tctuvan

New Member
Tải miễn phí luận văn cho ae ketnooi

MỞ ĐẦU
1. Tính khoa học và cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển, hội tụ và tƣơng tác các xu thế công nghệ
đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Chính phủ điện tử. Một trong những phƣơng diện
mới đánh dấu sự phát triển của Chính phủ điện tử và đã đƣợc kiểm chứng ở một số
nƣớc phƣơng Tây là bỏ phiếu điện tử.
Phƣơng thức bỏ phiếu truyền thống gặp phải một số hạn chế: với những cử tri ở
vùng sâu vùng xa, khoảng cách về địa lý sẽ bị hạn chế việc thực hiện đƣợc quyền bỏ
phiếu của mình; tính độc lập, cá nhân và quyền riêng tƣ của cử tri sẽ bị ảnh hƣởng lớn;
tính minh bạch, niềm tin vào số lần bỏ phiếu của một cử tri; việc đảm bảo an ninh cho
bầu cử, tính minh bạch kết quả bầu cử, sự tham gia và thái độ tham gia của những cử
tri trẻ đối với cuộc bầu cử; tính an ninh của những lá phiếu trong quá trình vận chuyển
và kiểm phiếu. Cùng với đó là quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực phục
vụ cho cuộc bầu cử. Đây quả là những khó khăn, thách thức vô cùng lớn.
Trong khi đó, với hình thức bỏ phiếu điện tử, mọi ngƣời dân đều có thể tự tay bỏ
những lá phiếu của mình cho dù họ đang ở đâu, làm gì. Hơn nữa, nó còn đảm bảo
đƣợc tính cá nhân và quyền riêng tƣ trong lá phiếu của mình, đảm bảo an ninh do
không mất quá trình vận chuyển “thủ công” hòm phiếu từ nhiều địa điểm khác nhau
mà nó đã đƣợc lƣu trữ ngay lập tức vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Thay vì đào tạo một
đội ngũ cán bộ lớn để phục vụ cho công tác bầu cử, việc bỏ phiếu điện tử sẽ giản
tiện tới mức tối đa về nhân lực. Và một điều đặc biệt, hình thức bỏ phiếu này sẽ đáp
ứng nhu cầu bầu cử theo cách của những ngƣời trẻ đó có thể là bầu cử trực tuyến, có
thể là bầu cử qua điện thoại hay bầu cử thông qua Facebook, Twiter, Youtube…
Thông qua hệ thống Interner và những thiết bị thông minh, chính phủ có thể dễ dàng
kết nối tất cả quá trình trƣớc, trong và sau bầu cử nhanh, gọn, nhẹ; thu hút đƣợc đông
đảo cử tri và không phân biệt đối tƣợng, vị trí địa lý. Điều này chắc chắn sẽ giảm bớt
sức nặng tối đa cho cuộc bầu cử và mang lại thành công cho nó. Qua đó cũng thấy
đƣợc tính ƣu việt của hình thức bỏ phiếu điện tử. Với chính phủ, bỏ phiếu điện tử là
một bƣớc cụ thể hóa của chính phủ điện tử và đƣợc đánh giá là giải pháp hữu hiệu cho
việc bầu cử của các quốc gia.
Trên thế giới, khái niệm bỏ phiếu điện tử (e-voting) không còn xa lạ gì đối với các
nƣớc phát triển, nhất là ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Tại Châu Á, chỉ có ba nƣớc
đã từng thử nghiệm hệ thống bầu cử điện tử, đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và
Ấn Độ, những nƣớc có trình độ công nghệ phát triển cao. Tuy nhiên bầu cử điện tử
tại ba nƣớc này vẫn chƣa đƣợc xem là thực sự thành công khi kết quả thu đƣợc từ
những lá phiếu điện tử vẫn còn nhiều nghi vấn. Vấn đề lớn nhất chính là tính bảo mật
của toàn hệ thống.
Tại Việt Nam bỏ phiếu điện tử mới chỉ dừng ở mục đích bầu chọn, bình chọn (bầu
chọn Vịnh Hạ Long là di sản Thiên nhiên thế giới, bình chọn bài hát hay trên sóng
truyền hình..) song chƣa thể triển khai vào bầu cử Quốc hội do còn nhiều hạn chế (vấn
đề ngân sách, giáo dục ý thức cho ngƣời dân, quá trình phổ biến, huấn luyện phƣơng
thức thực hiện cho các cấp, các bộ phận liên quan..). Đây rõ ràng là một khoảng trống
khá lớn, nhất là việc kinh phí lắp đặt hệ thống máy bầu cử hay trở ngại trong khoảng
cách vùng miền.
Để hoạt động bỏ phiếu hay bỏ phiếu phát huy đúng tác dụng thì cần đảm bảo hai
yêu cầu về tính kiểm tra được và tính tự do trong lựa chọn [1], [2], [9]. Điều này chỉ
có thể đƣợc thực hiện nhờ mật mã. Ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng
các hệ bỏ phiếu tích hợp các phƣơng pháp mật mã là Chaum vào năm 1981 [3]. Kể từ
đó đến nay, các công trình công bố trên thế giới đều tập trung vào xây dựng ba mô
hình bỏ phiếu cơ bản là: mô hình xáo trộn phiếu [3], mô hình chữ ký mù [4] và mô
hình sử dụng mã hóa đồng cấu [6],[7],[9]. Trong đó, do tính ƣu việt trong giải quyết
vấn đề tính kiểm tra đƣợc và tính tự do trong lựa chọn mà gần đây, mô hình mã hóa
đồng cấu đƣợc tập nghiên cứu nhiều nhất. Hiện tại ở Việt Nam, các công trình nhƣ [1],
[2] mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất áp dụng các mô hình bỏ phiếu mà chƣa thực sự
triển khai trên một ứng công cụ thể.
Chính vì vậy, đƣợc sự hƣớng dẫn của Thầy giáo, TS. Vũ Mạnh Xuân, tác giả lựa
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu kết hợp sơ đồ chia sẻ bí mật Shamir và
hệ mã hóa Elgamal, ứng dụng trong bỏ phiếu điện tử” với mong muốn áp dụng các
kiến thức đã đƣợc học, xây dựng thử nghiệm mô hình bỏ phiếu điện tử tại văn phòng
ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Qua việc phân tích, khảo sát và đánh giá thực trạng bỏ phiếu điện tử tại Việt Nam
cũng nhƣ thế giới, kết hợp với nghiên cứu các kỹ thuật, phƣơng pháp, thuật toán mã
hóa, mục tiêu của luận văn đƣợc xác định là: Ứng dụng tính chất đồng cấu của hệ mã
hóa khóa công khai Elgamal và kỹ thuật chia sẻ khóa bí mật để giải quyết hai bài toán

