socnau515

New Member

Download miễn phí Nghiên cứu sử dụng rom và thân cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa





Vật chất khô thu nhận của bò ở khẩu phần 1 đạt cao nhất. Vật chất
khô thu nhận của bò ở khẩu phần 3 có xu hướng thấp hơn so với bò ở khẩu
phần 2 là do ban đầu bò chưa ăn quen thân cây ngô già xử lý với urê. Tuy
nhiên, sau 2 tuần làm quen với khẩu phần và 2 tuần thí nghiệm, lượng thu
nhận thức ăn này của bò đã tăng đáng kể. Qua bảng trên không thấy có sự
sai khác nhiều về lượng protein thô thu nhận của bò giữa 3 khẩu phần thí nghiệm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng rom và
thân cây ngô già sau thu bắp
làm thức ăn cho bò sữa
I. Đặt vấn đề
Các cuộc điều tra mới đây về tình hình dinh dưỡng của đàn bò sữa
nuôi tại khu vực ngoại thành Hà nội cho thấy khẩu phần ăn của đàn bò sữa
không cân đối: Tỷ lệ protein thô khẩu phần rất thấp (khoảng 10% VCK),
năng lượng trao đổi khẩu phần cao hơn so với nhu cầu thực tế của gia súc
(cao hơn từ 5,4 - 27,4% so với nhu cầu), tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần
cao (50 - 60% đối với bò có năng suất khoảng 10kg sữa/ngày) (Vũ Duy
Giảng, Bùi Quang Tuấn và cộng sự).
Vì vậy, việc đưa phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm, thân cây
ngô già sau khi thu bắp được chế biến hợp lý nhằm tăng phần thức ăn thô,
giảm phần thức ăn tinh, tăng thêm nguồn protein thô cho gia súc, đồng thời
giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt thức ăn thô xanh trong vụ đông là cần
thiết.
II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 thí nghiệm:
A. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế 50% cỏ
tươi (tính theo VCK) trong khẩu phần bằng thân cây ngô già ủ chua và thân
cây ngô già xừ lý với urê đến năng suất sữa của đàn bò lai hướng sữa.
1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 con bò cái đang tiết sữa tháng thứ
3 - thứ 4, thuộc chu kỳ tiết sữa thứ 2 - 5, theo phương pháp phân lô so sánh
(4 con/lô). Sơ đồ bố trí và khẩu phần thử nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm
Công thức hay khẩu phần thí nghiệm
KP1 KP2 KP3
Số lượng
bò (n)
4 4 4
Khối lượng
bò (kg)
397±6 404±9 398±8
Chu kỳ sữa 2-5 2-5 2-5
Tháng vắt
sữa
3-4 3-4 3-4
Năng suất
sữa trước thí
nghiệm (kg)
10,20±0,14 10,14±0,23 10,24±0,20
Cỏ tự
nhiên (kg)
26 13 13
Cây ngô 0 8 0
già ủ chua (kg)
Cây ngô
già xử lý với 4%
urê (kg)
0 0 6
Protein,
%VCK
14 14 14
Thức ăn
tinh, % NLTĐ
Kp
45 45 45
- Thức ăn tinh được cho ăn mỗi ngày 2 lần vào thời điểm vắt sữa, sau
đó bò được cho ăn thức ăn thô xanh, có theo dõi thức ăn thừa để điều chỉnh
khẩu phần và tính lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò sữa.
- Sữa được vắt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, lượng sữa
vắt được cân
và ghi chép hàng ngày.
- Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của bò được tinh toán dựa vào tiêu
chuẩn NRC (1989).
2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Lượng thức ăn thu nhận.
+ Năng suất và chất lượng sữa (VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa).
+ Chi phí thức ăn cho sản xuất sữa (NLTĐ, protein).
+ Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa.
Thực hiện mô hình toán phân tích kinh tế với hai tham số biến động
cùng một lúc là năng suất sữa và chi phí tiền thức ăn được sử dụng để tính
hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa. Các tham số bất biến là: giá sữa, khấu
hao bò mẹ, khấu hao chuồng trại, định mức công nuôi dưỡng, định mức tiền
một ngày công.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Khối lượng vật chất khô và protein thô thu nhận được của bò sữa
Khối lượng VCK và protein thô thu nhận
của bò sữa được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Khối lượng vật chất khô và Protein thu nhận của bò sữa
Khẩu phần
1 (n=4)
Khẩu phần 2
(n=4)
Khẩu phần
3 (n=4)
VCK,
kg
10,42b±0,13 10,06ab±0,16 9,96a±0,16
Protein,
g
1411±18 1387±22 1392±23
