Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý sự thay đổi Trường THPT hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang): Luận văn ThS. Khoa học quản lý (chương trình đào tạo thí điểm)
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2015
Miêu tả: 95 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Khoa học quản lý (chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
PHẦ N MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài:
Bƣớc vào thế kỷ XXI, chúng ta đã chứng kiến thế giới với sự phát triển mạnh
mẽ của nhiều thành tựu khoa học, công nghệ và tốc độ xã hội hóa, thƣơng mại hóa
nhanh hơn các giai đoạn trƣớc. Nền kinh tế tri thức còn gọi là nền kinh tế thông tin,
kinh tế dựa vào tri thức ra đời, khẳng định vai trò quyết định của giáo dục đối với
việc xây dựng và phát triển những hình thái kinh tế - xã hội mới.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam cũng đã xác
định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đẩy mạnh phát triển đất nƣớc theo hƣớng
CNH-HĐH, tiến tới: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
[20, tr. 23] . Con ngƣời chính là chủ thể của việc tiến hành thực hiện đổi mới, phát
triển đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Con ngƣời trong xã hội hiện nay cần
đƣợc trang bị đầy đủ, toàn diện về tri thức, trình độ chuyên môn, nắm bắt đƣợc khoa
học kỹ thuật hiện đại tiên tiến, có kỹ năng lao động, khả năng làm việc tốt, có tƣ
duy nhạy bén, sáng tạo, biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị máy móc hiện đại.
Giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo cho xã hội mới đội ngũ lao động
đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng để tiến hành phát triển kinh tế, xã hội. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát triển giáo
dục là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời là yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Luật Giáo dục Việt Nam (năm 2005) đã quy định về nhiệm vụ của giáo dục
phổ thông: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông (THPT) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
cấp, học nghề hay đi vào cuộc sống lao động” [3, tr.8]. Đến hội nghị Trung ƣơng
sáu , khóa XI, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ "đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
- đào tạo"
Trong thời kỳ đổi mới, Tuyên Quang là một trong số các tỉnh đi đầu trong
thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục các bậc học để nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dƣỡng nhân tài, sớm thoát khỏi một tỉnh kém phát triển về văn hóa - giáo
dục. Nhận thức về tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong nền kinh tế tri thức
và hội nhập, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang đã đặt ra mục tiêu phấn đấu: tạo
nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, chọn lọc, bồi dƣỡng nhân tài về khoa học , công
nghệ, quản lý, văn hóa, nghệ thuật, thể thao có trình độ chuyên môn cao đáp ứng
yêu cầu của công nghiêp̣ hóa – hiêṇ đaị hóa đất nƣớc “Quy hoạch phát triển tổng
thể về Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020; Đề án phát
triển giáo dục mầm non 2010- 2020; Đề án phát triển nguồn nhân lực thành phố
Tuyên Quang 2010- 2015 và định hƣớng đến năm 2020”. Bằng những bƣớc đi thích
hợp, trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm
2015, 2020, thực hiện tốt các chƣơng trình giáo dục với phƣơng châm “Chuẩn hóa”,
“Hiện đại hóa”, “Xã hội hóa”, “Dân chủ hóa”, “ Nguồn lực hóa”, tiếp tục thực hiện
chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trƣơng lập lại kỷ cƣơng, kiên quyết “nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm
đạo đức nhà giáo và cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Ngành giáo dục Tuyên
Quang cùng với các ngành các cấp đang nỗ lực phấn đấu đƣa thành phố Tuyên
Quang phát triển nhanh, bền vững, mau chóng hội nhập với các tỉnh trong khu vực
và tiến tới trong cả nƣớc. Để thực hiện mục tiêu trên thì một nhiệm vụ rất quan
trọng là cần thực hiện sự thay đổi, đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông hiện
nay và quản lý sự thay đổi quá trình đó. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà quản
lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông còn nhiều hạn chế. Vì vậy nghiên cứu
quản lý sự thay đổi ở trƣờng trung học phổ thông là rất cần thiết để từ đó có thể đƣa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quá trình đổi mới căn bản và toàn
diện trƣờng trung học phổ thông hiện nay.
Xuất phát tƣ̀ nhƣ̃ng lý do trên , tui quyết điṇ h lƣạ choṇ đề tài Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ của mình là“ Quản lý sự thay đổi trường trung học phổ thông hiện
nay (Nghiên cứu trường hợp Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên
Quang)”.
