phuong_thai0505

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN. 3
1. Lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. 3
2. Vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế trọng nông (1756 - 1777). 5
3. Vai trò của nhà nước trong học thuyết KTCTTSCĐ Anh. 9
4. Vai trò nhà nước trong các học thuyết KTCTTS tầm thường. 11
5. Vai trò của nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân Cổ Điển. 12
6. Nhà nước - bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes. 14
7. Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của trường phái Tự do mới. 19
8. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại. 24
Kết luận 29
II. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 31
1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết Mác - Lênin 31
2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 33

LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả các nhà nước đều có chức năng quản lý kinh tế. Hoạt động của nhà nước luôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể cũng như tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ can thiệp, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc gia không giống nhau. Mức độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợi ích đòi hỏi của giai cấp thống trị,… Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế.
Việc nghiên cứu, phân tích lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, do đó có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế. Vai trò điều tiết hướng dẫn của nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọngvà cần thiêt. Nghiên cứu lý luận về vai trò nhà nước trong các học thuyết kinh tế cũng như sự vận dựng các lý luận này trong thực tiễn, sẽ giúp ta xác lập cơ sở cho vai trò và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà nhà nước sử dụng để can thiệp điều tiết hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam.
Với những suy nghĩ trên tui đã quyết đinh chọn đề tài tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình là: “Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam”.
Nội dung của Tiểu luận gồm hai phần chính :
I. Vai trò của nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế tư sản.
II. Lý luận về vai trò của nhà nước trong học thuyết Mác-Lênin và vai trò của nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, tầm vóc của đề tài lớn, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song bài viết không tránh khỏi có những khiếm khuyết. tui rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, và những người có quan tâm tới vấn đề này để tui có thể hiểu vấn đề một cách thấu đào, toàn diện và sâu sắc hơn.

I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN.
Nhà nước luôn là một tác nhân quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên vai trò, mức độ can thiệp cũng như các biên pháp can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế trong mỗi thời kỳ có sự khác nhau. Sự khác nhau này không phải do ý chí chủ quan của con người mà do sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này thông qua nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế trong các học thuyết kinh tế. Thông qua nghiên cứu vấn đề này chúng ta cũng có thể rút ra rất nhiều bài học bổ ích cho hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế của nhà nước Việt Nam trong thực tế.
1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG.
Chủ nghĩa trong thương tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời và tồn tại vào khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong bối cảnh cách sản xuất phong kiến tan rã, cách sản xuất tư bản mới ra đời, đang chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường. Đây chính là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản, việc tích luỹ tiền tệ có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Trong khi đó sản xuất chưa phát triển do đó để có tiền mặt tích luỹ phải thông qua thương mại, mua bán trao đổi. Hơn nữa, giai cấp tư sản lúc này mới ra đời còn non yếu, chưa nắm được chính quyền và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp. Chính vì thế vai trò bà đỡ cho chủ nghĩa tư bản ra đời của nhà nước phong kiến là rất quan trọng và cần thiết.
Ra đời trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa trọng thương thay mặt và bảo vệ trực tiếp cho lợi ích của tư bản bản thương nghiệp lớn. Các nhà trọng thương đề cao vai trò của tiền (tiền vàng), coi tiền là thước đo của sự giàu có, và để tích luỹ tiền tệ thì phải thông qua thương mại mà trước hết là ngoại thương. Đặc biệt họ rất đề cao vai trò can thiệp của nhà nuớc vào các hoạt động kinh tế để thúc đẩy quá trình tích luỹ tiền vàng cho quốc gia mà cụ thể hơn là cho tư bản thương nghiệp.
Thực vậy, theo các nhà trọng thương muốn có nhiều tiền phải dựa vào ngoại thương và trong ngoại thương phải đảm bảo nguyên tắc xuất siêu: xuất nhiều hơn nhập, tiền mua hàng nước ngoài phải ít hơn tiền bán cho ngoại quốc. Và để có xuất siêu thì nhà nước phải sử dụng các công cụ can thiệp vào nền kinh tế để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế thậm chí cấm nhập khẩu.
