daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN 7
1.1 Các khái niệm: 7
1.2 Về mô hình công tác trong Bệnh viện của một số nước trên thế giới và liên hệ với Việt Nam 7
1.3 Chính sách pháp luật về công tác xã hội trong Bệnh viện: 7
1.4 Mối quan hệ giữa công tác xã hội trong bệnh viện với các ngành khoa học khác 7
Chương 2: THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG 7
2.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung ương và bệnh viện Nhi Trung ương 7
2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện nay. 7
2.3 Thực trạng về sự hỗ trợ của các dịch vụ xã hội đối với các bệnh nhân trong các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay. 7
Chương 3: NHU CẦU VỀ CTXH TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN 7
3.1 Nhu cầu về công tác xã hội trong bệnh viện 7
3.2 Các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt mô hình công tác xã hội trong bệnh viện 7
KẾT LUẬN 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN BỆNH NHÂN
CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CSSK CHĂM SÓC SỨC KHỎE
DVXH DỊCH VỤ XÃ HỘI
KCB KHÁM CHỮA BỆNH
NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
NCT NGƯỜI CAO TUỔI
TC THÂN CHỦ
TE TRẺ EM
TƯ TRUNG ƯƠNG
PN PHỤ NỮ






DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa CTXH với các ngành khoa học khác
2 Bảng 2 Đánh giá của người cao tuổi về sự cần thiết của các dịch vụ, trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
C hăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, xã hội càng phát triển, nhu cầu về CSSK càng đòi hỏi được đáp ứng với chất lượng dịch vụ cao. Nhưng một thực tế đang đặt ra ở các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là sự bất bình đẳng trong tiếp cận hệ thống dịch vụ y tế vẫn ngày một gia tăng, các dịch vụ y tế chất lượng cao vẫn chủ yếu phục vụ tầng lớp giàu có trong xã hội, những nhóm xã hội yếu thế sẽ càng rơi vào trạng thái tổn thương nếu chẳng may lâm vào tình trạng bệnh tật.
Tại các nước phát triển trên thế giới, sự có mặt của CTXH chuyên nghiệp trong CSSK tại các bệnh viện đã có từ lâu và trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, các nhân viên CTXH trong bệnh viện đã đóng góp những vai trò nhất định trong việc giảm bớt gánh nặng áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như hỗ trợ, tư vấn cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, làm việc với các nhóm xã hội yếu thế trong bệnh viện như trẻ em, vị thành niên, phụ nữ và người cao tuổi…
Trong bối cảnh phát triển CTXH ở Việt Nam hiện nay, việc đề xuất mô hình CTXH trong bệnh viện cũng như việc thiết lập vai trò của nhân viên CTXH trong hệ thống bệnh viện là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm phát triển hệ thống các dịch vụ CTXH trong bệnh viện. Làm được điều này đồng nghĩa với việc giải quyết những vấn đề xã hội trong bệnh viện như sự quá tải bệnh viện và sự căng thẳng trong quan hệ Bác sỹ và bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ bệnh tật cho người bệnh, điều phối và cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn tâm lý, hỗ trợ phát triển cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nói tóm lại, những khó khăn trong lĩnh vực CSSK tại các hệ thống bệnh viện ở Việt Nam sẽ đươc cải thiện nếu có sự xuất hiện của nhân viên CTXH chuyên nghiệp.
Việt Nam đã bước vào chặng cuối thời kỳ chuyển tiếp về dân số học và dịch tễ học với tuổi thọ tăng cao, cùng với đó là tiến bộ vượt bậc của ngành y học, các khung chính sách và pháp lý đã được cải thiện, nhưng tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe, CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế vẫn đang gia tăng, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ mà các cơ sở y tế nước ta đang phải đối mặt.
