daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

Nội dung
Trang
Phần mở đầu
1
Phần nội dung
3
I. Khái niệm phạm trù văn học
3
II. Các phạm trù lịch sử văn học Việt Nam
4
1. Các cách phân kì lịch sử văn họcViệt Nam khi chưa sử dụng khái niệm phạm trù
4
2. Phân kì lịch sử văn học Việt Nam dựa trên khái niệm phạm trù
4
3. Điểm khác biệt chính của hai phạm trù văn học dân gian và Hiện đại
5
III. So sánh hình tượng “Mưa” trong hai tác phẩm Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường và Mưa xuân của Nguyễn Bính.
6
1. Giới thuyết về thể loại hai tác phẩm
6
2. So sánh hình ảnh người phụ nữ qua hai tác phẩm để thấy được dấu ấn phạm vi tác phẩm
11
Phần kết luận
22
Tài liệu tham khảo
23


Tóm lại: Hình tượng mưa là hình tượng đẹp luôn xuất hiện trong thi ca của dân tộc, dẫu đó là mảng văn học dân gian hay văn học viết. Trở lại với cuộc trò chuyện của nhà thơ Vũ Nho với Trần Đăng Khoa ta sẽ thấy rõ được điều này :
VN: - Trước hết mình muốn biết chú bé Khoa đã viết bài thơ "Mưa" trong hoàn cảnh nào? Có phải từ một đề tập làm văn "Em hãy tả lại cơn mưa rào" của thầy cô giáo hay không?
TĐK: - Ồ! Không phải một bài tập làm văn được viết bằng thơ đâu. Không có đề văn nào như vậy cả. Nhưng bác có cảm giác ấy cũng một phần vì bài thơ thuộc loại tả cảnh. Còn vì sao em viết ư? Chính là từ gợi ý của một bài ca dao về mưa:

Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn

Hồi ấy, tuy mới học lớp ba nhưng em đọc dữ lắm. Bạn bè chúng gọi em là "ông cụ non". Em chẳng biết là có già thật không, nhưng em có ý định dựng một cơn mưa theo kiểu của mình....
VN: - Bài thơ được viết khi quan sát một trận mưa trực tiếp hay là bằng kinh nghiệm về mưa của em bé đã lên chín tuổi?
TĐK: - Bài thơ này không viết khi đang nhìn mưa. Mưa ngấm vào máu thịt của em từ bé. Chúng em chơi trong mưa, tắm trong mưa, chăn trâu cắt cỏ trong mưa. Trẻ con nhà quê quen dãi nắng dầm mưa. Đến bây giờ em vẫn hình dung mùi nước bốc lên từ ao bèo lúc sắp mưa. Vả lại ngồi nhìn mưa mà viết thì hoá ra đó là loại văn thơ viết bằng mắt.
VN: - Trong bài thơ có câu "mối trẻ bay cao, mối già bay thấp". Đó là viết theo quan sát, theo kinh nghiệm dân gian hay chỉ là suy đoán?
TĐK: - Ấy là suy đoán thôi. Khi sắp mưa, ở thôn quê mối bay ra rợp cả sân: Có con bay cao, có con bay thấp, có con rụng cánh chỉ bò như sâu khoai. Mối trẻ khoẻ sức nên bay cao, mối già yếu hơn, bay thấp. Suy đoán thế thôi. Chứ bác bảo làm sao mà em phân biệt được mối trẻ với mối già. Em có phải là nhà sinh vật học nhìn đời sống bằng kính hiển vi đâu (cười)
Vậy rõ là từ hình tượng “Mưa” đã được bắt rễ từ trong nền văn học dân gian, dẫu rằng cách nhìn còn giản đơn, mộc mạc nhưng cũng phải thừa nhận rằng, chính nhờ có nó mà sau này hình tượng “Mưa” mới tiếp tục trở thành chất liệu trong thơ ca tuyệt đẹp, “mưa” gắn liền với cảnh, “mưa” gắn liền với tâm trạng của con người. Và ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: Mỗi một phạm trù văn học lại có những đặc trưng riêng của nó.
PHẦN KẾT LUẬN

