daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
So sánh đối chiếu từ láy trong tiếng việt và tiếng trung

Kết quả luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khảo sát những cơ sỏ lý luận liên quan đến đề tài, chỉ ra khái niệm, phân loại và tình hình nghiên cứu của từ láy tiếng Việt và tiếng Trung một cách cụ thể và chi tiết. Chương 2: Khảo sát phân tích đặc điểm về kết cấu, ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung theo phân loại. Chương 3: Tập trung vào việc so sánh đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của từ láy trong tiếng việt và tiếng Trung trên các phương diện cấu tạo, ngữ âm và ngữ nghĩa theo phân loại. Kết luận: Từ láy là một bộ phận rất quan của từ vựng, nó chiếm số lượng khá nhiều trong từ vựng tiếng Việt và tiếng Trung, hai ngôn ngữ đều là ngôn ngữ không biến hình, đều thuộc về loại hình ngôn ngữ đơn lập, vừa đơn lập về ngữ âm vừa đơn lập về ngữ pháp, tuy nhiên, từ láy trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác biệt, đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ láy trong tiếng việt và tiếng Trung, nhưng tác giả so sánh sự tương đồng và khác biệt về từ láy của hai ngôn ngữ này vẫn chưa được nhiều. kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về từ láy cho người học hành hai ngôn ngữ này, giúp người học nắm bắt chắt chẽ về kiến thức và cách dùng của từ láy, tránh gặp những khó khắn và vấn đề liên quan trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Việt hay tiếng Trung.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu.................................................................................................3
6. Bố cục luận văn............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................................................4

1.1. Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt............................................................................... 4
1.1.1. Về tên gọi...................................................................................................................................4
1.1.2. Cách phân loại từ láy................................................................................................................ 4
1.1.3.Những định nghĩa về từ láy........................................................................................................ 5
1.2. Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Trung.......................................................................... 10
1.3. Phân biệt từ láy với từ ghép và các loại từ khác.........................................................................12
1.4 Phân biệt cách láy và cách lặp...........................................................................14

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG............... 18

2.1. Hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung..................................................................... 18
2.1.1. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt.....................................................................................................18
2.1.2. Hệ thống ngữ âm tiếng Trung................................................................................................. 19
2.2. Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt................................................................................................ 21
2.2.1. Phân loại từ láy về kết cấu...................................................................................................... 21
2.2.2. Quy luật ngữ âm của từ láy tiếng Việt.....................................................................................29
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt............................................................................... 33
2.3. Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung............................................................................................. 39
2.3.1. Đặc điểm về kết cấu.................................................................................................................39
2.3.2. Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung..........................................................40
CHƯƠNG 3. SO SÁNH TỪ LÁY TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG TRÊN CÁC PHƯƠNG DIỆN
CẤU TẠO, NGỮ ÂM VÀ NGỮ NGHĨA.................................................................................................. 52

3.1. So sánh từ láy dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung........................................................... 52
3.2. So sánh từ láy dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung.........................................................60
3.3. So sánh từ láy dạng AABB trong tiếng Việt và tiếng Trung......................................................67
3.4. So sánh từ láy dạng ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung......................................................71
3.5. Đặc trưng tư duy, văn hóa thể hiện qua từ láy............................................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 79


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay, từ láy luôn xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ tiếng
Việt và tiếng Trung. Trong đời sống hàng ngày, người Việt và người Trung Quốc
thường sử dụng từ láy để tạo s hài hoà về ngữ âm, nhạc điệu của từng lời ăn tiếng
nói. Trong sáng tác thi ca hay văn chương cũng vậy, họ sử dụng những từ láy mang

