daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phân tích luận điểm: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
MỞ ĐẦU
Qua hơn 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử phát triển quan trọng của
đất nước ta. Bằng những nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực
hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế
trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,
chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Sự lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta xuất
phát từ nhận thức đúng đắn của Đảng ta: kinh tế thị trường là sản phẩm của văn
minh nhân loại, có thể tồn tại và thích ứng với nhiều hình thái xã hội khác nhau;
kinh tế thị trường phát triển với trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản song không
đồng nhất với chủ nghĩa tư bản và cũng không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Dù
không phải là một cơ chế hoàn hảo, song kinh tế thị trường vẫn chứng tỏ là một
cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát triển, được coi
là ưu thế nhất hiện nay. Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển
kinh tế có thể chưa chắc thành công, song một quốc gia không có nền kinh tế thị
trường chắc chắn sẽ không thể phát triển trong dài hạn. Tự thân kinh tế thị
trường không đưa đến chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
thành công dứt khoát phải phát triển kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, em tập trung nghiên cứu Tiểu luận "Phân tích
luận điểm: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh
tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn" làm
Đề tài tiểu luận môn Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm về thị trường, kinh tế thị trường, cơ chế thị trường
1.1. Thị trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất

hàng hóa và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hóa dịch
vụ đem ra trao đổi gọi là người bán, người có nhu cầu và có khả năng thanh
toán gọi là người mua. Trong quá trình trao đổi, giữa người mua và người bán
hình thành những mối quan hệ, vì vậy thị trường xét theo nghĩa hẹp là nơi người
mua và người bán gặp nhau, hình thành giá cả. Đứng trên phạm vi toàn xã hội,
thị trường là một mạng lưới những người mua, người bán, gặp nhau nơi cung cầu gặp gỡ và cân bằng, hay nói cách khác,thị trường xét theo nghĩa rộng là
tổng hòa các quan hệ mua - bán, cung - cầu trên bình diện xã hội.
Như vậy, để hình thành thị trường đòi hỏi phải có các yếu tố cơ bản sau:
đối tượng trao đổi là hàng hóa dịch vụ; đối tượng tham gia trao đổi là người
mua, người bán; điều kiện thực hiện trao đổi là khả năng thanh toán, địa điểm
trao đổi; các thể chế hay tập tục (luật chơi) để bảo đảm hoạt động mua bán an
toàn, nhanh chóng.
Nhận thức đúng đắn bản chất và cấu trúc của thị trường với tư cách đối
tượng của quản lý có ý nghĩa quan trọng cả lý luận lẫn thực tiễn.
Trong lịch sử nhân loại, thị trường đã phát triển qua những nấc thang khác
nhau:
+ Thị trường cổ điển: có đầy đủ các yếu tố tham gia là hàng hóa, dịch vụ,
người mua, người bán, gắn với tính chất hay địa điểm nào đó.
+ Thị trường phát triển: người mua, người bán có thể cam kết, thực hiện
mua bán mà không trực tiếp phải trao đổi hàng hóa. Đây là thị trường văn minh,
khi người mua, người bán đã đạt tới độ tín nhiệm, quy mô mua bán lớn.
+ Thị trường hiện đại: có người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ (hữu
hình, vô hình), người môi giới và các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Vì đối
tượng mua bán khá phức tạp nên rất cần người môi giới, tư vấn, nhất là môi
giới, tư vấn tài chính.
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin, ngày nay, người ta mua bán một cách thuận lợi, mặc dù ở cách xa nhau về
2


mặt địa lý vẫn có thể giao dịch, mua bán một cách mau lẹ thông qua các phương
tiện thông tin hiện đại.
Thị trường có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ thị trường mà hình thành giá cả như thước đo chung, là căn cứ khách quan
để điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Sở dĩ thị trường có
vai trò to lớn vì nó có những chức năng cơ bản như: chức năng thừa nhận, chức
năng thực hiện, chức năng điều tiết. Ngoài ra, thị trường còn kiểm tra, đánh giá
trình độ, năng lực tổ chức quản lý của các nhà kinh doanh và cung cấp thông tin
cần thiết cho các nhà quản lý.
1.2. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường thể hiện trình độ cao của nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
tức là nền sản xuất, trong đó, người sản xuất và cung ứng không chỉ nhằm đáp
ứng nhu cầu của bản thân mình, mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ hàng hóa - tiền tệ trở nên phổ biến và bao
quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.
Về mặt lịch sử, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế trình độ cao của cách
thức tổ chức nền sản xuất xã hội. Trong quá trình phát triển, nhân loại đã trải
qua các mô hình kinh tế khác nhau như sau:
+ Kinh tế tự nhiên (kinh tế hái lượm): con người lệ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên với cuộc sống hoang dã.
+ Kinh tế tự cung tự cấp: sản xuất tự thỏa mãn trong các hộ gia đình, chưa
có phân công lao động, chuyên môn hóa, tự sản, tự tiêu, năng suất, chất lượng
hiệu quả thấp. Cơ cấu kinh tế điển hình là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về trình độ, phát triển cao hơn kinh tế tự nhiên nhưng vẫn chưa có quan hệ
hàng hóa - tiền tệ, hay chỉ có ở mức độ sơ khai.
+ Kinh tế hàng hóa: sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng
nhu cầu của người sản xuất mà là sản xuất để bán. Tính chất hàng hóa của sản
phẩm được thể hiện rõ nét và ngày càng đầy đủ. Cơ cấu ngành cơ bản của nền
kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trình độ phát triển của công,
nông nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc so với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Mặt

khác, sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa đã làm cho các phạm trù liên quan đến
thị trường xuất hiện và ngày càng mở rộng cả quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu.
+ Kinh tế thị trường: là nấc thang phát triển cao của kinh tế hàng hóa,
trong đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với phân công lao động và trình