Đầu tiên phải kể đến tình trạng quá tải bệnh nhân là một cản trở đến hoạt động điều phối và cung cấp dịch vụ trong các bệnh viện. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có khoảng 1.162 bệnh viện với 25.342 giường bệnh, Trong số này có 39 bệnh viện trung ương với 20.924 giường bệnh, 382 bệnh viện tuyến tỉnh với 92.857 giường bệnh và 561 bệnh viện huyện với 7.048 giường bệnh , 48 bệnh viện ngành với 5.727 giường bệnh, 132 bệnh viện ngoài công lập với 6.941 giường bệnh. Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng quá tải, vượt mức so với số giường bệnh cho phép. Công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện tuyến trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là các bệnh viện K: 249%, Bạch Mai: 168%, Chợ Rẫy: 154%, Phụ sản Trung ương: 124% (theo đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế năm 2012).
Hơn nữa những năm trở lại đây tình trạng bệnh tật gia tăng và xuất hiện nhiều những căn bệnh lạ, các bệnh dịch cũ tái phát với mức độ lây lan rộng, tỷ lệ tử vong cao. Tất cả những điều đó đã làm cho lượng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng chu kỳ bệnh. Trong khi đó, nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng dịch vụ cao ngày càng lớn, nên lượng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên ngày một tăng.
Sự quá tải nêu trên dẫn đến một hiện trạng làm việc căng thẳng của đội ngũ y, bác sỹ, đặc biệt tại hệ thống bệnh viện Trung ương, đã có lúc một bác sỹ một ngày phải khám chữa từ vài chục đến hàng trăm bệnh nhân, điều này dẫn tới việc các bạn sỹ không đủ thời gian, nhiệt tình và sức lực để tiếp tục hoạt động, tư vấn trả lời những thắc mắc của người bệnh. Tất yếu, người bệnh sẽ không hài lòng về các dịch vụ mà họ đang sử dụng đồng thời tạo nên áp lực công việc đối với đội ngũ y, bác sỹ. Nhu cầu của người bệnh đa dạng trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế gây nên những bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh với nhân viên y tế, với cơ sở y tế, giữa người nhà bệnh nhân với ngành y tế.
Hàng loạt các vấn đề xã hội khác như hiện tượng “cò bệnh viện” đang tồn tại và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí thuốc men ngày càng cao, các dịch vụ y tế chưa được liên kết, hiểu biết của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về bệnh tật còn hạn chế. Tất thảy ảnh hưởng đến chất lượng CSSK của người dân hiện nay.
Ngoài ra, những khó khăn trong hoạt động giáo dục và truyền thông về kỹ năng chăm sóc người bệnh, cách phòng tránh, tiến trình điều trị và các thủ tục KCB cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của bệnh nhân.
Những bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện, họ có nhu cầu được nhân viên y tế hướng dẫn từ cách điều trị bệnh, xử lý khủng hoảng đến cách đương đầu với bệnh tật.Việc giáo dục cũng bao gồm cả việc giáo dục người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các chế độ điều trị. Để thực hiện những hoạt động này trong bệnh viện thì đó quả là một gánh nặng đối với đội ngũ nhân viên y tế trong tình trạng quá tải hiện nay. Thêm vào đó, người nhà bệnh nhân, hầu hết khi đến các cơ sở y tế, họ đều bối rối trong cách thức liên hệ với các phòng ban chức năng trong bệnh viện, thiếu kỹ năng làm các thủ tục KCB. Do đó nhu cầu được hướng dẫn, truyền thông về những thủ tục KCB, xuất nhập viện, các thủ tục xin được miễn giảm viện phí, hướng dẫn chính sách ưu đãi và chế độ bảo hiểm y tế là một nhu cầu tương đối cấp thiết từ phía bệnh nhân và người nhà của họ.
Trên thực tế, với sự quá tải hiện nay, đội ngũ nhân viên y tế không đủ cả về số lượng và chất lượng để thực hiện các chức năng này, hay chăng nếu có thực hiện được cũng là những hoạt động hết sức rời rạc và chưa được hệ thống.
Ngoài ra, công tác y tế còn gặp khó khăn trong hoạt động hỗ trợ, tham vấn tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ, hòa hập cộng đồng cho bệnh nhân sau khi xuất viện.