giá trị gợi âm thanh, hình ảnh và giá trị biểu cảm, hòa phối về mặt ngữ âm để tạo
hiệu ứng mạnh về mặt ngữ nghĩa, để tạo nên những tác phẩm nổi tiếng đẹp như một
bức họa, êm như một bản nhạc.
Khác với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt và tiếng Trung đều là ngôn
ngữ không biến hình, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp,
vì thế các dạng thức biểu đạt của từ v ng trong hai ngôn ngữ này không phong phú
như những ngôn ngữ biến tố. Cũng chính vì đặc điểm này, vai trò của từ láy càng
được coi trọng hơn. Láy là một trong năm cách cấu tạo từ, nó làm cho hình
thức biểu đạt của ngôn ngữ trở nên phong phú và đa dạng hơn, có giá trị biểu trưng,
sắc thái hóa, chuyên biệt hóa, khả năng biểu thị của nó cũng góp phần làm cho ngôn
ngữ thêm linh động. Có thể nói, tuy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong toàn bộ hệ
thống ngôn ngữ, nhưng nó mang giá trị ngữ nghĩa sâu sắc và đóng vai trò rất quan
trọng trong hai ngôn ngữ này.
Từ láy luôn là một mảng đề tài phong phú đa dạng được nhiều nhà ngôn ngữ
học quan tâm, nghiên cứu và khảo sát từ nhiều góc độ, phương diện và chức năng
khác nhau. Tuy nhiên, những thành quả nghiên cứu hầu hết tập trung vào mặt ngữ
pháp, cho đến nay cũng có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu về mặt từ v ng của từ
láy trong cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung. Mặt khác, những tài liệu so
sánh đối chiếu s tương đồng và khác biệt chi tiết giữa từ láy của hai ngôn ngữ Việt
- Trung cũng ít được tìm thấy.
Xuất phát từ những lý do trên, cũng như nhu cầu cần thiết trong việc tìm hiểu
đặc điểm, s tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung,
d a trên cơ sở những tài liệu thu thập được về từ láy trong hai ngôn ngữ này và

1


tham khảo những thành t u nghiên cứu của những người đi trước, chúng tui đã
chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh đối chiếu từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung”.
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu khảo sát đặc điểm của các từ láy trong tiếng Việt

và tiếng Trung, nhằm tìm ra s tương đồng và khác biệt của nó.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ láy được sử dụng trong hai ngôn
ngữ tiếng Việt và tiếng Trung.
Có một số cách láy chỉ xuất hiện riêng trong tiếng Việt hay tiếng
Trung, có những đặc điểm riêng có thể nghiên cứu với phạm vi khá rộng. Tuy nhiên,
luận văn này sẽ tập trung vào nghiên cứu so sánh các hình thức AA, ABB, ABAB,
AABB của từ láy.
Để đi sâu tìm hiểu s tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và
tiếng Trung, chúng tui lần lượt xem xét các phương diện: hình thức láy, kết cấu, ngữ
âm và ngữ nghĩa.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát và chỉ ra các đặc điểm, điểm giống và khác nhau
về mặt hình thức láy, kết cấu, ngữ âm, và ngữ nghĩa giữa từ láy tiếng Việt và từ láy
tiếng Trung.
Từ những điểm giống và khác nhau ấy, người đọc có thể nhìn ra các đặc trưng
văn hóa và tư duy dân tộc ẩn chứa trong ngữ nghĩa của các từ láy, thấy được s
khác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ.
Ngoài ra, từ những kết quả so sánh chúng tui nêu ra những điểm cần chú ý
trong quá trình giảng dạy, học tập và vận dụng từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, từ
đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đồng thời phát triển tư duy sử dụng từ
láy của người học.
4. Ý nghĩa nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu từ láy trong hai ngôn ngữ Việt-Trung, chúng tui hi
vọng có thể góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu nghiên cứu về chủ đề "từ
láy", đồng thời cung cấp một số tài liệu tham khảo về so sánh từ láy trong tiếng Việt
và tiếng Trung cho những nghiên cứu sau này.