2. Tổng quan tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́ u
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề lãnh đạo và quản
lý, phong cách lãnh đạo và quản lý, các phẩm chất và năng lực cần có của một
ngƣời lãnh đạo, một nhà quản lý...
- Warren Bennis đã nghiên cứu, đề xuất lý thuyết về lãnh đạo dựa trên đặc
tính cá nhân. Tác giả cho rằng: "Ngƣời lãnh đạo là ngƣời có khả năng trình bày tƣ
tƣởng một cách đầy đủ và rõ ràng; họ biết rõ họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó,
và làm sao để truyền đạt điều họ muốn đến những ngƣời xung quanh để thuyết phục
mọi ngƣời cùng hợp tác và thực hiện điều họ muốn và cuối cùng là họ biết làm thế
nào để đạt đến mục đích mong muốn". Đó chính là thực hiện sự thay đổi từ tổ chức
của mình [36, tr.26]. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý đƣợc Warren Bennis,
John Maxell …chỉ ra là quản lý tập trung vào các công việc, nhiệm vụ hiện tại và
duy trì sự ổn định của tổ chức, còn lãnh đạo luôn hƣớng về các mục tiêu phát triển
trong tƣơng lai và tìm kiếm sự thay đổi của tổ chức cho phù hợp với xu hƣớng phát
triển của thời đại. Do vậy, sự lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn, ở đẳng cấp cao
hơn so với sự quản lý.
- Với lý thuyết về lãnh đạo qua thăng hóa, John [32, tr.16], cho rằng chúng ta
có thể phân biệt những ngƣời lãnh đạo kiểu giao dịch và những ngƣời lãnh đạo kiểu
thăng hóa. Loại ngƣời đầu tiên đối xử với các thuộc cấp theo cung cách thực tiễn,
trao đổi chuyện này, chuyện khác, còn loại sau là những ngƣời lãnh đạo có viễn
kiến, muốn tìm thấy ở thuộc cấp "cái bản chất tốt đẹp hơn” và đƣa họ đạt đến những
mức nhu cầu và mục đích cao hơn và phổ quát hơn. Nói cách khác, theo mô hình
này, ngƣời lãnh đạo đƣợc xem nhƣ là nhân tố làm thay đổi tổ chức và xã hội.
- Theo John C. Maxwell (2009): "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức
(gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch ấy”.
Trong cuốn “Quản lý sự thay đổi”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2006, R.Heller đã nghiên cứu và chỉ ra tính cấp thiết của sự thay đổi trƣờng học, các
bƣớc tổ chức thực hiện sự thay đổi trƣờng học, mô hình của một trƣờng học thành
công v.v...
- Theo Peter F. Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic
mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích” [16, tr.18]. Các thành quả
này đều có một vai trò tích cực là tạo ra sự thay đổi cho tổ chức và xã hội theo chiều
hƣớng phát triển và tiến bộ hơn, trƣớc hết là phát triển kinh tế.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một vấn đề khá mới mẻ
nhƣng cũng đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
- Đặng Xuân Hải có bài viết: “Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi để
chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học trong các trƣờng đại học trong giai đoạn hiện
nay”, bài đăng trên tạp chí Giáo dục số 3/2005.
- Trong cuốn “Quản lý sự thay đổi”, sách bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục
của dự án đào tạo giáo viên THCS, Đặng Xuân Hải đã nghiên cứu và cụ thể hóa các
bƣớc của quá trình quản lý sự thay đổi nhƣ sau:
Bƣớc 1: Nhận diện sự thay đổi;
Bƣớc 2: Chuẩn bị cho sự thay đổi;
Bƣớc 3: Thu thập số liệu, dữ liệu;
Bƣớc 4: Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ sự thay đổi;
Bƣớc 5: Xác định mục tiêu cụ thể cho các bƣớc chỉ đạo sự thay đổi;
Bƣớc 6: Xác định trọng tâm của các mục tiêu;
Bƣớc 7: Xem xét các giải pháp;
Bƣớc 8: Lựa chọn giải pháp;
Bƣớc 9: Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện;
Bƣớc 10: Đánh giá sự thay đổi;
Bƣớc 11: Đảm bảo tiếp tục đổi mới.
Với cách tiếp cận tác giả đã đƣa ra các bƣớc để quản lý sự thay đổi. Đây là
tài liệu giúp chúng tui kế thừa trong quá trình phân tích sự thay đổi ở trƣờng học
đặc biệt nội dung các bƣớc sự thay đổi.