Các biệp pháp can thiệp của nhà nước như:
- Thực hành chế độ thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ sự phát triển của các xí nghiệp công trường thủ công.
- Sử dụng công cụ luật pháp để ngăn cấm dòng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định khi tầu buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ mang tiền về không được mang hàng về; tầu của nước ngoài tới bán hàng thì không được mang tiền về mà phải mua hàng để mang về…
- Đưa ra những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp hoạt động.
Quan điểm trên của các nhà trọng thương đã được các quốc gia phong kiến Tây Âu vận dụng theo điều kiện lịch sử riêng của nước mình. Ví dụ ở Tây ban nha, nhà nước tích trữ nhiều vàng bạc trong kho, cấm xuất khẩu vàng bạc, cắt xén vàng bạc trong tiền đúc để hạn chế xuất tiền vàng ra nước ngoài, cấm nhập hàng của nước ngoài; phong toả toàn bộ kim loại quý mang từ châu Mỹ về. Tại Pháp, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng việc đưa ra hệ thống các chính sách: thuế nhập khẩu cao; cấm xuất khẩu nguyên liệu; xây dựng nhiều ngành công nghiệp mới; thành lập các công ty ngoại thương; quy định mức tiền công tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. Tại Anh, chính sách thuế quan bảo hộ được đưa lên hàng đầu đồng thời nhà nước khuyến khích tái đầu tư lợi nhuân vào sản xuất trong nước để phát triển kinh tế dân tộc. Chính sách này có tác dụng tolớn trong thế kỷ XVI - XVII vì lúc này công trường thủ công của người hà Lan phát triển hơn đe doạ công trường thủ công nước Anh.
Tóm lại: Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ, sản xuất chưa phát triển, chủ nghĩa tư bản còn đang trong quá trình phôi thai, rất cần tới vai trò bà đỡ của nhà nước phong kiến. Chính vì thế, các nhà trọng thương đã đặc biệt đề cao và khuyến khích sự can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước phong kiến. Và sự can thiệp của nhà nước trong giai đoạn này đã giúp rút ngắn quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển. Tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ cao hơn, những quan điểm nông cạn của chủ nghĩa trọng thương và sự can thiệp thô bạo trựctiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế không còn phù hợp nữa.
Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay ta thấy: chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp lên kinh tế hàng hoá, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, việc tích luỹ vốn và thu hút vốn từ nước ngoài cũng như phát triển các hoạt động thương mại, buôn bán có một vai trò rất quan trọng. Lý luận của chủ nghĩa trọng thương về vai trò cũng như các biện pháp can thiệp của nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động này vẫn có ý nghĩa thực tế rất lớn, nhưng việc vận dụng phải có những cải biến cho phù hợp với điều kiện và những xu hướng mới của thời đại. Ví dụ khi áp dụng những biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước như trợ giá hay thuế quan bảo hộ phải có sự linh hoạt để phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và tự do mậu dịch hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhận thức rằng quan điểm coi trọng và đề cao thương mại của chủ nghĩa trọng thương chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhà nước cần có những biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất phát triển, tạo nên cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế.
2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ TRỌNG NÔNG (1756 - 1777).
Chủ nghĩa trọng nông ra đời ở Pháp vào thế kỷ thứ 18 trong điều kiện: chủ nghĩa tư bản tuy chưa giành được chính quyền nhưng sức mạnh kinh tế của nó đã rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong kinh doanh nghiệp…, đòi hỏi có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Về chính trị sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời và mâu thuẫn sâu sắc với xu thế phát triển của chủ nghĩa tư bản. bên cạnh đó, lý luận của chủ nghĩa trọng thương cho rằng nguồn gốc của cải là tiền, sự giàu có của các dân tộc dựa vào đi buôn đã còn phù hợp, đòi hỏi phải được đánh giá lại.
