daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Mục lục Trang
Lời mở đầu.......................................................................................................................1
Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT.............................................................2
1.1. Lập luận kinh tế kỹ thuật........................................................................................2
1.1.1. Thực trạng chè Việt Nam.................................................................................2
1.1.2. Tiềm năng.........................................................................................................3
1.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng phân xưởng..............................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU – SẢN PHẨM....................................5
2.1. Nguyên liệu............................................................................................................5
2.1.1. Đặc điểm của nguyên liệu...............................................................................5
2.1.2. Thành phần hóa học của nguyên liệu...............................................................5
2.1.3. Giá trị của chè tươi...........................................................................................9
2.1.4. Chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu.................................................................9
2.2. Sản phẩm..............................................................................................................10
2.2.1. Giới thiệu sản phẩm.......................................................................................10
2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.........................................................................10
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ ĐEN OTD......................13
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ...................................................................................13
3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ........................................................................14
3.2.1. Nguyên liệu....................................................................................................14
3.2.2. Làm héo..........................................................................................................14
3.2.3. Vò chè............................................................................................................16
3.2.4. Lên men chè...................................................................................................17
3.2.5. Sấy khô...........................................................................................................19
3.2.6. Phân loại.........................................................................................................20
3.2.7. Đấu trộn và bao gói........................................................................................21
3.2.8. Sản phẩm chè đen...........................................................................................22
Chương 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT.................................................................24
4.1. Số liệu tính toán...................................................................................................24
4.2. Tính cân bằng vật chất.........................................................................................24
4.2.1. Tỉ lệ hao hụt nguyên liệu trong sản xuất........................................................25
4.2.2. Tính cân bằng vật chất cho từng công đoạn sản xuất.....................................25
Chương 5: LỰA CHỌN THIẾT BỊ...............................................................................30
5.1. Thiết bị làm héo...................................................................................................30
5.2. Thiết bị vò............................................................................................................31
5.3. Thiết bị lên men...................................................................................................32
5.4. Thiết bị sấy...........................................................................................................33
5.5. Thiết bị phân loại.................................................................................................35
5.6. Thiết bị đóng gói..................................................................................................36
5.6.1. Thiết bị cân định lượng..................................................................................36
5.6.2. Máy đóng gói chân không..............................................................................36
5.6.3. Thiết bị dập date tự động................................................................................37
5.7. Băng tải vận chuyển.............................................................................................38
Chương 6: TÍNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG VÀ XÂY DỰNG.............................41
6.1. Tính cân bằng năng lượng....................................................................................41
6.1.1. Cân bằng nhiệt...............................................................................................41
6.1.2. Tính điện........................................................................................................43
6.1.3. Tính nước.......................................................................................................44
6.2. Tính xây dựng......................................................................................................45
6.2.1. Tính diện tích thiết bị.....................................................................................45
6.2.2. Tính diện tích kho chứa..................................................................................46
6.2.3. Tổng diện tích mặt bằng.................................................................................47
Chương 7: VỆ SINH – AN TOÀN LAO ĐỘNG..........................................................48
7.1 Các quy định trong phân xưởng............................................................................48
7.1.1 Quy định giữ vệ sinh chung...........................................................................48
7.1.2 Quy định chung về an toàn lao động.............................................................48
7.1.3 Các quy định về phòng cháy chữa cháy........................................................49
7.1.4 Kiểm tra an toàn trước khi khởi động máy...................................................50
7.1.5 An toàn thiết bị và khu vực sản xuất.............................................................50
7.2 Nội quy phân xưởng............................................................................................51
KẾT LUẬN..................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................54

Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
1.1 Lập luận kinh tế kỹ thuật
1.1.1 Thực trạng chè Việt Nam
Chè là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về sản lượng chè trên thế giới. Chè phân bố trên 34 tỉnh nhưng tập trung ở 12 tỉnh trọng điểm (chiếm 94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng một thập niên gần đây, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam có bước tăng trưởng khá cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Trong 5 năm từ 2005-2009, diện tích chè Việt Nam từ 122,5 nghìn ha đã tăng lên 128,1 nghìn ha, sản xuất tăng từ 570 nghìn tấn lên 788,7 nghìn tấn chè búp tươi, xuất khẩu từ 87 nghìn tấn lến 133 nghìn tấn, cho thấy sự tiến bộ vượt bậc.
Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới. Đên đầu năm 2006, xuất khẩu chè sang một số thị trường như Nga, Ấn Độ, Pakistan,… vẫn duy trì được tiến độ tốt. Tuy nhiên. Ngành chè Việt Nam đang bị Anh, EU và nhiều nước khác thông báo có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép nhiều lần. Đây là hệ quả của sự mất cân đối giữa sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến chè dẫn đến việc khai thác cạn kiệt các vùng nguyên liệu. Do các cơ sở chế biến chè mọc lên hàng loạt, gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, do đó các cơ sở không hay ít quan tâm đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu, thiếu chăm sóc vường chè đúng quy cách. Ngoài ra, trang thiết bị công nghệ chế biến lạc hật nên hầu hết chè Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu và bán thành phẩm, chè thành phẩm mới chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 1.1: Sản lượng chè do Việt Nam sản xuất so với tổng sản lượng thế giới trong 10 năm từ 1996 đến 2005.

