nvthiensu

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan niệm con người trong thơ thiền của Trần Nhân Tông





Lớn lên và được giáo dục đầy đủ trong môi trường văn hóa quý tộc với
một tinh thần cởi mở, kết hợp kiến thức khoa học với văn chương, quân sự với
âm nhạc “Khi lớn, ngài học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển. Ngay cả thiên
văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không mau chóng nắm
được sâu sắc” (6), hơn ai hết, đối với Trần Nhân Tông, Phật giáo là cuộc sống, là
quá trình đi tìm chân lý. Mà chân lý không phải là điểm sáng cuối con đường,
không nằm trong Phật giáo mà chính ngay giữa lòng cuộc sống, trên mỗi bước
chân người đời đi qua:
“Bụt ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt
Đến cốc hay chỉn bụt là ta.”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

55
QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN
CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
Hà Ngọc Hòa
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
1. Con người - đối tượng chủ yếu của sáng tạo văn học, bao giờ cũng
được người nghệ sĩ nhìn nhận, khai thác bằng quan niệm nghệ thuật. Quan niệm
về con người trong nghệ thuật tuy không đồng nhất với con người trong triết học
nhưng lại có những ảnh hưởng nhất định. Vì thế, tính ổn định về nghệ thuật luôn
chịu sự quy định của các quan điểm chính trị, xã hội và tư tưởng triết học đương
thời.
Nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam 10 thế
kỷ, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt của văn học Lý - Trần trong dòng chảy
chung đó. Khi chưa phải chịu sự ràng buộc hà khắc của Nho giáo, khi chưa có
những “đường hào ngăn cách” (Đặng Thai Mai) giữa cung điện của nhà vua và
làng mạc của người dân, con người sống vui tươi, hạnh phúc”Khi vua cày ruộng,
quan trồng lúa. Công chúa trồng dâu và dệt tơ” (Vũ Quần Phương) với bổn phận
của mình trong buổi đầu giữ nước. Bàng bạc và ấm áp tình người, tư tưởng Phật
giáo bao trùm lên cuộc sống, và chi phối đến tư tưởng, hành động của con người
trong giai đoạn này, mặc dù văn học Phật giáo “Không hình thành một dòng văn
thơ riêng biệt, dù trong một giai đoạn hay suốt chiều dài lịch sử văn học nước
nhà” (1). Tất nhiên, việc tiếp nhận một lý tưởng không đơn giản chỉ phụ thuộc vào
nội dung lý thuyết của lý tưởng đó, mà chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý xã hội và
56
người tiếp nhận. Thực tế lịch sử qua nghìn năm Bắc thuộc và những tham vọng,
tranh giành quyền lực của các triều đại Đinh, Tiền Lê đã củng cố đời sống tâm
linh thiên về Phật giáo trong nhân dân và tầng lớp quý tộc. Người dân tìm đến
với Phật giáo bằng niềm tin diệt khổ, bằng khát vọng được bình yên, hạnh phúc ở
đời; còn những người trí thức thông qua Phật giáo để tìm đến sự tĩnh lặng, vô ưu
và thanh thản tâm hồn trước từng cơn giông bão của cuộc đời. Điều ấy lý giải
được vì sao nhiều nhà sư - nhà thơ là nhà yêu nước, là tướng lĩnh cầm quân giết
giặc nhưng tâm hồn lại hướng về Phật giáo theo Thiền Tông. Con người trong
văn học giai đoạn này vừa yêu nước, thượng võ, lại vừa cảm nhận sâu sắc về sự
tàn phai, biến ảo của cuộc đời:
“Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thể thông thông thục bất bi?”
(Thân xác con người ta thường như tường vách lúc hư nát,
Tất cả người đời đều vội vàng, ai mà không buồn)
(Viên Chiếu - Tâm không)
2. Thơ Thiền còn được gọi là Kệ. Theo tiếng Phạn, Kệ là “gà thà”, có
nghĩa là tụng, ngợi, ca, tán dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm
pháp cho đệ tử. Hiện nay, các nhà nghiên cứu gọi chung thơ nhà chùa là thơ
Thiền. Nhưng quan niệm về thơ Thiền lại khác nhau. Theo Giáo sư Trần Đình
Sử, thơ Thiền phải có ba tính chất: truyền đạt được cách cảm nhận thế giới của
Thiền học; bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới, của tâm hồn và là thơ của tầng lớp