Các nhà trọng nông đã phê phán một cách sâu sắc và toàn diện chủ nghĩa trọng thương, chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế trị học từ lưu thông vào sản xuất mà cụ thể là sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở lý luận mở đường cho phát triển của nông nghiệp theo lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Với đặc trưng này, quan điểm về vai trò của nhà nước trong học thuyết của chủ nghĩa trọng nông có hai nội dung chính:
Thứ nhất, các nhà trọng nông là một trong những người đầu tiên đưa ra tư tưởng về tự do kinh doanh. Họ phê phán chủ nghĩa bảo hộ với sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế của trọng thương là không hiệu quả, không phù hợp với quyluật. Trong thuyết Trật tự tự nhiên, F.Quesney khẳng định con người phải sử dụng những của cải trong tự nhiên để sinh sống, đó là quy luật về tiêu thụ. Muốn có của cải, con người phải làm việc, đó là định luật về lao động. Sự lao động này chỉ có thể được thực hiện nếu con người được tự do hành động, tức là hành động về quyền tư hữu bản thân. Con người nhận được phần thưởng từ ết quả lao động của mình, đó là luật về quyền tư hữu động sản và chiếm đoạt các sản nghiệp, tức là quyền tư hữu bất động sản. Quyền tư hữu sẽ được bảo vệ nhờ chức năng giữ gìn an ninh của nhà nước. “Tư hữu - An ninh - Tự do” là nền tảng của một trật tự xã hội đầy đủ. Chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do thương mại, tự do lưu thông. Họ đòi hỏi tự do hành động, chống lại “nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm cho suy yếu. Họ chủ trương bảo vệ tự do về giá cả nông nghiệp, tự do buôn bán lúa mỳ và ngũ cốc.
Thứ hai, mặc dù chủ trương tự do kinh doanh, chống lai sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế, những các nhà trọng nông vẫn khẳng định vai trò của nhà nước trong việc tạo điều kiện và môi trường hỗ trợ cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản suất nông nghiệp. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong cương lĩnh kinh tế họ:
- Họ cho rằng nhà nước phải có vai trò tối cao đứng trên tất cả mọi thành viên xã hội. nhà nước có chức năng bảo vệ quyền sở hữu là cơ sở chủ yếu của chế độ kinh tế - xã hội, nếu không bản thân ruộng đất cũng không ai canh tác, nhà nước không nên thu thuế quá nặng nên có một tỷ lệ tương xứng với thu nhập quốc dân.
- Quan niệm chỉ có sản xuất nông nghiệp mới là sản xuất ra hàng hoá của cải, chi phí nông nghiệp là chi phí sản xuất, chi phí sinh lời, do đó chính phủ cần đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp. Trong nông nghiệp các chủ trại là tầng lớp kinh doanh mới, tiên tiến trong nông nghiệp theo lối kinh doanh tư bản. dovậy, phải có chính sách ủng hộ họ, bảo vệ tài sản cho họ, khuyến khích họ phát triển.
- Chính sách cho phép chủ trại được tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ về phân bón.
- Chính sách đầu tư cho đường sá, cầu cống. Lợi dụng vận tải đường thuỷ rẻ để chuyên trở sản phẩm. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để thu lợi trên lưng nông dân.
- Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khoá, phân phối thu nhập … Nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, chủ trại chứ không phải ưu đãi cho quí tộc tăng lữ nhà buôn.
- Phải xây dựng chiến lược và định hướng phát triển dài hạn cho nông nghiệp.
Tóm lại, cương lĩnh kinh tế đã làm rõ vai trò “bà đỡ” của nhà nước đối với nông nghiệp, mở đường cho nông nghiệp phát triển theo đinh hướng mới, kinh doanh theo kiểu kinh tế nông trại, chủ trại lớn chứ không kinh doanh theo kiểu khép kín, phát canh thu tô như địa chủ trước đây.
Lý luận về vai trò của nhà nước và của “trật tự tự nhiên” của chủ nghĩa trọng nông là mầm mống cho tư tưởng về tự do kinh doanh của các học thuyết KTCTTS sau này. Những chính sách và biện pháp của nhà nước nhằm hỗ trợ cho sản xuất phát triển mặc dù còn hạn chế là chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đã có những tác dụng tích mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xác lập lối kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn ý nghĩa thực tiễn nhất định, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam:
trung vốn cho các chương trình trọng điểm, thực hiện có kết quả các chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn.
