daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tỉnh Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ, tổng diện tích tự nhiên là 6.831.71 km2, dân số
823.600 người, mật độ trung bình 88 người/ km2, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng
17,9% dân số toàn tỉnh [10, tr 8]. Địa giới phía đông của Bình Phước giáp với Đăk Nông, Lâm
Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia, phía bắc
giáp tỉnh Krachê và Mun Dun Ki Ri (Campuchia) và phía Nam giáp với Bình Dương.
Bình Phước là vùng đất được khai phá trong quá trình mở rộng bờ cõi về phía Nam của
triều Nguyễn. Cư dân tại chỗ - cho đến khi thực dân Pháp xâm lược - mới bước vào xã hội tiền
phân chia giai cấp và nhà nước. Họ chủ yếu làm rẫy cạn, bên cạnh đó cũng học thêm kiểu canh
tác lúa nước của người kinh để sinh sống. Trình độ sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ và thói
quen sống du canh du cư đã đặt cư dân tại chỗ vào vòng xoay của cuộc sống đói nghèo, bệnh
tật. Trình độ quản lý xã hội tương ứng với giai đoạn tộc người còn thấp. Đơn vị hành chính duy
nhất là các phum, sóc hay bon (gọi chung là làng), được duy trì bằng luật tục và dựa trên quan
hệ huyết thống.
Thời Pháp thuộc (1862 – 1945), Bình Phước là vùng phía bắc của tỉnh Thủ Dầu Một, được
nối liền với vùng phía nam bởi sông Sài Gòn và Sông Bé. Thực dân Pháp thường dùng cụm từ
“vùng cao nguyên trung tâm” để chỉ vùng Tây Nguyên Nam Bộ, gồm cả Bình Phước là đoạn cuối
của vùng cao nguyên đó. Vùng đất Bình Phước cho đến khi thực dân Pháp xâm lược còn hoang vu,
có nhiều ác thú và nổi tiếng là chốn rừng thiêng nước độc. Thiên nhiên khắc nghiệt, trình độ sản
xuất và trình độ quản lý xã hội thấp không cho phép kinh tế, xã hội phát triển ngang bằng với các
vùng, miền khác trong cả nước.
Sự thay đổi liên tục về địa lí hành chính của tỉnh là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong lịch sử và hiện tại. Quá trình phát triển
kinh tế, xã hội trong lịch sử cho thấy rõ sự chênh lệch, thua sút về trình độ giữa Bình Phước so
với các tỉnh bạn trong vùng Đông Nam Bộ. Việc nghiên cứu để tìm ra đâu là nguyên nhân làm
cho kinh tế, xã hội Bình Phước chậm phát triển là một việc làm thiết thực của khoa học xã hội
nói chung, của công tác nghiên cứu lịch sử địa phương nói riêng nhằm rút tỉa những bài học
kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù địa phương,
từng bước rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển, đưa Bình Phước hội nhập cùng với cả
nước trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về xã hội, thời Pháp thuộc, cư dân tại chỗ của Bình Phước chủ yếu là người dân tộc thiểu
số. Trình độ sản xuất, chinh phục tự nhiên và quản lí xã hội còn thấp. Quản lí xã hội theo tập
quán pháp, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội tộc người dựa vào huyết thống. Các chính
sách kinh tế, xã hội do thực dân Pháp áp đặt vào vùng đất này đã làm biến đổi mọi mặt của đời
sống kinh tế và xã hội. Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào, hậu quả của nó đối với nền kinh tế -
xã hội Bình Phước ra sao…là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu nhằm phục dựng lại quá
trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách toàn diện, hệ thống để rút ra những nhận
định về nguyên nhân, tính chất, đặc điểm và hậu quả của nó đối với lịch sử kinh tế - xã hội địa
phương.