3


độ chuyên môn hóa. Không gian thị trường đã được rộng mở cho sự lựa chọn,
tư duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến. Trong các mô hình kinh tế, kinh tế thị
trường là mô hình tiên tiến, văn minh, nền kinh tế có động lực, có sự đua tranh,
sản xuất gắn với nhu cầu. Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu các ngành, cơ
cấu khu vực sản xuất, cơ cấu tiêu dùng về cơ bản đã được thay đổi vị trí, ngôi
thứ. Nếu giai đoạn cuối của kinh tế hàng hóa phát triển, cơ cấu ngành cơ bản
phổ biến là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ thì trong mô hình kinh tế thị
trường, cơ cấu phổ biến là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
+ Kinh tế thị trường hiện đại: ngày nay, nền kinh tế thị trường đã phát
triển đến giai đoạn cao, trong đó vừa có các quan hệ thị trường, vừa phải có sự
điều tiết của nhà nước và tổ chức nền sản xuất xã hội ở trình độ cao. Trong nền
kinh tế thị trường hiện đại, vị trí, ngôi thứ của cơ cấu ngành cơ bản cũng thay
đổi. Cơ cấu điển hình của các nền kinh tế thị trường hiện đại là: dịch vụ - công
nghiệp - nông nghiệp. Những thay đổi và phát triển ấy đòi hỏi sự thay đổi tương
ứng của hoạt động quản lý nền kinh tế quốc dân.
Từ đây, ta có thể nêu lên khái niệm về kinh tế thị trường một cách khái
quát nhất như sau: kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế vận động, phát
triển dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hóa tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.
Mô hình kinh tế thị trường có bản chất thống nhất nhưng áp dụng trên
thực tế có nhiều hình thức khác nhau. Trong nhiều trường hợp có sự khác biệt
lớn, chủ yếu ở mức độ tham gia quản lý, tác động của nhà nước vào nền kinh tế
và mức độ áp dụng các quy luật thị trường vào các phân hệ của hệ thống kinh tế

- xã hội. Do vậy, để nhận thức vấn đề này, cần chú ý đến bốn tiêu chí sau:
Thứ nhất, mức độ đầy đủ và đồng bộ của kinh tế thị trường. Một nền kinh
tế thị trường đầy đủ, đồng bộ được đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển
đồng bộ các thị trường bộ phận. Đó là thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị
trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường lao động, thị trường yếu tố tài
nguyên… Các thị trường bộ phận này phải được hình thành và hoạt động theo
quy luật thị trường gắn với hệ thống luật lệ, thể chế, quy phạm tạo nên xương
sống của nền kinh tế. Các quốc gia mới áp dụng kinh tế thị trường, đặc biệt là
các nước chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung đều phải trải qua một
giai đoạn khá dài thiết lập những yếu tố cấu thành của các thị trường. Mức độ
đầy đủ dùng để đánh giá tính hoàn thiện, tính đồng bộ của mô hình kinh tế thị
trường đang xây dựng.

4


Thứ hai, mức độ phổ quát của kinh tế thị trường. Đây là tiêu chí dùng để
đánh giá phạm vi, mức độ áp dụng các quy luật thị trường trong hệ thống kinh
tế - xã hội. Về nguyên tắc, các quy luật thị trường chỉ phố biến ở phân hệ kinh
tế trong hệ thống kinh tế - xã hội. Còn trong các phân hệ khác như chính trị,
hành chính, văn hóa - xã hội… đều có các quy luật đặc thù riêng tác động. Việc
để cho các quy luật thị trường tác động rộng đến mức trở thành phổ biến ở cả
các phân hệ khác ngoài kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến làm méo mó các quan hệ thị
trường, triệt tiêu động lực phát triển kinh tế.
Thứ ba, mức độ can thiệp của nhà nước vào kinh tế thị trường. Kinh tế thị
trường theo mô hình kinh tế hỗn hợp luôn có sự quản lý, điều tiết của nhà nước,
do đó tất yếu có sự can thiệp của nhà nước bằng các phương pháp, phương tiện
khác nhau. Về nguyên tắc, do có những khuyết tật của kinh tế thị trường, nên sự
can thiệp nhà nước là cần thiết và xu hướng chung hiện nay trên thế giới là vai
trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ngày càng tăng. Sự can