Nhà nước đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà nướcm căn cứ vào hiệu quả kinh tế-xã hội. chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp thông qua tín dụng đầu tư, đồng thời phát triển các quỹ hỗ trợ phát triển. Hoàn thiện cách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cải cách thủ tục phân công, phân cấp rõ ràng rành mạch trong thực hiện các dự án đầu tư. tăng cường quản lý nợ chính phủ; hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới.
Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế; đơn giản hoá các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế của nhà nước.
Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xoá bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước và công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thương mại. Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ từng bước thực hiện tự do hoá tỷ giá hối đoái trong sự qủan lý vĩ mô của nhà nước. Tách tín dụng ưu đãi của nhànước khỏi tín dụng thương mại, thành lập các ngân hàng chính sách.


KẾT LUẬN
Nhà nước luôn là một tác nhân quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động của nhà nước luôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể cũng như tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ can thiệp, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc gia không giống nhau. Sự khác nhau này không phải do ý chí chủ quan của con người mà do sự vân động phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợiích đòi hỏi của giai cấp thống trị,… Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế. Vai trò điều tiết hướng dẫn của nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu lý luận về vai trò nhà nước trong các học thuyết kinh tế cũng như sự vận dựng các lý luận này trong thực tiễn, sẽ giúp ta xác lập cơ sở cho vai trò và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà nhà nước sử dụng để can thiệp điều tiết hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

maimai21

New Member

Download Tiểu luận Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN. 3
1. Lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. 3
2. Vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế trọng nông (1756 - 1777). 5
3. Vai trò của nhà nước trong học thuyết KTCTTSCĐ Anh. 9
4. Vai trò nhà nước trong các học thuyết KTCTTS tầm thường. 11
5. Vai trò của nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân Cổ Điển. 12
6. Nhà nước - bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes. 14
7. Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của trường phái Tự do mới. 19
8. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại. 24
Kết luận 29
II. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 31
1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết Mác - Lênin 31
2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 33
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quát: giá - lương và lãi suất ổn định.
Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái tân cổ điển cũng như phái cổ điển đều thấy một thực tế là theo đà phát triển của nền kinh té, chức năng của nhà nước ngày càng được mở rộng, do vậy vai trò của nhà nước tăng lên. Đặc biệt trước những đòi hỏi của thực tế trong lĩnh vực ngoại thương, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền và những vấn đề tái sản xuất sức lao động, nhà nước tư sản ngày càng phải tăng cường can thiệp vào nền kinh tế.
Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thi trường. Quy luật kinh tế là vô địch mặc dù chính sách kinh tế của nhà nước cóthể thúc đẩy hay kìm chế hoạt động của các quy luật kinh tế. Họ có niềm tin vững chắc vào cơ chế thị trường và sự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả. Theo sự điều tiết của bàn tay vô hình mà quá trình tái sản xuất bản đảm được những tỷ lệ cân đối và duy trì được sự phát triển bình thường.
NHÀ NƯỚC - BÀN TAY HỮU HÌNH TRONG LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES.
Học thuyết Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX. Lý luận về sự điều tiết của cơ chế thị trường của phái cổ điển và tân cổ điển đã bị phá sản trước một thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đỉnh cao là cuộc đại suy thoái 1929-1933. Mặt khác, vào những năm 30 của thế kỷ 20, lực lượng sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực… tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước.
John Maynard Keynes (1884-1946) là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư trường Đại học tổng hợp Cambridge, một nhà hoạt động xã hội, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thống đốc ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế của chính phủ Anh, chủ bút tờ tạp chí Nhà kinh tế.
Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Theo ông giữa cung và cầu ít khi có sự cân bằng , bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt nhân tố (thu nhập, xu hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn của tư bản, lãi suất, xu hướng ưa chuộng tiền mặt…) và trong hầu hết các trường hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung. Tình hình đó gây nên hiện tượng thừa hàng hoá, làm sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp gia tăng. Keynes thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và coi đó là một hiện tượng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường cũng như dựa vào những sáng kiến cá nhân. Ông khẳng định cần có vai trò nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu
Ông đã phân tích nguyên nhân gây giảm sút tổng cầu và chỉ ra rằng để ngăn chặn hướng này không chỉ dựa vào cơ chế thị trường mà phải cần tới với vai trò điều tiết của nhà nước. Đồng thời trên cơ sở các phân tích này ông đã đề ra những biện pháp chính sách can thiệp của nhà nước tư sản.
Tổng cầu hiệu quả gồm có cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Cầu tiêu dùng giảm do tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và thu nhập. Thu nhập tăng lên khi việc làm tăng, song do sự tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập (còn tiết kiệm lại tăng nhanh) điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối.
Cầu đầu tư giảm do sự tác động của hiệu quả giới hạn của tư bản. Hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống làm mất lòng tin của doanh nhân vào thu nhập tương lai. Do vậy họ từ bỏ việc đầu tư, làm cho việc thu hút việc làm bị ngưng trệ, thất nghiệp tăng (nhất là trong điều kiện dân số tăng). Cầu đầu tư còn phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất, khối lượng tiền tệ và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt. Tất cả các nhân tố tác động tới tổng cầu hiệu quả đều tác động tới việc làm. Do vậy, để chống thất nghiệp phải dùng các biện pháp để tác động vào tổng cầu hiệu quả. Việc này cần có bàn tay của nhà nước, không thể phó mặc cho thị trường.
Trên cơ sở phân tích trên, Keynes đã đưa ra các biện pháp và chính sách can thiệp của nhà nước để điều chỉnh tổng cầu:
Đối với cầu đầu tư: trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây thiếu hụt đầu tư, Keynes đưa ra những kiến nghị mà tập trung nhất là việc sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần chủ động đầu tư (đầu tư của nhà nước).
Cụ thể là:
Nhà nước cần thực hiện tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các công ty, trước hết là các công ty lớn về các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Ông cho rằng việcthực hiện những đơn đặt hàng như vậy là biện pháp chủ động tăng cầu về tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu về sức lao động. Đó cũng là biện pháp chủ động trong tăng số lượng việc làm.
Tăng cường trợ cấp tài chính tín dụng từ ngân sách để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền, cũng có nghĩa là bảo đảm hiệu quả đầu tư ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để họ yên tâm đầu tư. các biện pháp mà nhà nước cần áp dụng là giảm lãi suất thực hiện tín dụng ưu đãi với các chương trình trọng điểm, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.
Thực hiện “lạm phát có mức độ”. Ông cho rằng, để đầu tư bằng việc giảm lãi suất cần tăng thêm một số lượng tiền tệ vào lĩnh vựclưu thông thực hiện lạm phát có mức độ. Theo ông lạm phát có mức độ là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường và không có gì nguy hiểm. Khi nền kinh tế đạt tới trạngthái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dừng lại. Ông cũng cho rằng, để bù đắp thiếu hụt ngân sách do tăng đầu tư của nhà nước và trợ cấp tài chính cần thiết phải thực thi lạm phát có mức độ, thông qua việc in thêm tiền giấy.
Tăng thuế để điều tiết bớt một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách để đầu tư. Thực hiện phát hành công trái để bổ sung thêm cho ngân sách. Việc tăng thu ngân sách để tạo điều kiện cho tăng chi cho mục đích đầu tư…
Thực hiện khuyến khích mở rộng các hình thức đầu tư. Theo ông đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt vì như vậy sẽ giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp. Ông còn cho rằng đầu tư vào các phương tiện chiến tranh cũng cần thiết (đó là cơ sở kích thích quân sự hoá nền kinh tế), hay thậm chí chính phủ Anh cứ thuê người đem chôn các két bạc ở khu mỏ hoang rồi lại đào lên cũng là biệp pháp tăng cầu.
Đối với tổng cầu tiêu dùng: Keynes đề nghị thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân của các tầng lớp dâncư đặc biệt là khuyến khích tiêu sài xa hoa của các tầng lớp giàu có, thực hiện quân sự hoá nền kinh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top