JULIET_0

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với các dân tộc Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, một dân tộc mà đạo Phật đã gắn bó thuỷ chung suốt một chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm, thì ngày Vu Lan của Phật giáo đã trở thành một lễ hội của cả cộng đồng dân tộc, là một điều tự nhiên và tất yếu. Thuở ban đầu, nó được hội tụ, ươm mầm từ nơi chốn thảo am, từ những mái chùa rồi lan dần, lan dần để rồi thâm nhập, hoà tan và thấm sâu vào mạch sống của dân tộc. Từ lâu, lễ hội Vu Lan đã trở thành thuần phong mỹ tục, nếp sinh phong văn hoá độc đáo, giàu tính nhân văn, mang đậm tình người, làm đẹp them cho cuộc đời, lại mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Vu Lan đã ngự trị trong tận cùng tâm thức của mọi người con dân đất Việt yêu nước thương nòi. Bởi vì, không cần tầm chương trích cú, không cần truy tìm nguồn gốc tung tích, lai lịch Vu Lan, cũng không cần mất thời gian để đọc kinh sách cho nhiều mới hiểu được ý nghĩa Vu Lan.

Ngày nay, nhắc đến Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch, thì dù người ít đọc, ít học và ít hiểu nhất, trong đầu óc họ cũng hiểu mang máng rằng Vu Lan là cơ hội tốt, là dịp để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha còn sống và cúng bái, tưởng niệm ông bà, cha mẹ đã mất; và theo quan niệm dân gian lại còn cho rằng: Vu Lan là dịp tốt hằng năm mà các tội nhân bị đày đoạ, giam hãm, đói khát nơi các cõi địa ngục được dịp khoan hồng, giảm nhẹ tội, được về với gia đình, con cháu. Vì vậy, ngày Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch trở về thì dù giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê, trí thức hay dân dã, chân bùn tay lấm cũng cùng một cảm thức thương nhớ bùi ngùi, lòng dạ nao nao nhớ thương về ông bà, cha mẹ. Nếu không làm được một chút gì cho ông bà cha mẹ vui khi còn sống và không thắp được một nén hương cho những người đã mất thì cảm giác tâm hồn như nặng trĩu, bồn chồn như một sợi dây vô hình cứ vương vấn mà mộng lòng chưa thoả giữa cuộc đời huyễn hư khó phân biệt của hai dòng sống-chết. Và đơn giản chỉ chừng ấy thôi cũng đủ thấy nguồn cảm hứng bất tận, màu nhiệm và cái sức mạnh của lễ hội Vu Lan.

Dù rằng, lễ hội Vu Lan là một hình thức sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật. Nhưng chúng ta đều biết lễ hội tôn giáo ấy lại mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc trên bình diện tâm linh-văn hoá của con người. Đó là lễ hội Vu Lan của tình thương và long từ bi, ban vui và cứu khổ. Có thể nói, lễ hội Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.

Bởi thế, từ thực tiễn của lễ hôi Vu Lan mà tui từng tham gia cùng những hiểu biết của mình thông qua các tư liệu mà tui đã sưu tầm được về lễ hội Vu Lan, tui có ý tưởng tìm hiểu về lễ hội này. Trong khuôn khổ một tiểu luận bộ môn Tôn giáo, tui chọn đề tài:

Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo - Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh Thuận.

Bằng khả năng còn hạn chế, với những điều kiện cho phép, tui thực đề tài này mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu lể hội Vu Lan - một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật, nhằm làm rõ thêm những giá trị văn hoá đích thực mà Phật giáo đã mang lại cho con người nói chung, cho người Việt Nam nói riêng trong hàng ngàn năm qua.

Trong phạm vi của một tiểu luận, tui sẽ trình bày nội dung của đề tài như sau:
Chương I

VÀI NÉT VỀ CHÙA NGỌC BẢO (NINH THUẬN). NGUỒN GỐC CỦA LỄ HỘI VU LAN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VU LAN Ở VIỆT NAM
1. Vài nét về chùa Ngọc Bảo.
2. Nguồn gốc của lễ hội Vu Lan.
3. Sự du nhập và phát triển của lễ hội Vu Lan ở Việt Nam.

