Abukcheech

New Member
Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát

Download Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát miễn phí





MỤC LỤC
Dẫn luận . 2
1. Khái quát chung . 3
1.1. Điều kiện tự nhiên làng Cát Cát . 3
1.2. Lịch sử, dân số và phân bố dân cư . 3
1.3. Văn hóa - xã hội . 5
2. Phong tục làm nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát . 6
2.1. Quá trình chuẩn bị . 6
2.1.1. Nguyên vật liệu làm nhà . 6
2.1.2. Chọn đất làm nhà . 7
2.1.3. Nhân lực làm nhà . 8
2.1.4. Chọn hướng nhà 9
2.2.5. San nền . 11
2.2. Quy trình dựng nhà . 12
2.2.2. Dựng khung nhà . 12
2.2.3. Lợp mái . 13
2.2.4. Thưng vách . 14
2.2.5. Hoàn thiện . 16
2.3. Bài trí không gian ngôi nhà . 17
2.3.1. Tổng thể khuôn viên . 17
2.3.2. Bài trí không gian cư trú . 18
2.3.3. Bài trí không gian tín ngưỡng . 20
2.4. Các nghi lễ cúng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới 24
2.4.1. Lễ cúng động thổ . 24
2.4.2. Lễ cúng vào nhà mới . 25
2.4.3. Bữa liên hoan vào nhà mới . 26
Kết luận . 28
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uay hướng nhà đâm thẳng vào ngọn núi vì sợ bóng núi đè bóng người, những người sống trong nhà “làm nhiều mà cũng chẳng có ăn”.
- Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng và sườn dốc vì sợ sườn dốc ấy sẽ cản trở đường làm ăn của gia đình.
- Kiêng quay hướng nhà vào dông núi vì sợ các ma ác ngụ ở dông núi nhìn vào nhà.
- Kiêng quay hướng nhà vào đỉnh núi võng yên ngựa vì cho rằng đó là thế bị bao vây, giặc đánh đến không có đường mà chạy.
- Kiêng quay hướng nhà vào nơi có huyệt mộ người chết vì sợ hồn ma của người chết nhòm vào nhà.
- Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng vào cửa hang vì sợ của cải sau này thất thoát hết, gia đình sẽ không có tích lũy.
- Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng vào đầu đốc nhà khác vì sợ sau này hay có chuyện xích mích, gây gổ.
Hướng tốt thường được người Mông ở Cát Cát chọn để làm nhà là hướng chính Nam (tốt nhất), nếu không được hướng chính Nam thì có thể chếch về hướng Tây Nam hay Đông Nam đều được vì đồng bào quan niệm phương Nam là mảnh đất lành, địa thế hiểm yếu, dễ phòng thủ, tránh được sự tấn công của giặc dã. Đó cũng là nơi sản vật trù phú, tiện cho đà phát triển. Quan niệm này bắt nguồn từ lịch sử di cư của người Mông. Đồng thời, trên thực tế, hướng Nam cũng là hướng mát mẻ, phù hợp với thuyết phong thủy theo quan niệm âm dương, ngũ hành và bát quái của nhiều dân tộc ở Á Đông.
Do cư trú ở vùng núi dốc nên hướng nhà của người Mông nơi đây cũng chịu sự qui định của điều kiện địa hình. Trường hợp mảnh đất dựng nhà không được bằng phẳng thì người ta phải chọn hướng nhà theo thế lưng tựa vào tà ly dương, mặt tiền hướng về phía dốc đổ nhưng cũng phải tránh được những điệu kỵ và tối kỵ nêu trên.
Như vậy, hướng nhà của người Mông ở Cát Cát luôn quay về hướng Nam hay chếch Đông Nam, Tây Nam. Hướng nhà quay xuống lung lũng hay khe núi. Từ vị trí cửa nhà nhìn thẳng ra phía trước là không gian thoáng, rộng, không bí bách, không có các sự vật không lành như cửa hang, ngọn núi, sườn dốc, dông núi, mộ huyệt, đầu đốc nhà khác… đâm thẳng vào cửa nhà.
2.1.5. San nền
Người Mông ở Cát Cát thường san gạt nền nhà vào những lúc nông nhàn. Công cụ san nền có cuốc, xẻng, xà beng, đầm tay và cáng vận chuyển đất. Nhân lực san nền là những anh em trong nhà, trong họ dưới sự quán quyến và chỉ bảo của một người già có nhiều kinh nghiệm.
Tác dụng của việc san gạt nền nhà nhằm để tạo ra một mặt bằng phẳng phiu, không gồ ghề và đặc biệt là không được dốc. Nền nhà cần chắc chắn, tránh được hiện tượng lún nền trong quá trình ở. Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, người Mông nơi đây thường san nền trước khi làm nhà từ 6 tháng đến 1 năm nhằm tạo ra một khoảng thời gian vừa đủ để cho mưa, nắng giúp cho đất nền được nện chặt, vừa đỡ công, vừa đảm bảo độ bền vững.
