daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC:

1. Khái niệm chung:
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
1.2. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp
1.2.1. Doanh nghiệp tư nhân
1.2.2. Công ty hợp danh:
1.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
1.2.4. Công ty cổ phần
1.2.5. Doanh nghiệp nhà nước
1.2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2. Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp:
2.1. Bộ máy quản lý:
2.2. Huy động vốn:
2.3. Quản trị tài sản:
2.4. Khả năng rút vốn và chuyển nhượng:
2.5. Mức độ ổn định trong kinh doanh:
1. Khái niệm chung:
1.1. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”

1.2. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp:
1.2.1. Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là hình thức tổ chức kinh doanh lâu đời nhất và đơn giản nhất của một thực thể kinh doanh. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, không chỉ trên phần vốn đầu tư ban đầu mà còn phải đem tài sản cá nhân trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thuận lợi lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là thành lập rất đơn giản, dễ dàng. Chủ doanh nghiệp là người có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, được nhận tất cả thu nhập từ kinh doanh sau khi đã thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân có giới hạn nhất định. Doanh nghiệp không có quyền huy động vốn dưới bất kỳ hình thức phát hành chứng khoán nào.

1.2.2. Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên là đồng sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Loại hình công ty hợp danh có lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân về khả năng huy động vốn do có thể có nhiều thành viên góp vốn kinh doanh.

1.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại công ty do các thành viên góp vốn để thành lập và họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã góp vào công ty
_ Công ty TNHH một thành viên: Doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
_ Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005:
+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt

1.2.4. Công ty cổ phần
Là công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới hình thức cổ phần để hoạt động.
_ Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Căn cứ vào hình thức phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có hai loại: công ty cổ phần nội bộ và công ty cổ phần đại chúng. Công ty cổ phần nội bộ là loại công ty chỉ phát hành cổ phiếu cổ phiếu trong các cổ đông sáng lập, công nhân và những người quen thuộc với công ty. Công ty cổ phần đại chúng là loại công ty có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.

1.2.5. Doanh nghiệp nhà nước
Là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước thay mặt nắm quyền sở hữu, quản lý nhằm phục vụ cho những mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Ở Việt Nam, theo Luật DNNN năm 2003 thì DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hay có cổ phần góp vốn chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ thường đầu tư thành lập các DNNN trong những ngành chậm thu hồi vốn, khó thu hút vốn từ khu vực tư nhân, hay đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

1.2.6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Là doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần, hay toàn bộ vốn nhằm thực hiện các mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo quy chế của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S So sánh khả năng của các loại bánh men thuốc bắc trên thị trường Thành phố Cần Thơ Khoa học Tự nhiên 0
L Đề án So sánh chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hóa trong các siêu thị với các loại hình bán lẻ Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích so sánh các thể loại ký báo chí Tài liệu chưa phân loại 0
C So sánh silicone và các loại giấy cắn sử dụng trong ghi dấu tiếp xúc cắn khớp ở vị trí lồng múi tối Tài liệu chưa phân loại 0
D Giới thiệu chung về các hình thức trợ cấp dành cho nguời lao động trên thế giới và so sánh với các hình thức này ở việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh các hệ thống biểu hiện PROTEIN tái tổ hợp Khoa học Tự nhiên 0
T So sánh các chủng nấm men đang được sử dụng trong các nhà máy sản xuất cồn êtylic ở Việt Nam từ nguy Kiến trúc, xây dựng 0
L Ghép ảnh Panorama dựa trên đối sánh các đặc trưng bất biến Công nghệ thông tin 0
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động Luận văn Kinh tế 0
D So sánh chiến lược marketing của Omo và Tide và đưa ra ý kiến đề xuất cho các sản phẩm bột giặt VN Marketing 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top