daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỤC LỤC….…...……...………………………………………………….……..........1
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài………………………………………………….............3
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………...…...5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..…..8
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..…8
5. Đóng góp của luận văn………………………………………………………….........9
6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………...9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại
1. Khái lược truyện ngắn sau 1975…………………………………………….............10
1.1. Đặc điểm truyện ngắn……………………………………………………........10
1.2. Quan niệm về con người đa chiều…………………………………….............11
2. Diện mạo truyện ngắn Nam bộ……………………………………………………...17
2.1. Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng……………………………..17
2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ…………………………………………..19
3. Nguyễn Ngọc Tư - luồng gió mới của truyện ngắn Nam bộ………………………..22
3.1. Sự khẳng định phong cách……………………………………………............22
3.2. Sự thể hiện QNNT về con người………………………………………...........26
Chương 2. Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Giới thuyết khái niệm QNNT về con người……………………………………..…33
2. Các kiểu con người…………………………………………………………..……..35
2.1. Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng………………………………………...35
2.2. Con người cô đơn - lạc lõng…………………………………………….…….37
2.3. Con người nữ bị cám dỗ………………………………………………………45
2.4. Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt………………………...49
3. Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư……………………………….............53

Chương 3. Những thủ pháp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Thủ pháp xây dựng nhân vật……………………………………………..…............56
1.1. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật..………………………………..……….......56
1.2. Dòng ý thức nhân vật…………………………………………….………........58
1.3. Nhân vật gắn bó với ngôn ngữ, không gian và văn hóa đặc trưng Nam bộ.......59
2. Nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật………….............64
2.1.Nghệ thuật trần thuật………………………………………………….….……64
2.2. Điểm nhìn trần thuật………………………………………………………......68
2.3. Giọng điệu trần thuật…………………………………………………….........70
3. Kết cấu truyện…………………………………………………………….…..…......74
KẾT LUẬN………………………………………………………….………………...77
TÀI LIỆU THAM KHẢO………..………………………………..…..………………81














PHẦN MỞ ĐẦU

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ
Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng tăm của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một số nước ngoài. Người ta xem Ngọc Tư là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 – 2006. GS. TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra.
Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánh kịp văn học hai miền Bắc, Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng, đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngọc Tư làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị: Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000). Giải B - hội văn học Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt năm (2001). Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt. Được bình chọn một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).
Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận; từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư. Ai cũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau, sách báo yếu và thiếu lại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất chị ra khỏi quê hương. Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạn nhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15). Ông Huỳnh Công Tín chân thành nói: khi tui bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tui thấy rất khó khăn, nhưng khi vớ được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tui mừng “như vớ được vàng”.
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã toả sáng rực rỡ trên con đường văn học, điều này không phải cây bút nào cũng có được. Truyện của chị gây ra hai luồng dư luận khen chê, song điều quan trọng nhất bạn đọc yêu văn gọi chị “đặc sản” Nam bộ rất mới nhưng không quá lạ.
1.2. Tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật (QNNT) về con người
QNNT về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có QNNT về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con người luôn được coi vấn đề số một. Con người luôn trăn trở nghĩ suy, luôn khao khát kiếm tìm con - người mình. Heidegger cho rằng: “Con người là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn bản thân mình”. Vâng! bản thân con người vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt được bản thể con người trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá tận cùng cái bí ẩn bên trong con người. Tập đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo có lời như sau: “Này, ta bảo cho các ngươi biết, bí mật của Mahabharata không có gì quý hơn con người”. Văn học lấy con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con người, thế nhưng con người vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”.
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ QNNT về con người được chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hương. Chúng tui nhớ lại Những chuyện không muốn viết (1942) của Nam Cao – bài học ấy nay lại vận vào chị. Nhưng bạn đọc hôm nay thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo. Vì họ biết: “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong QNNT về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong QNNT về con người” (51, tr.196).
Chị có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng thời gian chưa nhiều song địa vị Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại đã được xác định và được khẳng định dứt khoát. Chị có một vị trí không thể thiếu được khi nhắc đến truyện ngắn đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Ngọc Tư chưa phải đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải đỉnh cao chính mình. Nhưng chị đã độc sáng với chất lượng tác phẩm. Chị trở thành một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luân xôn xao trong năm 2005 - 2006, còn trẻ song chị có một vị trí tối quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới phê bình, lí luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chưa lâu nên những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa được tập hợp thành sách. Cho nên, về những bài nghiên cứu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tui chia thành 2 nhóm dưới đây.
2.1. Những bài nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm”. VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “tui thèm được quất vài roi để lớn lên”. Hiền Hoà – Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc Tư tui không muốn ngủ quên vì giải thưởng”. Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn của xóm rau bèo”. Trần Hoàng Thiên Kim – Hà Nội mới (10/5/04), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Qủa sầu riêng của trời”. Nhã Vân - Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”. Anh Vân – Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tui viết như cảm xúc của mình”. Thanh Vân – Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình”. Từ Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi thấy ngạc nhiên về mình”. Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và nhân tình”. Hạ Anh – Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà – Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau thành công là gánh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top