daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ”
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khách quan
Nhân vật giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, là hình tượng để khái quát
những quy luật của cuộc sống con người, là nơi thể hiện những quan điểm, tư tưởng của
tác giả về con người.
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là một trào lưu văn học tiến bộ,

có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Vũ Trọng Phụng là một trong những tác giả tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện
thực phê phán giai đoạn 1930-1945 nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
Ở thể loại tiểu thuyết ông đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật. Trong đó, tiểu thuyết Giông tố là một trong những thành công điển hình và nổi
bật nhất.
1.2. Lí do chủ quan
Đề tài này phù hợp với chuyên ngành người nghiên cứu theo học, giúp dễ dàng
vận dụng những kiến thức đã được học cho việc nghiên cứu.
Trong những tác giả được tìm hiểu và học qua, người nghiên cứu đặc biệt yêu
thích tác giả Vũ Trọng Phụng, muốn tìm hiểu thêm về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết của
ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu khảo sát đề tài này, người nghiên cứu tập hợp được một số ý kiến có
liên quan đến đề tài sau:
Năm 1987, trong quyển Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận
xét: “Nhân vật trong Giông tố không chỉ toàn những người vô nghĩa lý. Lẻ tẻ thấy xuất
hiện trong tác phẩm một số nhân vật được tác giả miêu tả như những con người biết sống
có nghĩa lý” [2; tr.29]. Nhận xét trên của Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh đến sự đa
dạng trong hệ thống nhân vật của Vũ Trọng Phụng thông qua Giông tố. Đồng thời, nó cho
1


thấy được tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc miêu tả khắc họa, hình tượng nhân
vật.
Năm 1990, trong quyển Tác phẩm văn học, Trương Chính có nhận xét: “Trong
văn học hiện thực phê phán của nước ta trước Cách mạng, Giông tố của Vũ Trọng Phụng

có một giá trị rõ nét. Ông đi sâu vào mặt trái của xã hội, đem phơi bày cái xấu xa, bỉ ổi
cho mọi người trông thấy. Ông đã xây dựng nên điển hình Nghị Hách sống mãi trong
lòng người đọc” [1; tr.145]. Ý kiến trên của Trương Chính cho thấy được sự sáng tạo và
nét độc đáo riêng trong việc xây dựng nhân vật điển hình của Vũ Trọng Phụng thông qua
Giông tố.
Năm 1990, trên Tạp chí văn học số thứ 2, trong bài viết Đọc lại Giông tố của Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét: “Cho đến nay, có thể nói chưa có một
nhân vật tư sản địa chủ nào trong văn học Việt Nam địch nổi nhân vật Nghị Hách, một
con quỷ dâm ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa” [3; tr.23]. Ý kiến trên của
Nguyễn Đăng Mạnh cho thấy được thành công nổi bật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ
Trọng Phụng là đã khắc họa nên nhân vật địa chủ phản diện điển hình.
Năm 1996, trên báo Nhân dân, trong bài viết Đọc lại truyện Giông tố, Nguyễn
Tuân có nhận xét: “Tiểu thuyết Giông tố gồm nhiều thứ người: thôn quê, thành thị và cả
những nhân vật từ quê ra tỉnh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ mười hai cho nhà
giàu, có người lại là thư ký, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có người
là đốc học, có người làm cách mạng” [5; tr.17]. Nhận xét này của Nguyễn Tuân đã cho
thấy được sự đa dạng trong thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng. Đó là sự sáng tạo của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Năm 1999, trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Vũ Dương Quỹ có
nhận xét: “Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố là những con người ở thành thị (Hà Nội,
Hải Phòng), ở nông thôn, ở vùng mỏ,… thuộc đủ mọi tầng lớp: bọn tư sản mại bản kiêm
chính khách rởm hợm, trụy lạc, bất nhân, vô học, lũ lưu manh”. [8; tr. 125]. Nhận xét trên
của Vũ Dương Quỹ, giúp ta phần nào nhận thấy một khía cạnh quan trọng ở nhân vật của
Vũ Trọng Phụng. Đó là thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng như một thế giới con người
thật của xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
2


Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu nhằm hướng đến những mục đích sau:
Thứ nhất, người nghiên cứu hướng tới các cơ sở lí thuyết chung về nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Thứ hai, trên cơ sở lí thuyết đó, người nghiên cứu vân dụng để tìm hiểu nhân vật
trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật về
nhân vật trong tác phẩm này.
Thứ ba, người nghiên cứu tiến hành so sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác.
Từ đó, chỉ ra được cái chung và cái riêng, nét nổi bật trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật của Vũ Trọng Phụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiểu sử tác giả: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, đặc biệt là quan điểm sáng tác để tìm hiểu chiếm lĩnh được nhân vật trong tiểu
thuyết của ông.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích một số nhân vật tiêu biểu trong tiểu
thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra đặc điểm của thế giới nhân vật và
những biểu hiện của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, người
nghiên cứu sẽ đúc kết những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành so
sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số
tác phẩm của các nhà văn cùng thời hay những giai đoạn trước. Từ đó, chỉ ra những đặc
điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
6. Đóng góp của đề tài
3


Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, giúp
người nghiên cứu hệ thống lại lý thuyết về nhân vật và vai trò của nhân vật, các biện pháp
xây dựng nhân vật trong một tác phẩm văn học nói chung, đem lại cái nhìn toàn diện về
nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Qua đó, nhằm góp phần khẳng
định vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Đồng thời, đề tài nghiên cứu này có thể vận dụng trong giảng dạy và học tập sau
này. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc tìm hiểu, phân tích về nhân vật trong các tác phẩm
của các nhà văn khác được dễ dàng và thuận tiện hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật phản diện và nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố của
Vũ Trọng Phụng
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top