Nhƣ trên đã trình bày , quản lý và quản lý sự thay đổi có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự tồn tài và phát triển của một tổ chức , là vấn đề đã và đang thu hút
đƣơc̣ rất nhiều sƣ̣ quan tâm của các hoc̣ giả trong và ngoài nƣớ c , và ở các lĩnh vực
khác nhau. Trên các diêñ đàn , cũng nhƣ trên báo chí truyền thông đã đăng tải rất
nhiều bài viết liên quan tớ i quản lý sự thay đổi của tổ chƣ́ c nhƣ:
Lê Phƣớ c Minh vớ i chuyên đề “Lañ h đaọ và quản lý sƣ̣ thay đổi” , Hà Nội
06/2009, cũng đã bàn về vấn đề tìm ra các giải ph áp lãnh đạo , quản lý sự thay đổi
trong tổ chƣ́ c, trƣờ ng hoc̣ trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của thế giớ i và Viêṭ
Nam.
Nguyêñ Anh Tuấn, vớ i bài viết “ Quản lý sƣ̣ thay đổi phƣơng pháp daỵ hoc̣ :
quy trình 11 bƣớ c và minh hoạ ”
Trong cuốn tài liệu tập huấn: “Bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý cho nữ
cán bộ viên chức Đại học Thái Nguyên” do Đại học Thái Nguyên tổ chức tháng 11
năm 2010, Đặng Xuân Hải đã đƣa ra 6 câu hỏi mà theo ông ngƣời quản lý sự thay
đổi phải tìm đƣợc câu trả lời khi bắt tay vào “Quản lý sự thay đổi”. Cụ thể là:
1. Cái gì đang/cần thay đổi, kết quả mong đợi là cái gì?
2. Dự báo trạng thái hiện hành của tổ chức: Tình trạng hiện tại của tổ chức
(so với sự thay đổi của bối cảnh) là nhƣ thế nào?
3. Khoảng cách hiện hữu giữa hai trạng thái nêu trên là gì?
4. Có “năng lƣợng/sự sẵn sàng” hay “rào cản/chống đối” khi tiến hành sự
thay đổi không?
5. Điều ngƣời quản lý sự thay đổi mong muốn và khả năng thực hiện là gì?
6. Tính phù hợp và khả năng hiện thực hóa sự thay đổi?
Tác giả đã chỉ ra đối tƣợng thực hiện sự thay đổi, kết quả sự thay đổi, rào cản
của sự thay đổi. Tuy nhiên tác giả chƣa chỉ ra động lực hay nguồn lực của sự thay
đổi để bồi dƣỡng, nâng cao năng lực quản lý cho nữ cán bộ viên chức.
Trong bài viết “Quản lý sƣ̣ thay đổi trong tổ chƣ́ c” của Nguyêñ Thi ̣Bích Đào
trên tap̣ chí Khoa hoc̣ Đaị hoc̣ quốc gia Hà Nôị , (2009), đã chỉ ra các bƣớ c quản lý
sƣ̣ thay đổi của tổ chƣ́ c, các nguyên tắc, kỹ năng thực hiện quản lý sự thay đổi. Trên
cơ sở phân tích của tác giả giúp chúng tui hiểu rõ về nguyên tắc, kỹ năng của quản
lý sự thay đổi.
Đặng Xuân Hải với chuyên đề “ Quản lý nhà trƣờng trong bối cảnh thay đổi”
Phan Văn Nhân, Viêṇ Khoa hoc̣ giáo duc̣ Viêṭ Na m, chủ nhiệm đề tài “Quản
lý sự thay đổi trong giáo dục trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam” .
Vũ Dƣơng Uyên với đề tài “Quản lý đánh giá chất lƣợng giáo dục các trƣờng
trung học phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng
giáo dục trƣờng trung học phổ thông”, 2011.
Qua nghiên cƣ́ u và tìm hiểu , tác giả luận văn đã chọn lọc, kế thừa một số
quan điểm, ý tƣởng trên. Tuy nhiên, các bài viết, đề tài nghiên cứu về quản lý , quản
lý sự thay đổi tổ chức có nhiều, nhƣng đề tài nghiên cƣ́ u về quản lý sự thay đổi
trong trƣờ ng hoc̣ , cụ thể là quản lý sự thay đổi ở trƣờng trung học phổ thông còn
hạn chế. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu trƣớc đó tui nghiên cứu về quản lý sự thay
đổi trƣờ ng trung học phổ thông nói chung, và trƣờng trung học phổ thông Dân tôc̣
nôị trú Tuyên Quang nói riêng . Qua đó , tác giả mong muốn đƣa ra các đề xuất về
giải pháp để khắc phục những hạn chế , yếu kém trong công tác quản lý sự thay đổi
trƣờ ng học thời gian qua, và tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả hơn
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu về quản lý sự thay đổi nói chung, tại
trƣờng trung học phổ thông nƣớc ta nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông hiện nay,
thông qua trƣờng hợp cụ thể là Trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên
Quang.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
Một là, tổng quan cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi tổ chức, trƣớc hết là
loại hình tổ chức trƣờng trung học phổ thông nƣớc ta.
Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý sự thay đổi tại Trƣờng trung học
phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi của
Trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nôị dung: đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý sự thay đổi mọi mặt
của Trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang,
tập trung vào các lĩnh vực đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp và quản lý giáo dục,
công tác đảm bảo chất lƣợng và đội ngũ giáo viên của trƣờng..
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê đƣợc giới hạn từ năm 2009 – 2013.
- Phạm vi không gian: Trƣờng Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên
Quang.
5. Mẫu khảo sá t
Trƣờ ng trung học phổ thông Dân tôc̣ nôị trú Tuyên Quang
6. Câu hỏi nghiên cƣ́ u:
Qua nghiên cứu quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông. Các câu hỏi
nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:
- Quản lý sự thay đổi thực chất là gì? Vì sao phải thay đổi cái hiện có?
- Thực trạng quản lý sự thay đổi của giáo dục phổ thông nói chung, trƣờng
trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang nói riêng thời gian vừa qua diễn
ra nhƣ thế nào? Công tác quản lý sự thay đổi tại trƣờng trung học phổ thông Dân
tộc nội trú Tuyên Quang đang ở mức độ nào, gặp thuận lợi, khó khăn gì ?
- Cần có những giải pháp cơ bản nào để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang trong thời
gian tới?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Quản lý sự thay đổi ở Trƣờ ng trung học phổ thông Dân tôc̣ nôị trú Tuyên
Quang đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên
nhân làm cho công tác quản lý sự thay đổi còn thấp. Nếu đề xuất và thực hiện đƣợc
các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi ở Trƣờ ng trung học phổ thông Dân tôc̣ nôị trú
Tuyên Quang.
8. Phƣơng phá p nghiên cƣ́ u
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết : sƣ̉ duṇ g phƣơng pháp phân tích ,
tổng hơp̣ ,hê ̣thống hóa lý thuyết để xác điṇ h các khái niêṃ công cu ̣và xây dƣṇ g
khung lý thuyết cho đề tài
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phƣơng pháp quan sát sƣ phaṃ : Quan sát hoạt động của cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh trong trƣờng nhằm đánh giá thực trạng biến đổi ở trƣờng phổ
thông.
+ Phƣơng pháp điều tra bằng anket : Điều tra khảo sát , lấy ý kiến của cán bô ̣
quản lý, các nhà giáo dục , giáo viên, học sinh trƣờng trung học phổ thông Dân tôc̣
nôị trú Tuyên Quang để tìm hiểu thực trạng quản lý biến đổi của nhà trƣờ ng.
+ Phƣơng pháp thống kê: Sƣ̉ duṇ g phƣơng pháp này để xƣ̉ lý các số liêụ thu
nhâ

đƣơc̣ tƣ̀ các phƣơng pháp nghiên cƣ́ u khác.
9. Kết cấ u củ a luâṇ văn:
Ngoài phần mở đầu , kết luâṇ , khuyến nghi ,̣ danh muc̣ tài liêụ tham khảo ,
phần phu ̣luc̣ , nôị dung luâṇ văn gồm nhƣ̃ng phần chính sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luâṇ về quản lý sự thay đổi và quản lý sự thay đổi trƣờng
trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thƣc̣ traṇ g quản lý sự thay đổi trong trƣờng trung học phổ thông.
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông hiện
nay.
