sakurahimarawa

New Member
Download So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân

Download miễn phí So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân





 
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức : chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hay một số người thay mặt theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm thay mặt theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hay Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người thay mặt theo uỷ quyền.
- Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người thay mặt theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hay Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
 
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hay Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty
- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hay thuê người khác làm Giám đốc hay Tổng giám đốc.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lý thuyết : Hãy so sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân
Các tiêu chí
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Doanh nghiệp tư nhân
Khái niệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Số lượng thành viên
1 cá nhân hay 1 tổ chức
1 cá nhân
Tư cách pháp nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp tu nhân không có tư cách pháp nhân
Phạm vi chịu trách nhiệm
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Vốn
Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư toàn bộ và ghi vào điều lệ công ty
- Vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự đăng ký
- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tăng/ giảm vốn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hay huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hay giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán
- Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Các quyển của chủ sở hữu công ty
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây: a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; d) Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hay phá sản; o) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây: a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; c) Chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hay phá sản; g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
- Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Tuân thủ Điều lệ công ty. - Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hay Tổng giám đốc.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hay Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
Cơ chế họp và thông qua quyết định
Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp và thông qua quyết định khi có 1/2 số thành viên tham gia họp chấp thuận hay 3/4 số thành viên tham gia họp chấp thuận nếu là các vấn đề như việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định
Cơ cấu tổ chức, quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức : chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hay một số người thay mặt theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm thay mặt theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hay Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trườn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T So sánh sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính của doanh nghiệp với Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 2
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động Luận văn Kinh tế 0
L Ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính tại công ty may Đức Giang Luận văn Kinh tế 0
D So sánh các công nghệ truy nhập quang thụ động : APON, BPON, GPON, EPON Công nghệ thông tin 0
H Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài cô Luận văn Sư phạm 0
C Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ Luận văn Kinh tế 3
D So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2-50 thành viên, bình luận về thực trạng các công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
M Khảo sát thuật ngữ công nghệ dệt may trong tiếng Anh (có so sánh với tiếng Việt) Văn hóa, Xã hội 2
N So sánh đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao Văn hóa, Xã hội 2
W So sánh văn hóa doanh nghiệp và sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại công ty ABB Việt Nam và công ty ABB Singapore Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top