Các số trung bình mang các chữ a, b khác nhau theo hàng ngang thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê
Vật chất khô thu nhận của bò ở khẩu phần 1 đạt cao nhất. Vật chất
khô thu nhận của bò ở khẩu phần 3 có xu hướng thấp hơn so với bò ở khẩu
phần 2 là do ban đầu bò chưa ăn quen thân cây ngô già xử lý với urê. Tuy
nhiên, sau 2 tuần làm quen với khẩu phần và 2 tuần thí nghiệm, lượng thu
nhận thức ăn này của bò đã tăng đáng kể. Qua bảng trên không thấy có sự
sai khác nhiều về lượng protein thô thu nhận của bò giữa 3 khẩu phần thí
nghiệm.
2. Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm:
Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm được trình bày
trong bảng 3.
Bảng 3: Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm
Tháng 1 Tháng 2 Tháng
3
Trung
bình
K
p 1
(n=4)
11,42b±0
,37
10,44b±0
,39
9,49b±0
,37
10,45b±0
,37
K
p 2
(n=4)
10,03a±0,
50
9,07a±0,
39
8,35a±0
,26
9,15a±0,
38
K
p 3
(n=4)
10,38ab±
0,39
9,80ab±0
,41
9,30b±0
,35
9,83ab±0
,38
Các số trung bình mang các chữ a, b khác nhau theo cột dọc thì khác
nhau có ý nghĩa thống kê
Năng suất sữa của bò ở khẩu phần 1 cao hơn năng suất sữa của bò ở
khẩu phần 2 ở tất cả các tháng thí nghiệm. Điều này được giải thích là do tốc
độ phân giải thức ăn ở khẩu phần 1 cao hơn so với khẩu phần 2, dẫn đến thu
nhận thức ăn ở khẩu phần 1 cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng
của bò sữa.
Một điều đáng chú ý là ở khẩu phần 3, năng suất sữa của bò trong
tháng đầu thấp hơn nhiều so với bò ở khẩu phần 1. Tuy nhiên, đến tháng thí
nghiệm thứ 2 và thứ 3, chênh lệch năng suất sữa giữa bò ở khẩu phần 1 và
khẩu phần 3 đã dần dần được rút ngắn. Như đã nêu ở phần trên, lượng VCK
thu nhận của bò trong tháng đầu ở khẩu phần 3 bị hạn chế do bò chưa quen
ăn thân cây ngô già xử lý với urê.
Trong tháng thí nghiệm thứ 2 và thứ 3, lượng thu nhận thân cây ngô
già xử lý với urê đã tăng đáng kể, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bò
sữa. Do đó năng suất sữa của bò tương đối cao và ổn định.
3. Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
Kết quả phân tích VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa và tiêu tốn thức ăn
cho sản xuất sữa được trình bày trên bảng 4.
Bảng 4: Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
Khẩu phần
1 (n=4)
Khẩu phần
2 (n=4)
Khẩu phần
3 (n=4)
VCK
sữa, %
12,38±0,09 12,33±0,10 12,40±0,07
Protein
sữa, %
3,40±0,08 3,33±0,08 3,42±0,05
Mỡ sữa,
%
4,00±0,10 4,10±0,06 4,10±0,05
Tiêu tốn
thức ăn:
VCK,
kg/kg sữa
1,00a±0,02 1,10b±0,03 1,01a±0,02
Protein,
g/kg sữa
135,3a±3,2 152,0b±3,8 141,6a±3,1
Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo
hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ở bảng trên không thấy sự khác nhau rõ rệt về các chỉ tiêu tỷ
lệ VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa giữa các khẩu phần thí nghiệm (P>0,05).
Tiêu tốn VCK và protein thô tính cho 1 kg sữa hiệu chỉnh ở khẩu phần
1 và khẩu phần 3 thấp hơn với khẩu phần 2 (P<0,05)
4. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa được trình
bày trong bảng 5
Bảng 5: Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Khẩu
phần 1 (n=4)
Khẩu
phần 2 (n=4)
Khẩu
phần 3 (n=4)
Năng suất sữa,
kg/con/ngày
10,45 9.15 9.83
Giá sữa, đ/kg 3.000 3.000 3.000
Tiền thức ăn, đ/con/ngày 17.580 17.300 16.000
Định mức công CN,
công/con/ngày
0.042 0.042 0.042
Định mức tiền công,
đ/ngày
15.000 15.000 15.000
Khấu hao chuồng trại,
đ/ngày
420 420 420
Khấu hao bò mẹ, đ/ngày 1.850 1.850 1850
Giá trị lợi nhuận,
đ/con/ngày
10.870 6.850 10.590
Kết quả trên bảng cho thấy ở khẩu phần 3, do tận dụng được nguồn
thân cây ngô già và nguồn nitơ phi protein nên chi phí thức ăn cho bò là thấp
nhất. Năng su
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống truyền nhận dữ liệu sử dụng mạng Can trên Toyota Camry 2007 Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu depolymer hóa nhựa PET bằng acid sử dụng Microwave Reactor Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 2
D Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top