Nhận xét
Trong kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của
giải pháp đƣa ra cao nhất về giải pháp “Nâng cao nhận thức về đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, nhất là công tác quản lý cơ sở giáo dục, theo tinh thần NQTW 8
khóa XI”, sau đó là “Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục trƣờng trung học
phổ thông hiện nay” có ĐTB=2.33 và đứng thứ 3 là giải pháp “Đổi mới, hoàn thiện
thể chế trong hoạt động quản lý nhà trƣờng” có ĐTB=2.31 Tuy nhiên giải pháp
đƣợc đánh giá ít khả thi trong việc nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi trƣờng
trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên Quang là “Tăng cƣờng năng lực, vai trò
quản lý của lãnh đạo nhà Trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên
Quang” và “Đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý nhà
trƣờng đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lƣợng”
Kết quản bảng 3.1 và 3.2 cho thấy nội dung của 5 biện pháp đều có kết quả
trung bình với chỉ số rất cao, từ 2.25 trở lên đến 2.46 (trong 3 mức đặt ra), nghĩa là
từ mức cần đến mức rất cần. Nội dung của mỗi biện pháp có những tham số khác
nhau đƣợc chúng tui sắp xếp từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ quan trọng giảm
dần theo từng tiêu chí
Kết luận chƣơng 3
Nhƣ vậy, những giải pháp chúng tui nêu trên là phù hợp với thực trạng quản
lý sự thay đổi nhà trƣờng hiện nay. Nhƣ chúng ta đã biết trong tình hình đổi mới
giáo dục hiện nay, việc đƣa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý sự thay đổi nhà trƣờng là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và
những bất cập hiệu quả công tác phát triển trƣớc đó, góp phần vào việc nâng cao
hiệu quản quản lý nhà trƣờng. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là
những cách làm mới có hiệu quả đối với công tác phát triển GD, cần có cơ chế
phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng
bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp, trong đó Phòng Giáo
dục & Đào tạo chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải biết
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy đƣợc tiềm năng và thế mạnh của
tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển.
Nhƣ trên chúng tui đã tổng kết đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tuyên
Quang Những nguyên tắc, giải pháp này có thể trở thành cơ sở thực tiễn để các
trƣờng trung học phổ thông khác ở nƣớc ta nghiên cứu, tham khảo, rút ra cách thức
quản lý quá trình thay đổi, đổi mới hoạt động của mình một cách có hiệu quả theo
tinh thần, nhiệm vụ của Nghị quyết TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện
sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở nƣớc ta giai đoạn hiện nay.
KẾ T LUÂṆ VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm có đƣợc những giải
pháp chủ yếu quản lý sự thay đổi của nhà trƣờng, chúng tui xin khái quát một số nét
cơ bản sau:
1.1. Để thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc, có bƣớc tiến vững chắc vào thế kỷ
21, cần có con ngƣời vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã
hội trƣớc mắt, vừa có khả năng sáng tạo để đƣa đất nƣớc đi lên, hội nhập với sự
phát triển của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Việc đào tạo thế hệ trẻ đáp
ứng đƣợc yêu cầu đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và trƣớc hết là trách
nhiệm của ngành Giáo dục & Đào tạo, trong đó nhà trƣờng là đơn vị trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ chính trị “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”.
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó cần đổi mới quản lý GD, các nhà trƣờng là
phải có sự chuyển biến căn bản từ mục tiêu đến nội dung, phƣơng pháp dạy học để
đƣa chất lƣợng giáo dục lên một chất lƣợng mới, khai thác các yếu tố nội lực bên
trong và ngoại lực.
Trong nội dung chƣơng 1 chúng tui đã đƣa ra về khái niệm quản lý sự thay
đổi và nội dung quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông nƣớc ta trong giai
đoạn hiện nay
1.2. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đặc biệt là mấy năm gần
đây trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc
nhiều thành tích bên cạnh đó vẫn còn một số điểm yếu kém. Nghiên cứu thực trạng
cho thấy công tác quản lý sự thay đổi trƣờng trung học phổ thông Dân tộc nội trú
Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, yếu kém trong đó do nhiều nguyên nhân, nhất là
các nguyên nhân chủ quan nhƣ năng lực lãnh đạo nhà trƣờng, đội ngũ GV, CBQL ...
1.3. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của trƣờng trung học phổ thông
Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, chúng tui đã hệ thống hoá các nguyên tắc thực
hiện đổi mới và đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
là:
1. Nâng cao nhận thức về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhất là
công tác quản lý cơ sở giáo dục theo tinh thần NQTW 8, khóa XI.
2. Đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý nhà
trƣờng đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lƣợng
3. Quản lý sự thay đổi theo các bƣớc của quy trình quản lý
4. Đổi mới, hoàn thiện thể chế trong hoạt động quản lý nhà trƣờng phổ
thông, trƣớc hết là đối với trƣờng trung học phổ thông
5. Tăng cƣờng năng lực, vai trò quản lý của lãnh đạo nhà Trƣờng trung học
phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
6. Đảm bảo các điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới
Các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sự thay đổi trƣờng
trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang do chúng tui đề xuất đƣợc
CBQL, GV đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao khi triển khai áp dụng trong
thực tiễn
Để các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sự thay đổi Trƣờng
trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang phát huy vai trò, tác dụng
trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng, chúng tui đƣa ra một số
kiến nghị.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục đào tạo:
Cần thể chế hoá các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối
với cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên để có trách nhiệm gắn với quyền lợi
nhƣ : chế độ đào tạo bồi dƣỡng, chế độ tiền lƣơng, chế độ khen thƣởng....