Hoạt động hỗ trợ, tham vấn tâm lý là một hoạt động rất cần thiết giúp người bệnh không chỉ được đáp ứng về nhu cầu CSSK thể chất mà còn được thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, điều này gián tiếp tạo nên thành công trong quá trình điều trị bệnh. Đối với người bệnh, một nụ cười, một cái nắm tay ấm áp hay một ánh nhìn thiện cảm …nhất là với các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hay điều trị bệnh ở giai đoạn cuối là món quà động viên tinh thần rất giá trị và ý nghĩa đối với họ.
Trong bệnh viện hiện nay, các nhân viên y tế đã luôn cố gắng phối hợp các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và xử lý các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng. Nhưng có lẽ, các sự trợ giúp về tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ trong khi điều trị bệnh còn thực hiện rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu người bệnh. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan cản trở đến hoạt động này như sự quá tải về thời gian và sức lực của nhân viên y tế, hay cũng có thể do thái độ và y đức chăm sóc bệnh nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan khác.
Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cộng đồng sau khi xuất viện cũng chưa được hệ thống y tế nước ta quan tâm sâu sắc, vì đôi khi họ coi đó không phải là chức năng của nhân viên y tế trong bệnh viện, mà đó là việc của cá nhân và gia đình người bệnh sau khi xuất viện.

Phụ lục 2:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGHỀ CTXH VÀ MÔ HÌNH CTXH TRONG BỆNH VIỆN TẠI AUTRALIA
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ CTXH
CTXH ở AUSTRALIA được khởi đầu bởi một nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao (5 – 6 người) do muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Năm 1930, hoạt động CTXH bắt được triển khai thực hiện theo mô hình của một số nước như: Mỹ, Anh, Đan Mạch …
CTXH được thực hiện đầu tiên trong hai lĩnh vực là BV & các cơ sở phúc lợi XH.
Liên đoàn CTXH ở AUSTRALIA được chính thức ra đời vào năm 1946 là hội nghề nghiệp QG có sứ mệnh liên kết để phát triển nghề CTXH
Liên đoàn CTXH đã đề xuất với Chính phủ liên bang về thành lập nghề CTXH, CP liên bang giao cho Liên đoàn CTXH xây dựng tiêu chí nghề nghiệp & giao quyền cho CP các bang quyết định việc thành lập trên cơ sở hành lang pháp lý của từng bang. Hoạt động CTXH vì vậy mà có sự khác biệt rõ nét giữa các bang về chuẩn hành nghề cũng như mức lương tùy thuộc theo chính sách của từng bang.
 Liên đoàn CTXH hiện có 7.800 thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Phúc lợi xã hội, CSSK, Giáo dục, Tư pháp…
 Liên đoàn CTXH hiện đang hợp tác rất chặt chẽ với Chính phủ cùng nhiều đối tác khác như: Giáo dục, Công nghệ, cộng đồng … & có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề XH như quyền con người, chất lượng cuộc sống cùng các vấn đề XH khác.
 Liên đoàn CTXH hiện đã cung cấp mã nghề & chuẩn hành nghề cho nhân viên CTXH trong một số BV như: BV Đa khoa, BV Tâm Thần, BV Lão khoa, BV Phục hồi chức năng cho người khuyết tật …
II. VỊ THẾ, VAI TRÒ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Vai trò của CTXH:
a. Giúp từng cá nhân, gia đình cộng đồng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của mình, trách nhiệm và những việc cần làm để bảo vệ các quyền cơ bản thuộc quyền công dân.
b. CTXH còn giúp thay đổi các chính sách ở tầm vĩ mô nhằm tạo nên sự chuyển biến mang tính hệ thống để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Vị thế:
c. Ảnh hưởng của LĐ CTXH đối với Chính phủ, cộng đồng và các đối tác khác trong giải quyết các vấn đề XH ngày càng mạnh mẽ hơn.
d. So với nhiều ngành nghề khác, vị thế của nghề CTXH còn chưa tương thích. Các nghề khác đều đã có Luật quy định riêng trong phạm vi toàn liên bang trong khi nghề CTXH chưa có luật, chưa được CP phủ liên bang ban hành tiêu chuẩn hành nghề mà mới chỉ có ở cấp Liên đoàn và tùy thuộc vào chính sách của từng bang.