Chương 2

LỄ HỘI VU LAN Ở CHÙA NGỌC BẢO. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI VU LAN
1. Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo.
2. Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan.

Để hoàn thành bài viết này, tui đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành, phương pháp điền giã, tham quan lễ hội.
Vận dụng các phương pháp trên để tổng hợp, khái quát, phân tích lý giải và hệ thống hoá các tư liệu có liên quan. Cùng với tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp.

Dẫu biết rằng, đại lễ Vu Lan của Phật giáo là một sinh hoạt tôn giáo rất phong phú, mang tính xã hội và nhân văn. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực bản than có hạn nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý, bổ khuyết của thầy hướng dẫn và bạn bè, đồng nghiệp.

Tháng 10/2008
Trân trọng


CHƯƠNG I

VÀI NÉT VỀ CHÙA NGỌC BẢO (NINH THUẬN). NGUỒN GỐC CỦA LỄ HỘI VU LAN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VU LAN Ở VIỆT NAM

1. Vài nét về chùa Ngọc Bảo.

Chùa Ngọc Bảo nằm trong địa phận của phường Bảo An, kề bên trường trung học phổ thông Tháp Chàm, cách đường 21/8 khoảng 250m. Nơi này thuộc khu vực phía Tây bắc của bản đồ hành chính thành phố Phan Rang - Tháp Chàm - Ninh Thuận.

Chùa được xây dựng từ năm 1960, khi miền Nam chưa giải phóng, do đức thầy Giác An thuộc hệ phái Khất Sĩ của Phật giáo Việt Nam làm trụ trì. Sau này, đến năm 1969 chùa được chuyển giao cho quý Sư cô Thông Liên làm trụ trì cho đến nay. Khuôn viên chùa nằm trên một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng 5000m2. Chùa quay về hướng Nam mang ý nghĩa tốt đẹp. Hướng Bát Nhã, hướng của trí tuệ đạo Phật. Hướng Nam cũng là hướng phù hợp với khí hậu Viêt Nam, tạo sự mát mẻ và thông thoáng. Ngoài ra, ở đây còn có sự hỗ trợ của cỏ cây, hoa lá bao bọc xung quanh kiến trúc làm cho chùa mang một hình thức đầm ấm, hợp với tâm lý người Việt.

Chùa Ngọc Bảo là nơi thờ tự của Phật giáo, chùa được bố cục như sau:
Cổng chùa được xây dựng khá đơn giản bao gồm hai cột trụ cái và hai cột trụ con, phía trên có lợp mái tương tự cổng của nhiều ngôi chùa Phật giáo khác. Mặt trước của thân hai cột trụ cái của cổng có gắn nổi đôi câu đối nói lên tôn chỉ của hệ phái Khất Sĩ:
" Khất Sĩ y bát chân truyền đạo
Ta bà du hóa độ nhân sinh".
Cửa chính có cánh cổng; chạy sang hai bên là hai trụ con đã được xây lại tạo thành hai cổng phụ. Qua cổng tới một khoảng sân khá rộng hình chữ nhật lát gạch, có một con đường nhỏ đi qua sân vào thẳng chính điện được trồng hai hàng cau dọc theo hai bên tạo cho cảnh chùa thêm trang nghiêm, bình yên và đẹp. Phía trái của khoảng sân tính từ cổng vào là bảo điện thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Bức tượng Đức Quan Âm đứng trên đài sen cao khoảng 3m quay mặt về hướng Nam. Nét mặt Ngài tươi cười hiền hậu, tai chảy dài, đầu đội mũ bồ tát, phía sau dải dây mũ chảy xuống quá vai, tay có cầm báu vật nhà Phật. Tượng khoác áo với nếp chảy dài buông chấm xuống đôi chân trần.