Năm Tổng sản lượng (nghìn tấn) Thị phần của Việt Nam so với thế giới (%)
Thế giới Việt Nam
1996 939,44 46,8 4,98
1997 952,76 52,2 5,48
1998 1013,21 56,6 5,59
1999 1028,92 70,3 6,83
2000 1013,43 69,9 6,90
2001 1025,22 75,7 7,38
2002 1052,06 94,2 8,95
2003 1043,85 104,3 9,99
2004 1042,21 119,46 11,46
2005 1028,01 132,525 12,89
(Nguồn: Số liệu FAO, 2006)
Chè tiêu thụ trong nước khoảng 20000 tấn/năm, chủ yếu là chè xanh, chè hương được chế biến theo phương pháp thủ công và bán cơ giới, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, giá chè nội tiêu không ổn định và thường cao hơn giá chè xuất khẩu. Giá chè nội tiêu thương tăng đột biến vào các dịp tết, lễ.
1.1.2 Tiềm năng
Với sự phát triển kinh tế của nước ta, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao, do đó người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, thể hiện rõ ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp, nông thôn. Vì thế vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất chè là chú ý đến nguyên liệu, công nghệ kỹ thuật chế biến và mẫu mã bao bì nhằm tạo ra sản phẩm chè có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Mặt khác, đất đai khí hậu nước ta rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 16 tỉnh được xác định là có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở vùng trung du các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Được sự quan tâm của nhà nước, hiện nay đã hình thành các vùng chuyên canh chè với sự hỗ trợ về vốn, giống cây và kỹ thuật trồng trọt, đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng cho sản xuất.
Từ những điều kiện trên, việc thành lập một nhà máy sản xuất chè chất lượng cao, năng suất ổn định, có thương hiệu trên thị trường là một phương án khả thi.
1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng phân xưởng:
- Chọn khu Công nghiệp Lộc Sơn ở thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng để đặt phân xưởng do những thuận lợi sau:
• Với đặc điểm thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, Bảo Lộc là vùng chuyên canh cây công nghiệp với 8743 ha chè với sản lượng 40000 tấn búp, sản lượng và chất lượng chè của Bảo Lộc được đánh giá là ổn định.
• Khu Công nghiệp Lộc Sơn có diện tích khoảng 185 ha, cách TP Đà Lạt khoảng 120 km về hướng Đông Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 200 km về hường Tây Nam, thuận lợi về giao thông, vận chuyển.
• Khu Công nghiệp Lộc Sơn nằm ở trung tâm của vùng cây công nghiệp, cây lương thực và công nghiệp khai thoáng.
• Thành phố Bảo Lộc có hệ thống giao thông đường bộ hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua. Hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ đã được nâng cấp cải tạo cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU - SẢN PHẨM
2.1 Nguyên liệu
2.1.1 Đặc điểm của nguyên liệu:

Hình 2.1: Cây chè.
- Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae. Từ lâu con người đã nhận biết được tính ưu việt và tính đa chức năng của loại cây này. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đặc tính của cây trà và chỉ ra hai đặc tính sinh học tiêu biểu của trà là đặc tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn.
- Nguyên liệu dùng để chế biến chè đen là những búp chè 1 tôm 2, 3 lá non được thu hái từ các giống chè Assam của Ấn Độ hay Shan và Trung du của ta. Hiện nay các giống chè này được nhân rộng và có năng suất ổn định. Tỉ lệ lá bánh tẻ nằm trong giới hạn quy định tiêu chuẩn Việt Nam.
2.1.2 Thành phần hóa học của nguyên liệu:

Bảng 2.1: Thành phần hóa học lá chè
Thành phần Hàm lượng(%)
Polyphenol 36
Methylxanthines 3.5
Aminoacids 4
Acid hữu cơ 1.5
Carotennoids < 0.1
Volatiles < 0.1
Carbonhydrate 25
Protein 15
Lignin 6.5
Lipids 2
Chlorophyll 0.5
Tro 5