Địa bàn Bình Phước từ thế kỉ XVII đã là nơi quy tụ, nhập cư của nhiều tộc người có
nguồn gốc quê quán khác nhau, chiếm số đông trong số đó là người kinh. Vai trò của người
kinh và các tộc người nhập cư khác trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội địa phương cần được
tìm hiểu sâu để có những nhận định xứng đáng với công sức của họ đã dành cho vùng đất này,
nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ gắn bó đoàn kết kinh - thượng, tạo thành sức mạnh tinh
thần cùng vượt qua những khó khăn trước mắt để phát triển vững bền. Mặt khác, trong xây
dựng và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, việc nắm vững hiểu sâu
những đặc điểm lịch sử kinh tế - xã hội của từng địa phương sẽ góp phần tạo nên những tiền đề
cơ sở cho việc triển khai thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội đạt hiệu quả [53]. Vì vậy,
nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội thời Pháp thuộc (1862 – 1945) mang ý nghĩa thực
tiễn, giúp có cách nhìn toàn diện, hệ thống về sự phát triển kinh tế - xã hội, có như vậy mới tìm
ra được sợi chỉ xuyên suốt giữa quá khứ với hiện tại, góp phần làm cơ sở cho việc tham khảo,
hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
Kinh tế, xã hội là phạm trù rộng và có mối liên hệ tương tác với nhau. Kinh tế biến đổi
làm xã hội cũng biến chuyển theo và đến lượt xã hội tác động ngược trở lại nền kinh tế, thúc
đẩy hay kìm hãm kinh tế phát triển. Nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội là cơ sở để tìm
hiểu mọi biến đổi trong các lĩnh vực khác [51, tr 221]. Đồng thời, nghiên cứu kinh tế - xã hội
Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945) còn làm rõ vai trò của nó trong sự biến đổi kinh tế -
xã hội Nam Kỳ cùng thời.
Do hoàn cảnh lịch sử nước nhà chiến tranh kéo dài liên tục, vì vậy, giới nghiên cứu lịch
sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có thiên về nghiên cứu lịch sử chiến tranh,
lịch sử đấu tranh cách mạng hơn mà chưa dành một số lượng công trình thích hợp cho nghiên
cứu lịch sử kinh tế - xã hội. Một số vấn đề chưa được nghiên cứu sâu trong công tác biên soạn
lịch sử địa phương; việc học tập, giảng dạy và bồi dưỡng truyền thống lịch sử địa phương cho
thế hệ trẻ… đối với chúng tui là những việc làm thiết thực góp phần công sức dù rất nhỏ của
mình vào cuộc kiến thiết địa phương.
Với những lí do khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tui mạnh dạn chọn đề tài “Những
biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945)” để nghiên
cứu với hi vọng bằng những sự kiện lịch sử xác thực sẽ rút tỉa được những bài học hữu ích cho
tỉnh nhà có cơ sở tham khảo trong việc hoạch định các chiến lược phát triển.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung ở một số vấn đề như sau:
- Phân tích chính sách khai thác, chính sách xã hội do thực dân Pháp áp dụng vào Bình
Phước, từ đó vạch rõ những tác động của nó đối với kinh tế - xã hội Bình Phước giai đoạn 1862
– 1945.
- Phục dựng có hệ thống sự biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước giai đoạn 1862 – 1945.
- Làm rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của Bình Phước trong giai đoạn 1862 – 1945.
- Tìm hiểu về vai trò của kinh tế tư bản chủ nghĩa đối với sự biến đổi kinh tế - xã hội
Bình Phước giai đoạn 1862 – 1945; Vai trò của các tộc người dân tộc thiểu số tại chỗ, người
nhập cư, của các phong trào đấu tranh xã hội đối với sự biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước
giai đoạn 1862 – 1945.
- Hậu quả của sự biến đổi kinh tế - xã hội giai đoạn 1862 - 1945 đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu tham khảo
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự thay đổi phức tạp của đơn vị hành chính qua các thời kỳ lịch sử là những khó khăn
không ít đối với chúng tui trong quá trình thực hiện luận án. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp,
thành quả nghiên cứu chung liên quan đến nội dung luận án bao gồm những vấn đề thuộc về
kinh tế - xã hội, được phản ánh rõ qua tình hình công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Dưới
đây là tổng hợp các vấn đề lớn về lịch sử địa phương đã được nghiên cứu.