tăng lữ cao cấp, tầng lớp trí thức đặc biệt, không giống với tình cảm Phật giáo
dân gian (2). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh, thơ Thiền là hình thức chịu
ảnh hưởng Phật giáo, còn nội dung bàn về sinh, tử, vô, hữu, tâm, phật…và mang
57
những rung động thơ ca có tính trần thế (3). Dẫu có nhiều quan niệm khác nhau về
thơ Thiền, nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ cho rằng mọi quan niệm nhận thức
thơ Thiền đều xuất phát từ tiêu chí nội dung phản ánh của thơ Thiền “Từ việc
biểu đạt một nội dung xác định, thơ Thiền lựa chọn cho mình những đề tài, chủ
đề phản ánh riêng. Nó không đề cập tới cuộc sống nói chung mà đề cập tới một
phạm vi nhất định của cuộc sống có ảnh hưởng Phật giáo. Nó không bộc lộ thái
độ của tất cả mọi người nói chung trước cuộc sống mà là thái độ của những con
người ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo với cuộc sống hiện thực”(4).
Là thể loại phản ánh sâu sắc và tập trung nhất đời sống tâm hồn con
người, thơ Thiền đời Lý đã thể hiện sự hòa hợp giữa người tu hành và cuộc sống
trần thế, sôi động trong tinh thần “hòa quang đồng trần”. Dẫu là nhà vua, là vị
tướng, là nhà sư, thì trong những lời thơ bay bổng đó, người ta vẫn thấy được sự
hiện diện của những con người trí tuệ, nhân hậu, đem hết tài đức của mình để
đánh giặc, giữ nước, và để phụng sự Phật giáo.
Gắn liền với các trạng thái tâm hồn con người, thơ Thiền đời Trần tiếp
tục mở rộng biên độ tới các lĩnh vực khác của cuộc sống, khi vẫn mang trong
mình tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Nó giúp cho các Phật
tử - thi sĩ bước ra khỏi những giáo điều khô khan, cứng nhắc để nhập thế, giúp
đời, tạo nên tinh thần khai phóng, cởi mở, vừa siêu thoát lại vừa gần gũi… mà
vẫn không hề đi ra ngoài giáo lý nhà Phật:
“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công
…Phúc gặp tình cờ tri thức,
hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông”
58
(Trần Nhân Tông - Cư trần lạc đạo phú, Hội
thứ ba)
3. Trần Nhân Tông (1258 - 1308) lên ngôi khi mới hai mươi tuổi và nhanh
chóng thể hiện sự thông minh, tài hoa của một nhà vua trẻ. Lịch sử xem ông là
một vị vua hiền, có công trong sự nghiệp trung hưng đất nước. Nhà vua đã hai
lần tổ chức hội nghị nổi tiếng trong lịch sử: Hội nghị tướng lĩnh vương hầu ở
Bình Than và Hội nghị các Bô lão ở thềm điện Diên Hồng. Và cũng chỉ trong
năm năm, nhà vua đã lãnh đạo quân dân ta đánh tan hai cuộc xâm lược ồ ạt của
quân Nguyên (1285, 1287) mà mỗi lần không dưới 50 vạn quân:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
(Trần Nhân Tông - Tức Sự)
Đi qua thời trai trẻ với chiến tranh, với nhọc nhằn xây dựng đất nước, nhà
vua nhẹ nhàng từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử để rồi trở thành người sáng lập - Tổ
thứ nhất - Dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam:
“Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay đành rõ mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng”
59
(Trần Nhân Tông - Xuân Muộn)
Cuộc đời và tư tưởng của nhà thơ, được các nhà nghiên cứu tiếp cận trên
nhiều bình diện: nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà quân sự. Và ở bình diện nào cũng
phát hiện những điều thú vị, càng đi sâu càng thấy lạ “Nhân Tông là một con
người đa dạng. Trong ông có bản lĩnh quả quyết, vững vàng của một người làm
tướng, có cái sắc bén, bình tĩnh, ung dung của một nhà chính trị, ngoại giao, có
sự sâu sắc thâm trầm của một nhà thiền học và quán xuyến tất cả là lòng nhân ái,
hồn hậu, yêu nước nồng nàn… của con người Việt Nam cùng với một tâm hồn
thơ giàu cảm xúc, tinh tế” (5). Trong giới hạn cho phép của một bài nghiên cứu,
thông qua quan niệm về con người, chúng tui muốn góp phần bộc lộ tinh thần tự
chủ, tiến thủ, tích cực kiểu Thi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top