2



5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu,
ngoài ra chúng tui còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: miêu tả,
thống kê, phân tích quy nạp,...
Nguồn tư liệu của luận văn chủ yếu được trích từ các bài báo, tạp chí, truyện
ngắn, tác phẩm văn học hay từ th c tế giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, chúng tui cũng
sử dụng một số tư liệu lấy từ các công trình nghiên cứu của một số người viết khác.
6. Bố cục luận văn
Các nội dung của luận văn được sắp xếp như sau:
Phần mở đầu, giới thiệu lý do l a chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
mục đích nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã sử
dụng. Ngoài ra còn nêu lên ý nghĩa nghiên cứu và những đóng góp đối với th c tiễn
của công trình nghiên cứu này.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, chúng tui bàn tới định nghĩa về từ láy trong tiếng Việt, đưa
ra một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, Việt Nam, Trung Quốc về từ láy.
Đồng thời tiến hành phân biệt từ láy với từ ghép và các loại từ khác, phân biệt hình
thức láy và hình thức lặp.
Chương 2: Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung
Giới thiệu hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung, phân loại và trình
bày đặc điểm về kết cấu, ngữ âm cũng như ngữ nghĩa của từ láy trong hai ngôn ngữ
này.
Chương 3: So sánh từ láy tiếng Việt và tiếng Trung trên các phương diện cấu
tạo, ngữ âm và ngữ nghĩa.
Chương này tập trung so sánh đối chiếu s tương đồng và khác biệt của từ láy
dạng AA, AAB, AABB và ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung.
Phần kết luận tổng hợp lại thành t u nghiên cứu và đưa ra nhận xét chung và
một số kiến nghị cho người học tiếng Việt và tiếng Trung.
Phần cuối cùng là danh sách những tài liệu đã tham khảo.


3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt
Trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ, có một bộ phận từ rất nhỏ luôn mang giá trị
gợi âm thanh, hình ảnh và giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống hàng
ngày và cả trong văn chương, đó là từ láy. Từ láy đã được quan tâm và đưa vào
nghiên cứu từ trước đến nay, và cho đến nay đã có không ít các nhà nghiên cứu về
ngôn ngữ đã đưa ra ý kiến và quan điểm khác nhau về tên gọi, cách phân loại cũng
như định nghĩa của từ láy.
1.1.1. Về tên gọi
Tên gọi của từ láy luôn được thay đổi theo thời gian và các nhà ngôn ngữ khác
nhau. Trước năm 1990 từ láy có những tên gọi như sau:
1962: Từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu)
1963: Từ ghép (Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê)
1970: Từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ)
1970: Từ láy (Hoàng Văn Hành, Đào Thản)
1972: Từ ngữ kép phản phục (Lê Văn Lý)
1975: Từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn)
1976: Từ lấp láy (Hồ Lê)
1976: từ láy âm (Nguyễn Văn Tu)
1978 đến 1989: Từ láy (Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Thiện Giáp, Diệp Quang Ban,...)
Từ đó đến nay, "từ láy" trở thành tên gọi riêng của lớp từ này. Nhưng lý do vì
đâu mà trong lịch sử từ láy lại có nhiều tên gọi đến vậy? Đó là do cách nhìn nhận
khác nhau của các nhà ngôn ngữ học đối với từ láy. Có hai luồng quan điểm chủ yếu,
có người cho rằng láy là từ ghép, có người lại cho rằng láy là s hòa phối ngữ âm và

được tạo ra từ một cách cấu tạo từ đặc biệt.
1.1.2. Cách phân loại từ láy
Với số lượng âm đầu, vần và thanh điệu khá nhiều, số lượng từ láy tiếng Việt
được tạo ra là vô cùng phong phú, các loại hình từ láy cũng rất đa dạng.

4


-Trong cuốn “từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” tác giả đưa ra quan
điểm: căn cứ vào số lần tác động của cách láy, có thể phận biệt các kiểu từ
láy: từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết (gọn gàng, vững vàng, đỏ đắn, khấp khểnh), từ
láy ba hay từ láy ba âm tiết (sạch sành sanh, téo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy tư
hay từ láy bốn âm tiết (nhi nha nhí nhảnh, kháp kha kháp khểnh, lam nham lở nhở,
vội vội vàng vàng, tẩn ngẩn tẩn ngẩn).
-Trong cuốn “cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Mai Ngọc Chừ (1997) cho
rằng từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có
loại ba tiếng.
-Theo quan điểm của GS. Đỗ Hữu Châu: “ Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm
có thể phân thành hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng),
từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm).
-Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) cho rằng: từ láy có thể chia làm hai loại: từ láy
hoàn toàn và từ láy bộ phận.
-Lê Trung Hoa (2002) cho rằng: trong tiếng Việt, số lượng từ láy khá nhiều.
Người ta thường chia từ láy ra làm hai loại lớn: từ láy hoàn toàn (như ba ba, chuồn
chuồn,...) và từ láy bộ phận (như đẹp đẽ,chờn vờn,...).
Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra quan điểm gần giống
nhau, căn cứ những quan điểm trình bày trên chúng ta có thể thấy rằng, các nhà Việt
ngữ học thống nhất chia từ láy theo hai cách:
Cách 1: Theo mức độ láy lại của ba bộ phận ngữ âm, có thể chia thành hai loại:
Láy hoàn toàn và láy bộ phận (láy không hoàn toàn).