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
- Hạng “thầy” là những người được chủ Tây ưu ái nhất, gồm có thầy Xu, thầy Ký, đội, cai.
Họ sống tách biệt với công nhân và là tầng lớp ăn trên ngồi chốc, “khạc ra lửa và mửa ra tiền”.
- Hạng thợ chuyên môn (spécialistes) gồm các loại thợ mộc, thợ rèn, thợ hồ, tài xế và cai
hạng thấp. Lương của thợ chuyên môn kém hơn của hạng thầy. Họ chiếm tỷ lệ khỏang 5 %
tổng số công nhân.
- Hạng “dân phu” gồm có phu chiêu mộ (coolies contractuels) và phu tạp mộ (coolies
libres). Phu cạo mủ (gọi là coolies saigneurs) và phu làm vặt hay dân tuần (gọi là coolies
divers). Trong đồn điền, hạng “dân phu” chiếm đến 85 % tổng số nhân công, phu cạo mủ chiếm
số đông nhất, họ có vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoạt động của đồn điền. Tuy vậy, họ là
tầng lớp chịu sự bóc lột nặng nề nhất.
Xã hội địa phương thời kỳ này có những chuyển biến về cơ cấu giai cấp, hai giai cấp cơ
bản chi phối xu hướng vận động của xã hội là tư sản và vô sản (chủ yếu là công nhân). Trong
giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận: tư sản ngoại quốc và tư sản dân tộc.
Tư sản ngoại quốc gồm người Pháp và người Hoa. Tư sản người Pháp, là đối tượng ưu
tiên của chính phủ thuộc địa về nguồn vốn đầu tư, trở thành công cụ phục vụ cho mọi chính
sách vơ vét của chính quốc đối với thuộc địa, có thế lực kinh tế và giữ vai trò quan trọng cả về
chính trị. Tư sản người Hoa cũng có chân trong các đồn điền tại Bình Phước, song số lượng ít
hơn người Pháp. Họ là đối tượng ưu tiên thứ hai của chính quyền thực dân.
Tư sản dân tộc, rất yếu cả về thế và lực do không quen với loại hình canh tác đồn điền
cao su, lại bị tư bản Pháp chèn ép vì ít vốn và thiếu sự mạnh dạn trong kinh doanh, vị thế và
vai trò xã hội của tầng lớp này không có gì nổi trội.
Giai cấp công nhân bao gồm hai bộ phận là công nhân nông nghiệp và công nhân công
nghiệp. Công nhân nông nghiệp làm việc trực tiếp tại các lô cao su, đảm trách các khâu trồng,
chăm sóc và cạo mủ. Công nhân nông nghiệp có ba loại: công nhân tự do, bán công - bán nông
và công nhân giao kèo. Hai loại công nhân tự do và bán công - bán nông không bị bị lệ thuộc
vào chủ, thoải mái hơn về tâm lý và cường độ lao động. Riêng công nhân giao kèo là bộ phận
trực tiếp gánh chịu mọi nỗi thống khổ trong xã hội. Họ bị giới chủ dùng mọi thủ đoạn nham
hiểm để kìm kẹp, giữ chân như cờ bạc, thuốc phiện, rượu và gái. Bộ phận công nhân này là lực
lượng đông đảo nhất. Họ chính là linh hồn của kinh tế đồn điền. Công nhân công nghiệp mới
tách ra từ công nhân nông nghiệp, đảm đương công việc chuyên môn trong các nhà máy, xưởng
chế biến mủ và hàng hoá chuyên dùng từ mủ; nhân viên ngành bưu chính, giao thông vận tải…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
T Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Văn hóa, Xã hội 0
C Những biến đổi văn hóa ở làng Cót thời kỳ đổi mới Văn hóa, Xã hội 2
D Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Văn hóa, Xã hội 2
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
C Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Kinh tế chính trị 0
A Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 Kinh tế quốc tế 0
D CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp Văn hóa, Xã hội 0
C Những biến đổi trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của người Nùng Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top