Sau khoảng sân chữ nhật là khu điện thờ nằm giữa khuôn viên chùa gồm có chính điện và hậu điện. Chính điện là một gian phòng lớn có tám cửa vào tượng trưng cho bát chính đạo. Trong phòng này có xây bốn cột đứng tượng trưng cho tứ chúng. (tỳ kheo, tỳ kheo ni, thiệ nam, tín nữ). Bước vào cửa chính của điện thờ, đầu tiên ta sẽ gặp một tháp thờ lớn thờ tượng Đức Phật Thích Ca ngự trên đài sen, phía sau đầu bức tượng là bánh xe pháp luân chuyển động không ngừng. Sau lưng tháp thờ Đức Phật Thích Ca là một bàn thờ, thờ ảnh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài sen. Đối diện với bàn thờ Đức Quan Âm là bàn thờ Tổ: thờ ảnh Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang người sáng lập ra hệ phái Khất Sĩ Phật giáo Việt Nam.

Đi qua chính điện đến một sảnh lớn có những bộ bàn ghế đá dùng để tiếp khách vãn cảnh chùa. Qua hết sảnh này là hậu điện thờ Cửu Huyền thất tổ của Phật tử. Trong hậu điện này ở chính giữa có bàn thờ, thờ tượng Đức Ngài Địa Tạng Bồ Tát, bên tay phải tượng Đức Địa Tạng là bàn thờ Cửu Huyền nữ, bên tay trái là bàn thờ Cửu Huyền nam.

Tóm lại, cũng như nhiều ngôi chùa Phật giáo khác ở làng xã Việt Nam, chùa Ngọc Bảo được xây dựng lên để thờ Phật theo phái Đại Thừa, với mục đích dùng giáo lý của nhà Phật để hướng con người làm điều thiện, diệt trừ điều ác, giúp con người hướng tới những mục đích tốt đẹp nhất.

2. Nguồn gốc của lễ hội Vu Lan.

Tự tứ một tiền đề tạo nên lễ hội Vu Lan

Lễ hội Vu Lan có tên gọi đầy đủ là lễ hội Tự Tứ Vu Lan. Cho nên trước khi nói đến lễ hội Vu Lan chúng ra hãy tìm hiểu về lễ Tự Tứ.
Tự Tứ tiếng Phạn là Pravarana, Trung Hoa dịch âm là Bát - lợi – ba - lạt – noa, Bát – hòa – la, dịch ý là mãn túc, hỷ duyệt, tùy ý sự, nghĩa là chỉ cho sự thỉnh cầu của người khác hay thỉnh cầu người khác chỉ điểm những lỗi lầm, khuyết điểm của mình, được tiến hành vào ngày trăng tròn kết thúc ba tháng an cư, tức rằm tháng Bảy. Sự chỉ điểm này được ăn cứ trên ba trường hợp: kiến, văn, nghi, tức do được thấy, được nghe và được nghi. Ngày ấy chúng Tăng tập họp, từng vị một ra đứng trước đại chúng cầu xin được đại chúng soi sáng, bằng cách chỉ cho mình thấy những lỗi lầm, những khuyết điểm, mà vì vô tình hay cố ý, mình đã sai phạm, nhưng do vô tri, không thể tự thấy biết. Sau khi đại chúng chỉ cho thấy rồi thì thành tâm sám hối. Sám hối rồi thì sẽ được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh tự nhiên phát sinh hoan hỉ, nên gọi là Tự Tứ. Sau khi Tự Tứ vị tỳ kheo được thêm một tuổi giới, nên tự tứ cũng gọi là thọ tuế, nhận thêm một tuổi đạo, mà ta thường gọi là hạ lạp.

Lễ Tự Tứ rất quan trọng, thuở xưa chính Đức Thế Tôn cũng tự tứ (kinh Tăng Nhất A Hàm ghi rõ điều này). Bởi thế, cho chúng ta biết Pháp Tự Tứ của Phật giáo rất quan trọng đối với đời sống đạo hạnh của người xuất gia nói riêng, của sự tồn tại Tăng đoàn Phật giáo nói chung. Nó không những chỉ biểu hiện sự thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng - yếu tố sống còn của Phật pháp – mà còn biểu hiện uy lực, sức mạnh của đại chúng nữa. Uy lực ấy phát sinh từ uy đức, tức từ đời sống phạm hạnh thanh tịnh, từ sự nỗ lực hành trì giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Uy lực này tập hợp được nhiều nhân tố và đạt đến đỉnh cao nhất chính là trong ngày Tự Tứ. Vì ngày này vừa kết thúc ba tháng an cư tu học và thập phương Tăng đều tham gia lễ. Bởi thế, sức mạnh này là căn bản của lễ Vu Lan. Bởi chính uy lực hàm đủ các công đức này mới có thể cứu khổ, mới diệt được nghiệp và nghiệp báo, hay nói cách khác chính uy lực này mới thắng nổi nghiệp lực. Cho nên Đức Phật đề nghị tổ chức lễ Vu Lan vào ngày Tự Tứ, một mặt như đã nói, bởi ngày ấy tập trung được nguồn năng lượng tâm linh lớn nhất. Nhưng mặt khác là đề cao ngày Tự Tứ của Tăng chúng. Nói cách khác, là đề cao đời sống đúng giới luật của người xuất gia, bởi tự tứ là một trong những biểu hiện của đời sống giới luật đó. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng chính ngày Tự Tứ Tăng là một tiền đề cho lễ hội Vu Lan.