Cách 2: Theo số lượng âm tiết của từ, có thể chia thành ba loại: Láy đôi (láy 2
âm tiết), láy ba (láy 3 âm tiết), láy bốn (láy 4 âm tiết).
Cách phân chia thứ nhất dễ nhận biết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn.
Để tiện cho việc so sánh từ láy tiếng Việt với từ láy tiếng Trung, ở chương hai
chúng ta sẽ tìm hiểu các phân loại chi tiết, song song với việc này, chúng tui sẽ chỉ
rõ đặc trưng và kết cấu của từng loại hình từ láy.
1.1.3.Những định nghĩa về từ láy
Từ xưa đã có rất nhiều định nghĩa về từ láy của các nhà nghiên cứu, song cho

5


đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nó. Chúng tui xin trích
dẫn những quan niệm về từ láy của một số nhà nghiên cứu:
- Quan niệm của GS. Nguyễn Tài Cẩn được trình bày trong cuốn “Ngữ pháp
tiếng Việt - Tiếng- Từ ghép - Đoản ngữ”: Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo
con mắt nhìn của người Việt hiện nay có các thành tố tr c tiếp được kết hợp lại với
nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các
thành tố tr c tiếp phải có s tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm
đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần
và âm cuối vần). Ví dụ ở từ láy đôi chúng ta thấy:
a) Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố tr c tiếp phải tương ứng với nhau
hay ở phụ âm đầu: làm lụng, đất đai, mạnh mẽ,… hay ở vần: lảm nhảm, lưa thưa,
lác đác,… có khi các thành tố tr c tiếp tương ứng cả phụ âm đầu, cả ở vần, ví dụ:
chuồn chuồn, quốc quốc, đa đa,…
b) Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính các thành tố nói chung đều phải có thanh
thuộc cùng một âm v c: thuộc âm v c cao (thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc) hoặc
thuộc âm v c thấp (thanh huyền, ngã, nặng). Ví dụ:
+ Cùng thuộc âm v c cao: hay ho, méo mó, ngay ngắn, bảnh bao, lỏng lẻo, rẻ
rúng mê mẩn, sáng sủa.

+ Cùng thuộc âm v c thấp: lụng thụng, dày dạn, rầu rĩ, đẹp đẽ.
- Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm:
cách tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi
là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là
bốn tiếng, và có cả từ láy ba tiếng. Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu
tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp)
vừa có biến đổi (gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn- điệp phần âm đầu, đối ở phần vần.
- Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “ Từ được cấu tạo theo cách láy, đó là
cách hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức
ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp. Các
từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm và
số lần tác động của cách láy. Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm có thể phân

6


biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng,...), từ láy toàn
bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm,...). Từ láy bộ phận chia làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu
(chắc chắn, chí choé, mát mẻ,...), lặp lại phần vần (lênh khênh, chót vót, lè tè,...).
Căn cứ vào số lần tác động của cách từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy:
từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn,...), từ láy ba hay từ
láy ba âm tiết (sạch sành sanh, tẻo tèo teo, dửng dừng dưng,...), từ láy bốn hay từ
láy bốn âm tiết (nhí nha nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩn
tần ngần,...). Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc
thái hoá, chuyên biệt hoá về nghĩa”.
- Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng: Những từ lấp láy gồm những âm tiết tương
quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm. Trong tiếng Việt hiện đại, có những từ
gồm hai từ tố có quan hệ về ngữ âm thường gọi bằng tên lấp láy, từ trùng điệp, từ
láy âm hay từ láy…Th c ra trong số những từ kiểu này có những từ th c s là từ
láy âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên (đất đai, tuổi tác, hỏi han,...). Nhưng