+ Nước trong búp chè
Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè, chiếm khoảng 75-82%, là chất quan trọng không thế thiếu để duy trì các hoạt động sống của cây.
Nghiên cứu hàm lượng nước trong nguyên liệu giúp chúng ta phản ánh được mức độ tiêu hao của nguyên liệu/1 đơn vị sản phấm và tùy thuộc vào hàm lượng nước đối với từng loại nguyên liệu, từ đó ta có biện pháp can thiệp công nghệ cho phù hợp. Trong quá trình chế biến chè đen cần chú ý sự bay hơi nước.

- Thiết bị vò chè có 3 bộ phận chính: bàn, nắp và trục đè. Trên bề mặt của bàn có những gân nhằm tăng tác dụng cho quá trình vò chè. Máy hoạt động nhờ vào 3 tay quay gắn chặt vào bàn. Một tay quay được gắn với motor, trong khi 2 tay quay còn lại quay tự do quanh trục của nó. Trục đè sẽ sinh ra áp lực tác dụng khối chè trong suốt quá trình vò chè, thực hiện sự xoắn, chà chè. Áp lực sinh ra do trục đè cũng sẽ làm cho các chất lỏng trong lá chè được thoát ra ngoài, nhờ đó thực hiện được quá trình vò chè.
- Thông số kỹ thuật:
+ Vận tốc quay của bàn vò: 45 – 50 vòng/phút.
Độ lệch tâm: Nắp: 113mm. Bàn 225mm.
+ Kích thước:
Đường kính: 1,8m.
Chiều cao: 1,8m.
+ Công suất: 10HP.
+ Thời gian vò: 30 phút / lần vò
+ Năng suất: 60 kg/mẻ tương ứng với (60 x 60)/30 = 120 kg/h.
+ Với lượng nguyên liệu vào là 411,026 kg thì số máy vò lần 1 là:
n = 411,026/(120 ) = 3,425. Chọn 4 máy. Vậy số máy vò lần 2 và lần 3 tương ứng là 2 máy.
5.3 Thiết bị lên men:
- Sử dụng khay lên men liên tục.
- Tính chất của thiết bị:
+ Cho phép thay đổi độ dày của lớp trà trên khay, thời gian lên men và lượng khí sử dụng.
+ Đạt được nhiệt độ và độ ẩm tối thích của sản phẩm.
- Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước mỗi khay:
Dài: 0,8 m.
Rộng: 0,4m.
Cao: 0,11m.
+ Khối lượng nguyên liệu trên mỗi khay: 6 – 8 kg/khay.
+ Thời gian lên men: 4 giờ
+ Năng suất mỗi khay là: 8/4 = 2 kg/h.
+ Với lượng nguyên liệu vào là 411,027 kg thì cần số khay là:
n = (411,027 x 1,1)/2 = 226 (khay).
+ Các khay lên men được xếp trên giàn, mỗi giàn 10 khay.
+ Kích thước mỗi giàn lên men là: 1000 x 800 x 1750 mm.
+ Vậy số giàn là: 226/10 = 22,6. Chọn 24 giàn.
5.4 Thiết bị sấy:
- Lựa chọn máy sấy băng tải lưới, dùng tác nhân sấy là không khí nóng, có chiều đi ngược với hướng chuyển động của chè trong máy sấy.

- Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước:
• Dài: 0,9m.
• Rộng: 0,47m.
• Cao: 0,8m.
+ Độ dài mép túi: 200 x 10mm.
+ Độ chân không tuyệt đối: ≤ 1KPA.
+ Năng suất đóng gói: 1-3 lần/phút.
+ Điện nguồn 380V/50Hz.
+ Công suất máy bơm: 0,75kg x 2.
+ Kích thước: 1300 x 770 x 960 mm.
+ Trọng lượng: 215kg.
5.6.3 Máy dập date tự động

Hình 5.6: Máy dập date tự động.
- Thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ: 120 lần/phút.
+ Kích thước in: 4 x 35mm hay 8 x 35mm.
+ Độ rộng cuộn mực: 35mm.
+ Kích thước máy: 280 x 180 x 420mm.
+ Trọng lượng của máy: 6kg.
5.7 Băng tải vận chuyển:

THIẾT kế hệ THỐNG sản XUẤT CHÈ ĐEN với NĂNG XUẤT 12000 KG NGUYÊN LIỆU NGÀY
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top