Dự kiến trong thời gian tới Luật CTXH sẽ được ban hành trong phạm vi toàn Liên bang.
PHẠM VI H0ẠT ĐỘNG
 CTXH với cá nhân
 CTXH với gia đình
 CTXH với nhóm
 CTXH với cộng đồng
 CTXH trong nghiên cứu đánh giá
 CTXH về CSXH
 CTXH trong quản lý điều hành

III. NHÂN LỰC THAM GIA
Đạo đức hành nghề:
a. Tôn trọng quyền con người
b. Vì sự công bằng xã hội
c. Chuyên nghiệp
Phương châm hành động:
d. Hợp tác
e. Thân thiện, cởi mở
f. Trao quyền
Tiêu chuẩn hành nghề:
g. Do Liên đoàn CTXH ban hành năm 2010 với 8 chuẩn, 23 tiêu chí và 103 chỉ số đo lường chi tiết
h. Chuẩn về giá trị và đạo đức hành nghề: 2 tiêu chí và 10 chỉ số
i. Chuẩn về tính chuyên nghiệp: 2 tiêu chí và 11 chỉ số
Chuẩn về thích ứng văn hóa và hỗ trợ toàn diện: 2 tiêu chí và 13 chỉ số
 Chuẩn về sự am hiểu thực tế: 4 tiêu chí và 21 chỉ số
 Chuẩn về sự linh hoạt trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn: 4 tiêu chí và 15 chỉ số
 Chuẩn về kỹ năng giao tiếp và kết nối: 4 tiêu chí và 12 chỉ số
 Chuẩn về sự lắng nghe và chia sẻ: 2 tiêu chí và 9 chỉ số
 Chuẩn về lập kế hoạch phát triển và theo dõi, giám sát thực hiện: 3 tiêu chí và 12 chỉ số.
 Đào tạo:
 Cử nhân CTXH đào tạo trong 4 năm bao gồm 3 năm lý thuyết về tất cả các lĩnh vực hành nghề CTXH và 1 năm thực hành về lĩnh vực CTXH chuyên ngành
 Đào tạo liên tục sau khi được tuyển dụng để cập nhật kiến thức chuyên sâu về chuyên môn trong lĩnh vực hành nghề
 Đào tạo sau ĐH về CTXH để được nâng bậc trong thang bậc hành nghề
 Tuyển dụng:
 Hội đồng xét tuyển (Trưởng khoa chuyên môn, trưởng khoa CTXH trong BV và một thay mặt trung gian độc lập ngoài BV)
 Lãnh đạo BV trình KQ tuyển dụng để Hội đồng YT địa phương phê duyệt
 Giám đốc BV ký hợp đồng tuyển dụng với nhân viên CTXH
 Hình thức tuyển dụng nhân sự linh hoạt: toàn thời gian & bán thời gian
 Ngạch bậc hành nghề:
 Trợ lý CTXH: Sinh viên năm cuối đi thực tập
 Bậc 1: 4 năm
 Bậc 2: 4 năm
 Bậc 3: Tối thiểu sau 2 năm hành nghề ở bậc 2 và có đủ kinh nghiệm theo quy định của LĐ CTXH về tham gia nghiên cứu, về tham gia đào tạo và giám sát hỗ trợ NVCTXH. Nhân viên CTXH tự gửi bản đăng ký nâng bậc cho cấp có thẩm quyền phê duyệt
 Bậc 4 – bậc 8: Theo thâm niên hành nghề. Từ bậc 3 trở lên nếu TN sau ĐH sẽ được công nhận là chuyên gia CTXH
 Lương: Tùy theo từng LV hành nghề (ASXH do CP liên bang quy định, CSSK do CP từng bang quy định) & ngang bằng với các ngành nghề khác cùng có chung thời gian đào tạo
IV. CTXH TRONG BỆNH VIỆN
 Mục đích:
Hỗ trợ các nhóm đối tượng đích khắc phục những khó khăn về XH để đạt được hiệu quả CSSK tốt nhất. Nhân viên CTXH là cầu nối để hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn xung đột giữa người thân với BN, giữa BN với BN, giữa BN với nhân viên YT và giữa BN với BV …
 Đối tượng hỗ trợ:
 Bệnh nhân
 Gia đình bệnh nhân
 Nhân viên Y tế
 Nhiệm vụ:
 Bảo vệ quyền được CSSK cho bệnh nhân thông qua việc tư vấn về các vấn đề XH có liên quan cho người bệnh & GĐ họ trong quá trình điều trị.
 Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố XH có ảnh hưởng đến SK của thân chủ
 Kết nối với cách dịch vụ hỗ trợ thích hợp cho từng BN
 Nghiên cứu cung cấp bằng chúng từ KN hoạt động để đề xuất CS
 Hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho nhân viên YT
 Các nhóm ưu tiên:
 Với bệnh nhân & GĐ người bệnh: Có khoảng 40 % số BN tại các BV có nhu cầu cần được hỗ về CTXH
 TE bị ngược đãi và bạo hành
 PN bị ngược đãi và bạo hành
 Người cao tuổi bị ngược đại, bạo hành và cô đơn không nơi nương tựa
 BN nghèo
 BN bị tâm thần
 Người khuyết tật
 Bệnh nhân bị trọng bệnh (Ung thư, Tim mạch, Chấn thương sọ não, Suy thận, Cấp cứu…)
 GĐ bệnh nhân có người thân vừa qua đời đột ngột
 BN có khả năng bị quay về môi trường nguy hiểm
 …..
 Với nhân viên YT: Bị căng thẳng về tâm lý do làm việc tại các khoa có nhiều bệnh nhân nặng và tử vong
 cách quản lý và tác nghiệp
 Mỗi BV đều có một khoa CTXH độc lập trực tiếp quản lý và điều phối các nhóm CTXH làm việc tại các chuyên khoa
 Nhóm CTXH của từng chuyên khoa tác nghiệp hàng ngày tại khoa
 Nhân viên CTXH làm việc theo nhóm cùng với các chức danh chuyên môn khác như điều dưỡng, BS Tâm lý, BS chuyên khoa, KTV… để khai thác và cung cấp các thông chi tiết của người bệnh để có thể cung cấp dịch vụ toàn diện cho bệnh nhân…
 Mỗi bệnh nhân thường được nhận được sự hỗ trợ của 1 nhân viên CTXH trong suốt quá trình điều trị từ khi vào viện đến khi xuất viện và sau khi trở về cộng đồng
 Quy trình hỗ trợ CTXH cho BN
 Trắc nghiệm xác định mức độ tổn thương về tâm lý và xã hội sau khi có yêu cầu từ các nhân viên YT(điều dưỡng) tại bộ phận tiếp nhận BN
 Tìm hiểu hoàn cảnh của BN
 Tư vấn giải quyết các vấn đề XH
 Kết nối các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình điều trị
 Lập KH xuất viện
 Kết nối với BS gia đình hay nhân viên YT, nhân viên CTXH trong cộng đồng
 Hỗ trợ kết nối với các dịch vụ XH khác trong cộng đồng
Một số hình ảnh về đoàn công tác của Bộ y tế Việt Nam tham gia học tập mô hình CTXH trong bệnh viện tại Australia

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đồ án Thiết kế và thi công mô hình xe lăn tự hành Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D MÔ HÌNH VÀ CÔNG NGHÊ ̣ BÁN HÀNG B2B CỦA VINAMILK Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế và thi công mô hình Radio-Cassette Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết lập mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ trong quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại tr Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình tầm quan trọng - hiệu suất (IPA) tại Công ty TNHH MTV Thương Mại & Du Lịch Xứ Đà Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu công nghệ mạng không dây WiMAX, mô hình triển khai ứng dụng tại VDC Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top