Cần phân cấp quản lý một cách đầy đủ để phát huy tính chủ động của các cơ
sở giáo dục, nhất là đối với các trƣờng trung học phổ thông.
Phải thực sự xem việc quản lý giáo dục, quản lý sự thay đổi nhà trƣờng là
yếu tố có tính quyết định đến chất lƣợng của toàn ngành. Làm tốt việc phát hiện,
quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của ngành.
2.2. Đối với UBND Tỉnh Tuyên Quang
-Nên đƣa khâu tổ chức, cán bộ các cơ sở giáo dục, đào tạo do tỉnh thành lập
cho Sở GD-ĐT quản lý, chỉ có Sở chủ quản mới phân phối đúng chất lƣợng và yêu
cầu của ngành học, cấp học.
-Nên ƣu tiên đầu tƣ và tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị sƣ phạm cho các
trƣờng THCS để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông.
Đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cần xây dựng, thực hiện quy hoạch
phát triển NNL cho ngành giáo dục, đào tạo của tỉnh một cách bài bản, khoa học,
hiệu quả; tăng cƣờng tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bố trí
những cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu lý luận và thực tiễn để làm nhiệm vụ
này; đồng thời đầu tƣ kinh phí thích hợp để bản quy hoạch có tính khả thi. Cần tiến
hành việc kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và đánh giá hiệu quả của nó.
Đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng cần tăng nguồn ngân sách về
chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp GD ĐT nhất là cho các trƣờng trọng điểm của tỉnh,
có chính sách thu hút giáo viên giỏi về các trƣờng này để đảm bảo nhu cầu phát
triển sự nghiệp “trồng ngƣời” trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
2.3. Đối với Sở giáo dục & ĐT tỉnh Tuyên Quang
Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo tạo xây dựng trƣờng
trọng điểm của tỉnh về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất...
Đồng thời có kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ hiệu trƣởng, quản
lý nhà trƣờng, thƣờng xuyên, liên tục để cập nhật thông tin. Động viên khen thƣởng
kịp thời những đơn vị, cá nhân tiên tiến trong ngành để nhân rộng điển hình.
Từ hoạt động thực tiễn đó tiến hành tham mƣu với UBND tỉnh, tăng cƣờng
cơ sở vật chất, chăm lo đến đời sống GV, CBQL hơn nữa. Đặc biệt là có chính sách
trợ cấp cho GV ở vùng sâu, vùng xa và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để họ yên
tâm công tác. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
các chuyên viên công nghệ thông tin của Sở và Phòng Giáo dục & Đào tạo nghiên
cứu, biên soạn các phần mềm về quản lý hồ sơ GV, HS, thời khoá biểu, tài chính,
cơ sở vật chất và quản lý thi cử.
2.4. Đối với trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tuyên Quang
Cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà trƣờng cần nâng cao nhận thức về vai trò sự
thay đổi và quản lý sự thay đổi đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và
kinh tế - xã hội nói chung, trƣớc hết là trong phạm vi của trƣờng. Cần thƣờng xuyên
học tập, tu dƣỡng đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức giác ngộ đạo đức nghề nghiệp
của ngƣời GV nhân dân. Tích cực học hỏi để nâng cao năng lực và hiệu quả của
quản trị trƣờng, trƣớc hết là nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV và thực hiện quản trị
sự thay đổi tổ chức. Thực hiện tốt mọi chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc, quy định của ngành Giáo dục & Đào tạo, hết mình vì sự nghiệp giáo
dục. Có ý chí say mê nghiên cứu khoa học, tự tìm ra phƣơng pháp giảng dạy phù
hợp với từng đối tƣợng HS. Đội ngũ GV thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy đối với HS
và nhân dân.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tuấn duy

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý sự thay đổi Trường THPT hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang): Luận văn ThS. Khoa học quản lý (chương trình đào tạo thí điểm)
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

bạn gửi cho mình xin tài liệu này vào mail: [email protected]. Thank bạn nhiều!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top