Điển tích Phật giáo và câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ

Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, giới Phật giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan – báo hiếu thật trang nghiêm, hoành tráng từ hình thức cho đến nội dung, mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh - văn hóa của con người. Trong ý niệm đều tiên, Vu Lan chỉ là ngày lễ cầu siêu bạt độ cho tiền nhân quá vãng. Lễ hội xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Vu Lan là danh từ gọi tắt của Vu Lan Bồn. Vu Lan Bồn là cứu tội bị treo ngược. Người Trung Hoa dịch "giải đảo huyền" (giải cái tội bị treo ngược). Theo ý nghĩa của tích Vu Lan để lí giải, chính mình từng tạo nghiệp ác thì phải chịu quả báo vào các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu nhiều thống khổ cùng cực như người bị treo ngược. Báo hiếu là sự đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp; mở rộng ra là thái độ sống ân tình nghĩa cảm của "người còn kẻ mất " trong các mối quan hệ của con người.

Xem ra, lễ Vu Lan được định hình từ thời Đức Phật, bằng đại bi tâm của mình Ngài đã chỉ dạy cách báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác chính là Mục Kiền Liên. Chuyện kể rằng Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Ngài vừa chứng được Lục thông, Tuệ nhãn liền tưởng nhớ đến Mẹ mình, Tôn giả dùng tuệ nhãn nhìn khắp bốn phương liền thấy mẹ đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương xót mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Do tâm quá xan tham, sợ người
giữa vật chất, đạo đức và tri thức. Cũng vì thế, hiếu đạo được xem là nền móng giáo dục căn bản của kinh điển nhà Phật, đồng thời, hiếu đạo cũng là chuẩn mực đạo đức làm người của dân tộc ta.

Hiện nay, trong xu thế khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống - một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhằm xây dựng được những con người Việt Nam mới có đầy đủ tài đức để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thì lễ hội Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống nhân sinh trong tinh thần biết ơn và đền ơn. Việc giữ gìn giềng mối đạo đức, nêu cao hiếu đạo rất có tác dụng trong việc giáo dục con người thành những công dân lương thiện, biết sống hài hòa với cộng đồng, với thiên nhiên. Thế nên, chúng ta cần biết đánh giá đúng, chọn lọc những yếu tố tích cực của tôn giáo - văn hóa tinh thần của nhân dân. Từ đó, phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp này vào cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn.

Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn tôn giáo (lưu hành nội bộ). PGS-TS Phan An.
2. Đặng Nghiêm Vạn. Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. 2002.
3. Đại Việt Sử kí toàn thư. NXB Khoa học xã hội ấn hành 1993.
4. Nguyệt san Giác ngộ. Số 113 năm 2005.
5. Nghi thức tụng niệm. NXB tôn giáo. Hà Nội 2006.
6. Trần Bạch Đằng.Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Hà Nội UB khoa học xã hội Việt Nam, viện Triết học. 1986.
7. Tạp chí Vu Lan – Báo hiếu. Số 120 năm 2001, số 289 năm 2005, số 340 năm 2006, số 395 năm 2007.
8. Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận. NXB Khoa học xã hội. Tái bản 2003.
9. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB Thuận hóa Huế 1999.
10. Web site: Google.com/di tích Phật giáo/Chùa Trăm gian - một kiến trúc cổ - một di sản lịch sử, văn hóa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top