh giá chung về qui trình kiểm toán báo cáo tài chính. 82
2. Đánh giá về giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện. 82
3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện. 84
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện. 85
1. Một số ý kiến đề xuất đối với các bước công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 86
1.1. Việc thẩm tra các khoản công nợ ngoài dự kiến. 86
1.2. Việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. 86
1.3. Phân tích tổng hợp các thông tin trong quá trình tổng hợp đánh giá kết quả kiểm toán. 87
2. Các ý kiến đề xuất đối với khách hàng kiểm toán. 88
3. Các ý kiến đề xuất đối với Nhà nước và Bộ tài chính. 88
Kết luận 89

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tìm hiểu và đánh giá Kế hoạch hóa lao động – Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Luận văn Kinh tế 0
L Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc Luận văn Kinh tế 2
D Tổng quan một số thay đổi quy định về đấu thầu thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và tìm hiểu mộ Y dược 0
O Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học lãng mạn Việt nam giai đoạn 1930-1945 Văn hóa, Xã hội 0
H Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay Kinh tế chính trị 0
H Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng Lịch sử Việt Nam 0
N Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức) Lịch sử Việt Nam 5
Y Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) Văn hóa, Xã hội 0
D [Free] Tìm hiểu chuẩn nghèo Việt Nam các giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010, và dự kiến giai đoạn 20 Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Tìm hiểu về tài chính với vai trò của nó trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top