Ai đó đã nói thế kỷ XXI là thế kỉ mà thiên nhiên sẽ được lựa chọn và đi vào trong thơ ca một cách đẹp đẽ nhất, lung linh nhất, giàu ý nghĩa nhất. Thiên nhiên là cảnh đẹp của thơ ca, mang lại cho ta cảm hứng hoà mình, đắm say, trân trọng, giữ gìn ; thiên nhiên đi sâu thể hiện tâm trạng, ý nghĩ, chiều sâu triết lí của con người. Chính văn chương chứ không phải ngành nghệ thuật nào khác đã thể hiện được điều này một cách sâu sắc nhất.
Theo chiều dài của lịch sử văn học Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh về thiên nhiên, tui thấy hình ảnh mưa luôn là một trong những đứng vị trí hàng đầu. Cụ thể, trong từng phạm trù văn học, tui lại thấy hình ảnh mưa đa dạng và phong phú hơn. Sử thi Đẻ đất đẻ nước đã đánh dấu bước đầu về hình ảnh thiên xuất hiện trong thơ văn của văn học dân gian tuy cách nhìn còn giản đơn, mộc mạc, mang chiều sâu của sự giải thích về thiên nhiên, vũ trụ. Song : Đây là một sử thi tiêu biểu đặc trưng cho phạm trù Văn học dân gian, thể loại sử thi. Còn Nguyễn Bính, Nguyễn Bính đã học tập từ các nghệ sĩ dân gian cách làm này và sau đó ông đã đẩy lên đến mức điêu luyện, đôi lúc vượt qua những người thầy dân gian của mình, để rồi từ đó thiên nhiên, hình ảnh mưa xuân đi vào trong thơ của ông là mang cả hồn người, hồn người thiếu nữa trẻ trung đang yêu. Bởi lẽ đó mà “Mưa xuân” của ông có một sức sống lâu bền đến vậy.
Câu 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ THI TÂY NGUYÊN
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Trong quá trình phát triển của mình, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đều vận động theo những quy luật nội tại đầy hứng thú. Các thể loại hình thành, phát triển và đạt được thành tựu thường phải tạo nên những giá trị, những khuôn mặt trong những hình thức ổn định. Mặt khác, mỗi thời đại đều đòi hỏi những hình thức thức mới phù hợp với trình độ tư duy và thẩm mỹ của mình.
Lâu nay, trong nghiên cứu phê bình văn học chúng ta thường gặp thuật ngữ trường ca dùng để chỉ những tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hay trữ tình. Quan sát sự vận động của thể loại trường ca trong đời sống văn học có thể thấy rằng từ sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, trường ca phát triển theo hướng trữ tình, tâm lý, triết lý, yếu tố cốt truyện giảm xuống, các cảm xúc cá nhân thường được đặt trong liên hệ với những sự kiện lớn của lịch sử, của đất nước
Những cơ sở chúng tui căn cứ vào để xác định thể loại ở đây là: nội dung, đối tượng phản ánh, cách thể hiện, hình tượng trung tâm và âm hưởng chủ đạo của tác phẩm. Đó cũng là những đặc trưng cơ bản nhất khi đi vào nhận diện thể loại.

Trường ca trước 1975 hay còn gọi Sử thi được hầu hết mọi người hiểu là những áng văn tự sự (bằng văn vần hay văn xuôi) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu có tính toàn dân và có ý nghĩ trọng đại (sống còn, vinh nhục) đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc.
Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ nghi, nghệ thuật của xã hội thị tộc-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây dựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù của bộ tộc.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông Văn học 1
C Nghiên cứu so sánh về đối tượng chứng minh theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Liên bang Nga Luận văn Luật 0
D Hình tượng con người trong thơ Hồ Chủ Tịch và trong thơ Đường dưới cái nhìn của lý học so sánh Tài liệu chưa phân loại 2
D So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Mô Hình Nuôi Cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) Có Liên Kết Và Không Nông Lâm Thủy sản 0
D Giới thiệu chung về các hình thức trợ cấp dành cho nguời lao động trên thế giới và so sánh với các hình thức này ở việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D SO SÁNH HÌNH ẢNH LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ TẮC TĨNH MẠCH VỚI TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Y dược 0
D So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ Khoa học Tự nhiên 0
D So sánh các loại hình doanh nghiệp Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
J Xây dựng mô hình phân loại cảnh quan đô thị và nông thôn (đối sánh cảnh quan nông thôn Hoàng Liên Sơ Luận văn Sư phạm 0
V So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top