hiện nay về mặt quan hệ ngữ âm, chúng ta cũng gọi chung chúng là những từ láy
âm. Sở dĩ chúng tui gọi chung những từ láy âm là những từ ghép vì th c chất chúng
được tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hay bị biến âm. Từ
ghép láy “lâng lâng” gồm có hai từ hoàn toàn giống nhau về âm thanh. Và từ ghép
“máy móc” gồm từ tố máy kết hợp với móc là biến thể ngữ âm của máy. Từ láy âm
được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hay hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên
cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hay cái từ tố
chính. Những từ láy âm có s tương ứng về những mặt sau:
a) Về mặt phụ âm đầu như:
- Bắt bớ, bàn bạc, bạc bẽo, bụi bặm,…
- Cau có, canh cánh, cào cào, cầm cập, cặm cụi,…
- Chăm chỉ, chắc chắn, chặt chẽ, chạy chọt, chết chóc,…
- Da dẻ, dần dà, dai dẳng,…
b) Về vần mà khác nhau về phụ âm đầu:
- Bảng lảng, là đà, lụng thụng,…
- Kè nhè, lè nhè, lè tè, lì xì,…

7


c) Tương ứng hoàn toàn :
- Chuồn chuồn, rầm rầm, lần lần,…
d) S tương ứng về thanh điệu
Các âm tiết trong từ lấp láy thường có những thanh điệu tương ứng với nhau.
Hai âm tiết của từ lấp láy đều thuộc về một thanh điệu: không, sắc, hỏi hay nhóm
huyền, ngã, nặng. Ví dụ:
- Nhóm 1: lâng lâng, máy móc, bắng nhắng, liểng xiểng, lỏng lẻo.
- Nhóm 2: làng nhàng, nhồm nhoàm, cũ kỹ, gượng gạo, sợ sệt.
Bên cạnh đó còn có quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ khác. Theo quan điểm
của Nguyễn Hữu Quỳnh: “Trong tiếng Việt, từ ghép theo cách láy có một số

lượng đáng kể. cách láy là cách cấu tạo từ và cụm từ đặc biệt trong
tiếng Việt. Từ ghép láy (hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy) là những từ ghép
gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các thành tố
của từ ghép láy có mối liên quan với nhau về thanh điệu hay về các bộ phận
ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ
nghĩa nhất định. Thí dụ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen,
chằm chằm, thao thao, tỉ mỉ”. Hay như trong cuốn ngữ pháp tiếng Việt, các tác
giả cho rằng: “Từ láy đều là từ hai tiếng. Phần lớn đó là từ gốc Việt. Có một
số những từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng là đã Việt hoá, đã hoà lộn vào
bộ phận từ láy gốc Việt. Ví dụ: phảng phất, linh lợi, bồi hồi…Từ láy được cấu
tạo theo cách phối hợp ngữ âm. Nói đến “s phối hợp ngữ âm” ở đây tức là
nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng”.
Tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau về từ láy nhưng chúng ta vẫn thấy được một
điểm thống nhất, đó là tất cả các tác giả đều coi: từ láy được cấu tạo theo phương
thức láy. Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm (với thanh điệu giữ
nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo
hai nhóm: nhóm cao: thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc và nhóm thấp: thanh huyền,
thanh ngã, thanh nặng). Từ láy bao gồm hai hình vị, đó là hình vị gốc và hình vị láy.
Chúng có quan hệ ngữ âm với nhau. Hình vị láy có thể lặp lại những phần trong cấu
trúc triết đoạn như âm đầu, vần hay lặp cả âm đầu và vần (láy hoàn toàn), đồng

8


thời có s tương hợp trong cấu trúc siêu đoạn (thanh điệu). Hầu hết các tác giả đều
đồng ý: trong tiếng Việt phần lớn là những từ láy đôi (nghĩa là có hai âm tiết) ngoài
ra còn có từ láy ba và từ láy tư. Tuy nhiên có thể nói từ láy ba và từ láy tư chủ yếu
được xây d ng trên cơ sơ láy đôi.
Ví dụ :
Lơ mơ