Với những ngôi nhà làm trên những mảnh đất dốc, việc xử lý tà ly luôn được chú trọng. Theo kinh nghiệm dân gian, tà ly dương luôn được làm thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và không được cao vượt mái nhà để tránh không cho nước mưa hay đất lở đổ thẳng xuống mái. Khoảng cách giữa tà ly dương với vách hậu ngôi nhà ít nhất cũng phải được 1 sải tay trở lên mới đảm bảo an toàn. Việc xử lý tà ly âm được chú trọng vào khâu gia cố đất nền và kè đá chống sạt lở. Để có được kết quả như mong muốn, người ta phải khai thác đá tảng dưới lòng đất trong vùng cư trú để kè chắc thành tà ly. Sau đó, lại mang đá cuội từ lòng suối chảy qua làng lên đổ đầy vào những chỗ hõm sát với bờ kè tà ly âm để lấy mặt bằng sao cho cao bằng phần đất sát tà ly dương; sau đó đổ đất lên trên, dùng đầm tay nện chặt, Khi độn đá, người ta phải tính làm sao để khu vực đó chỉ là khoảng sân trước mặt hay sân hai bên hồi nhà, tuyệt đối không ăn vào nền lòng nhà sẽ gây phức tạp cho việc chôn cột sau này.
Với những mảnh đất nằm trên dạng địa hình bằng phẳng thì việc san nền diễn ra thuận lợi hơn. Ở những mảnh đất này, việc san nền chỉ là bẩy và chuyển những khối đá tảng nhô đầu lên mặt đất ra xa, cào bỏ lớp dăm sạn, đất phong hóa (nếu có) rồi đổ đất sét mịn lên trên là được. Việc san nền thường được đồng bào tập trung nhân lực tiến hành khẩn trương. Thời gian cho việc san gạt mặt bằng một nền nhà thường khuôn gọn trong một ngày, thường từ khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hoàn tất. Tuy cũng là công đoạn đòi hỏi nhiều nhân lực và kinh nghiệm nhưng người Mông ở Cát Cát trong khâu san nền nhà không có các lễ nghi cầu cúng, không có các bài khấn tín ngưỡng và cũng không có tiệc rượu liên hoan.
* Khi đã có đủ gỗ, san xong nền nhà là coi như đã chuẩn bị xong các điều kiện cho việc dựng nhà. Dĩ nhiên, mỗi gia đình khi chuẩn bị dựng nhà cũng còn phải chuẩn bị đủ một lượng lương thực, thực phẩm để cung cấp cho các lễ nghi tín ngưỡng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới. Tuy nhiên, đây không phải việc khó. Ngoại trừ gà, rượu và xôi tím làm lý cúng thổ không trong lễ động thổ là bắt buộc thì lượng rượu, thịt, rau xanh trong bữa liên hoan mừng nhà mới không có qui định cụ thể về số lượng mà tùy theo điều kiện của từng gia đình. Theo tư liệu điền dã của chúng tui tại lễ dựng nhà và vào nhà mới của gia đình ông Má A Dũng ở đội 1, làng Cát Cát thì lượng đồ ăn thức uống trong bữa liên hoan này có 100 lít rượu; 80 kg thịt lợn (2 con lợn, mỗi con 40 kg), 50 kg gạo tẻ và khoảng 1 thúng rau cải bắp, quả xu xu, củ xu hào, cà rốt… Tuy nhiên, theo ông Dũng cho biết, bữa liên hoan này là dịp để ông mời anh em bạn bè xa gần đến chung vui nên mới làm nhiều như thế. Còn theo thông lệ, các gia đình ở đây khi làm liên hoan vào nhà mới chỉ sử dụng khoảng một nửa số lượng rượu thịt nói trên.
2.2. Quy trình dựng nhà
Người Mông ở Cát Cát thường dựng nhà vào khoảng thời gian từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. Ngày được chọn để làm nhà thường trong các ngày từ mùng 1 đến ngày 19 âm lịch các tháng trên; trong đó tốt nhất là những ngày trăng tròn: 14 – 15 – 16. Cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng cao, đồng bào kiêng làm nhà vào những ngày trùng với ngày mất của tổ tiên, ngày sinh của gia chủ. Quy trình dựng nhà trải qua các bước dựng khung nhà, lợp mái, thưng vách và hoàn thiện.
2.2.1. Dựng khung nhà
Dựng khung nhà là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ qui trình làm nhà mới. Đây là công việc phức tạp nhất, nặng nhọc nhất và đòi hỏi sự chính xác cao. Vì vậy, trước ngày làm nhà khoảng 2 – 3 ngày, gia chủ phải đi đánh tiếng nhờ các gia đình trong họ, trong làng đến trợ giúp. Trong số những người được nhờ đến giúp, phải có 1 – 2 người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà.
Ngày khởi công dựng nhà, những người được nhờ tập trung ở bãi đất dựng nhà từ sáng sớm (khoảng 6 giờ sáng). Sau lễ cúng động thổ, một vị cao niên giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra lại hướng nhà lần cuối; sau đó xác định các vị trí đặt cột cái, cửa chính và bếp lò. Từ ba điểm này, b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top