lehongtrinh2001

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty Cổ Phần Đầu Tư Công Đoàn BIDV





MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 4
1.1 Lý do chọn đề tài 4
1.2. Thông tin sử dụng trong nghiên cứu 5
1.2.1. Các thông tin chung 5
1.2.2. Thông tin về công ty 5
1.3. Các phuơng pháp nghiên cứu 7
CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRUNG GIAN TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 8
2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của phân tích tài chính 8
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 8
2.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 8
2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp trung gian tài chính phi ngân hàng 11
2.2 Quy trình của phân tích tài chính doanh nghiệp trung gian tài chính phi ngân hàng 11
2.2.1. Thu nhập thông tin. 11
2.2.2. Xử lý thông tin. 12
2.2.3. Dự đoán và ra quyết định. 12
2.3 Các phương pháp phân tích 12
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp 14
2.4.1 Chất lượng thông tin sử dụng 14
2.4.2 Cán bộ phân tích 14
2.4.3 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành 14
2.5 Phân tích khả năng sinh lời 15
2.5.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản 15
2.5.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ 16
2.5.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (Return On Investment – ROI) 18
2.5.4. Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) 18
2.6. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán 19
2.6.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 20
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG ĐOÀN BIDV 22
3.1 Giới thiệu chung về công ty 22
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22
3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 23
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23
3.1.4 Thuận lợi và khó khăn đối với công ty 32
3.2 Áp dụng phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần Đầu Tư Công Đoàn BIDV 33
3.2.1 Báo cáo tài chính của công ty 33
3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời 41
3.2.3 Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) 45
3.2.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (Return On Investment – ROI) 46
3.2.5. Khả năng thanh toán ngắn hạn 47
3.3 Phân tích cơ cấu và chỉ số 48
3.3.1 Phân tích cơ cấu 48
3.3.2 Phân tích chỉ số 52
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG ĐOÀN BIDV 57
4.1 Phương hướng hoạt động của công Ty trong thời gian tới 57
4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty 58
4.2.1 Đối với Công Ty 58
4.2.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 58
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE) > ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sự dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chịu giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hay ROE) < ROA
Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường bị sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hay mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn tác dụng hay tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường.
2.6. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán thường được đo lường bởi 2 chỉ tiêu : khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn
2.6.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn được tính bằng khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu động để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1. Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức. Bởi vì một khi tài sản của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm, chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thu được tiền. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động ta cần phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của công ty qua các chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay tồn kho và hệ số vòng quay khoản phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản lưu động có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay.
2.6.2. Khả năng thanh toán dài hạn
Một công ty có tỉ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán. Nhu cầu thanh toán một khoản chi phí lãi vay cố định và thường xuyên cũng như nhu cầu thanh toán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm bảo có một số tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng cho các nhu cầu này. Một dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cao và ổn định sẽ giúp công ty có thể thanh toán các khoản nợ này một cách dễ dàng. Ngược lại công ty sẽ gặp rủi ro mất khả năng thanh toán khi ngân lưu từ hoạt động kinh doanh thấp và không ổn định. Một dòng ngân lưu dài hạn ổn định sẽ tương ứng với một suất sinh lời trên tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức vốn lưu động ổn định.
Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh đối với tổng nợ
Ngân lưu ròng từ HĐKD
Tỉ lệ ngân lưu ròng từ HĐKD so với tổng nợ =
Bình quân tổng nợ
Tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh càng cao và ổn định sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn.
Tỉ lệ đảm bảo lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay( EBIT)
Tỉ lệ đảm bảo lãi vay=
Lãi vay
Do khoản chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các chủ sở hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn
Tóm lại
Phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty sẽ cho ta những nhận định về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo trong tương lai. Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính sẽ được kết hợp với một số thông tin khác như thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cổ phiếu, triển vọng phát triển sản phẩm và thị trường của công ty để ra quyết định đầu tư, lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thích hợp.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG ĐOÀN BIDV
3.1 Giới thiệu chung về công ty
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV
Tên viết tắt : BIDV.UC
Trụ sở chính : Tầng 11 Tháp A- Vincom, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ :50.000.000.000 VND
Điện thoại :
Công ty Cổ phần đầu tư công đoàn BIDV được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh công ty cổ phần số 0103018240 đăng ký lần đầu ngày 29/06/2007 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp với hình thức công ty cổ phần, do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và các đối tác đồng sáng lập.
Công ty chính thức đi vào hoạt động với các lĩnh vực kinh doanh chính như: hoạt động đầu tư tài chính, nhận ủy thác vốn đầu tư, Tư vấn đầu tư trong nước và ngoài nước, tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kế toán). Ngoài ra công ty còn kinh doanh trên các lĩnh vực như: Ủy thác xuất nhập khẩu : phương tiện vận tải, vật tư, thiết bị xây dựng; thiết bị khai thác, chế biến quặng, khoáng sản, thiết bị tin học thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, điện lạnh, ngân hàng; Xuất nhập khẩu, sản xuất, mua bán máy móc, trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành, sữa chữa máy móc trang thiết bị văn phòng;…
Trải qua gần 3 năm hoạt động, tính đến thời điểm cuối năm 2009 công ty đã phát triển mạnh mẽ với tổng tài sản tăng từ 1.187.235 (triệu đồng) ngày 31 tháng 12 năm 2007 lên đến 1.700.245 (triệu đồng) ngày 32 tháng 12 năm 2009.
3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.1.2.1 sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty.
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban kiểm soát
Giám Đốc
Phòng Kế toán Hành chính Tổng hợp
Phòng Kinh Doanh I
Phòng KinhDoanh II
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quy
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top