>

lơ tơ mơ

Đen sì

>

đen sì sì

Dửng dưng

>

dửng dừng dưng

Lôi thôi

>

lôi thôi lếch thếch

Lúng túng

>

lúng ta lúng túng

Hùng hổ


>

hùng hùng hổ hổ

Vấn đề hiện nay nhiều nhà Việt ngữ học còn tranh cãi đó là s phân biệt giữa
từ láy và các loại từ khác. Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những tiêu chí phân định khác
nhau.
Nói tóm lại, nếu xuất phát từ quan niệm coi láy là ghép, các nhà ngôn ngữ học
định nghĩa như sau:
- “Từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm
(Nguyễn Tài Cẩn, 1975).
- “Từ ghép láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hay hai âm tiết có
quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết chính hoặc
các từ tố chính” (Nguyễn Văn Tu, 1976).
Xuất phát từ quan niệm coi láy là s hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá,
những nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy được tạo ra từ
một cách cấu tạo từ đặc biệt. Để tạo ra nhạc tính cho s hòa phối âm thanh
đối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, s láy không đơn thuần là
s lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng có s biến đổi âm, thanh
nhất định, dù là ít nhất, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Từ đó có
các định nghĩa:
- “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm” (Hoàng
Tuệ, 1978).

9


- “Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắc
nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về ngữ

âm có giá trị biểu trưng hoá” (Hoàng Văn Hành, 1991).
- “Từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng cách hoà
phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”(Diệp Quang Ban, 1989).
- “Từ láy là những từ được cấu tạo theo cách láy, đó là cách
lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến
đổi theo qui tắc biến thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm
cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh
nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (Đỗ Hữu Châu, 1981, 2007).
- Từ láy là “những cụm từ cố định được hình thành do s lặp lại hoàn toàn hay
lặp lại có kèm theo s biến đổi về ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có s hài
hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả” (Nguyễn Thiện Giáp, 1985).
1.2. Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, từ láy là một hiện tượng phong phú và phức tạp, nó biến
hóa đa dạng theo thời gian và truyền tải nhiều ý nghĩa sắc thái khác nhau, hơn nữa
nó là một phương pháp cấu tạo từ rất quan trọng, vì vậy được nhiều nhà ngôn ngữ
Trung Quốc coi trọng và đi sâu vào nghiên cứu.
Về cách phân loại từ láy, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau,
một số nhà ngôn ngữ học chia từ láy thành từ láy hoàn toàn và không hoàn toàn, từ
láy cấu từ và cấu hình, từ láy biến hình và không biến hình.
Ngoài ra, 朱 德 熙 (Chu Đức Hi)(1982) từng nhắc đến từ láy thuận và từ láy
ngược, 李宇明( Lý Vũ Minh)(1996) chia từ láy thành láy không từ, láy từ và láy
câu v.v, 孙景涛(Tôn Cảnh Thao)(2008) phân từ láy thành từ láy song hướng và từ
láy liệt biến, 刘丹青(Lưu Đan Thanh)(2012) chia từ láy thành từ láy nguyên sinh
và từ láy thứ sinh. Cách phân loại của 刘丹青(Lưu Đan Thanh) có thể nói có tính
sáng tạo đối với việc tìm hiểu nguồn gốc, bản chất hình thái và ý nghĩa ngữ pháp
của từ láy.
Từ thế kỷ 21 trở lại đây, những nghiên cứu về từ láy tiếng Trung thường tập
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
T So sánh các chủng nấm men đang được sử dụng trong các nhà máy sản xuất cồn êtylic ở Việt Nam từ nguy Kiến trúc, xây dựng 0
S So sánh phát triển của nấm men Saccharomyces.sp phân lập từ tự nhiên và Saccharomyces.cerevisia Khoa học Tự nhiên 0
D Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt Ngoại ngữ 0
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
T Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt) Văn hóa, Xã hội 0
N So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp Văn hóa, Xã hội 3
T Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người An Văn hóa, Xã hội 0
M Các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 2
H Khảo sát nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng Hán (so sánh với tiếng Việt) Văn hóa, Xã hội 10

Các chủ đề có liên quan khác

Top