1. CHƢƠNG 1. BỎ PHIẾU ĐIỆN TỬ
Chƣơng 1 nhằm phân tích nhấn mạnh ƣu điểm của bỏ phiếu điện tử so với bỏ phiếu
thông thƣờng, đồng thời khẳng định vai trò của mật mã trong việc xây dựng các mô
hình bỏ phiếu điện tử. Trƣớc tiên, phần đầu chƣơng sẽ tổng hợp các kiến thức từ tài
liệu [2], [1] để giới thiệu tổng quan về bỏ phiếu điện tử nhƣ: khái niệm, các thành
phần, các giai đoạn trong hệ thống bỏ phiếu điện tử. Tiếp đó, nội dung chƣơng tập
trung vào phân tích ứng dụng của mật mã trong việc kiểm tra tổng các phiếu bầu thay
vì kiểm tra từng lá phiếu, phân quyền trong kiểm phiếu , giữ vững tính ẩn danh của
phiếu bầu và cuối cùng là chứng minh tƣơng tác để chống việc bán phiếu bầu. Những
nội dung trên cũng đƣợc tổng hợp từ [2],[8], [10] .
1.1. Tổng quan về bỏ phiếu điện tử
1.1.1. Khái niệm về bỏ phiếu
Theo [1] thì bỏ phiếu là việc ngƣời dùng phiếu để bày tỏ sự lựa chọn hay thái độ
của mình trong cuộc bầu cử hay biểu quyết. Một cuộc bỏ phiếu thành công phải bảo
đảm các tính chất:
- Quyền bỏ phiếu: chỉ ngƣời có quyền bầu cử mới đƣợc bỏ phiếu. Mỗi cử tri chỉ
đƣợc bỏ phiếu một lần.
- Bí mật: không thể biết đƣợc lá phiếu nào đó là của ai, trừ cử tri của nó.
- Kiểm soát kết quả: có thể phát hiện đƣợc những sai sót trong quá trình bỏ phiếu.
Cho đến nay các cuộc bỏ phiếu vẫn đƣợc thực hiện theo cách truyền thống, tuy
nhiên với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là xu thế thực hiện
“Chính phủ điện tử” thì việc “bỏ phiếu điện tử” thay thế phƣơng thức truyền thống là
điều sẽ diễn ra trong tƣơng lai gần.
1.1.2. Khái niệm bỏ phiếu điện tử
Ngƣời ta bỏ phiếu để bầu cử các chức vụ, chức danh hay để thăm dò dƣ luận về
một kế hoạch, chính sách nào đó. Hiện nay có 2 loại bỏ phiếu chính. Bỏ phiếu trực tiếp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top