thiệp của nhà nước thường được phân thành hai nhóm: can thiệp vi mô (can
thiệp vào từng thị trường riêng biệt hay đối với từng doanh nghiệp cụ thể, đặc
biệt là doanh nghiệp nhà nước) và can thiệp vĩ mô (thông qua việc hoạch định
các mục tiêu và thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô). Tuy nhiên, mức độ và
hình thức can thiệp của các quốc gia rất khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể, vào chiến lược quản lý và năng lực bộ máy quản lý nhà nước.
Thứ tư, mức độ mở cửa với thị trường thế giới. Đây là tiêu chí để đo
lường, đánh giá mức độ hội nhập với thị trường thế giới của một nền kinh tế.
Mức độ mở cửa thể hiện ở các thông số như tỷ suất thương mại quốc tế, cán cân
lưu chuyển vốn quốc tế và mức độ hợp tác khoa học kỹ thuật…
1.3. Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế, ở đó các
quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng. Ban đầu, cơ
chế thị trường được A.Smith khái quát và mô tả trong học thuyết của ông. Ông
cho rằng, nếu bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự do tiêu dùng, nhà nước
không can thiệp vào kinh tế mà chỉ cần bảo đảm dịch vụ an ninh xã hội thì sẽ có
một cơ chế tự nhiên (giống như một bàn tay vô hình) điều tiết cung - cầu, điều
tiết sản xuất - tiêu dùng và cuối cùng giúp cho việc phân phối các tài nguyên
khan hiếm của xã họi một cách hiệu quả nhất. Đó chính là cơ chế thị trường
thuần túy hay nhiều người gọi là thị trường tự do cạnh tranh, không cần sự can
thiệp của nhà nước.

5


Ngày nay, cơ chế thị trường tự do thuần túy hầu như không còn tồn tại, lý
thuyết và thực tiễn quản lý kinh tế hiện đại cho phép mọi quốc gia đều có thể áp
dụng cơ chế thị trường theo mô hình hỗn hợp, tức là kết hợp cơ chế bàn tay vô
hình với bàn tay điều tiết của nhà nước.
Như vậy, cơ chế thị trường hiện nay bao gồm ba thành tố:

Một là, thị trường hoạt động theo quy luật vốn có của nó, ai nhận thức
được, làm đúng sẽ có lợi, ngược lại không nhận thức được, không tôn trọng quy
luật sẽ bị thua thiệt hay bị trừng phạt. Bằng cách này, các yếu tố sản xuất, tài
nguyên và kết quả sản xuất sẽ được phân phối theo quy luật thị trường.
Hai là, nhà nước điều tiết thị trường nhằm hạn chế những khuyết tật của
thị trường, cân bằng những vấn đề kinh tế, xã hội - môi trường. Cơ chế thị
trường hiện đại thể hiện rõ trong mô hình kinh tế hỗn hợp. Đó là cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước.
Ba là, người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp - những tác nhân năng động của
cơ chế thị trường - được hoạt động tự chủ nhưng phải tuân thủ quy luật của thị
trường và chịu sự điều tiết của nhà nước.
Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật khách quan:
+ Quy luật giá trị: việc sản xuất hàng hóa phải trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển.
+ Quy luật cung, cầu: biểu hiện quan hệ giữa cung và cầu thông qua giá
cả. Quy luật này tác động trực tiếp đến giá cả và phương hướng sản xuất tiêu
dùng của xã hội.
+ Quy luật cạnh tranh: yêu cầu hàng hóa sản xuất ra phải có chất lượng
tốt hơn, chi phí thấp hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng
cạnh tranh so với các hàng hóa khác cùng loại.
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tính hiện đại và
hội nhập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một mô hình
hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển. Do vậy, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoàn thiện,
đổi mới và sáng tạo không ngừng trong nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn.
6


Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát
triển mới trên nhiều luận điểm quan trọng. Nhận thức về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn; kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh
tế thị trường hiện đại và hội nhập.
Đại hội XII của Đảng xác định: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh""1
Những nhận thức có giá trị định hướng mà Đại hội XII của Đảng đề ra đã
tạo được sự thống nhất cao hơn trong toàn Đảng, toàn dân và là căn cứ để tiếp
tục cụ thể hóa, thể chế hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
2.2. Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đây là luận điểm lần đầu tiên
Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhưng rất cần thiết và
phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước hiện nay, phản ánh tiến trình hội
nhập quốc tế sâu, rộng trên nhiều cấp độ; đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường thế giới. Nhấn mạnh tính hiện
đại và hội nhập của nền kinh tế là sự khẳng định việc tuân thủ các chuẩn mực
chung của thế giới để phát triển, thực hiện tự do hóa trong các lĩnh vực thương
mại, đầu tư, tài chính, dịch vụ, lao động kỹ năng… và quan trọng hơn, là phải
tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký, nỗ lực cải cách thể chế kinh tế bên trong,
đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Thuộc
tính này của nền kinh tế đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể

chế kinh tế thị trường; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; phát triển nhanh và bền vững;
tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu; phát triển kinh tế tri thức,
chú trọng đổi mới sáng tạo trên nền tảng khoa học - công nghệ hiện đại; thiết
lập các thị trường yếu tố sản xuất, hàng hóa và dịch vụ hiệu quả; phát triển hệ

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.102.

7

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top