hoalinda1982

New Member

Download miễn phí Khảo sát hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ-Đáy





Số liệu khôi phục từ mô hình NAM được sử dụng tính chuẩn dòng chảy năm. Áp dụng các
phương pháp khác nhau cho từng chuỗi số liệu xác định được các đặc trưng dòng chảy và xây
dựng bản đồ chuẩn dòng chảy năm cho lưu vực theo phương pháp nội suy tuyến tính (hình 2)
Nhận xét: Dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy phân phối không đều trong năm.
Trong một năm dòng chảy sông phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ (từ tháng VI-X) và mùa
kiệt (từ tháng XI-V năm sau).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 227-234
227
Khảo sát hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ-Đáy
Nguyễn Thanh Sơn1,*, Nguyễn Ý Như1, Trần Ngọc Anh1, Lê Thị Hường2
1
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt. Tài nguyên nước gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người trong nhiều
lĩnh vực, và đang ngày càng trở nên khan hiếm. Sự phân bố không đều cả về không gian-thời gian
gây ra những ảnh hưởng rất lớn, như thiếu nước cung cấp trong mùa kiệt, dư thừa nước vào mùa
lũ, gây hạn hán, lũ lụt... Vì thế việc khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là rất cần thiết,
từ đó tận dụng lợi thế, đồng thời giảm tác động tiêu cực của nguồn nước và xây dựng cơ sở cho bài
toán cân bằng nước, phát triển bền vững tài nguyên nước. Kết quả phân tích cho thấy tài nguyên
nước mưa trên lưu vực chỉ thuộc loại trung bình so với cả nước, dòng chảy lũ trên lưu vực xuất
hiện muộn hơn so với mùa mưa 1 tháng. Lượng mưa và dòng chảy có xu hướng tăng dần từ Đông
sang Tây, từ đồng bằng lên miền núi. Hơn nữa, nước sông ô nhiễm nghiêm trọng và không còn
khả năng tự làm sạch.
Từ khóa: NAM, Nhuệ Đáy, Tài nguyên nước.
1. Mở đầu1
Lưu vực sông Nhuệ-Đáy nằm ở hữu ngạn
sông Hồng, với tổng diện tích 7765km2, chiều
dài lưu vực là 314km, hệ số uốn khúc 1.53,
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả
nước nói chung, của vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng, cũng như đóng vai trò quan
trọng trong công tác tưới tiêu - điều hoà nước
cho một số tỉnh phía Bắc. Lưu vực này đi qua 5
tỉnh, thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, và có nhiều phụ lưu
sông lớn chảy qua nên chất lượng nước hai con
sông này đang chịu tác động mạnh mẽ của các
hoạt động kinh tế-xã hội.
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: [email protected]
Trong những năm gần đây chế độ khí hậu,
thuỷ văn có những biến động khác thường,
nhưng nghiên cứu về quy luật của sự biến đổi
này chưa được tiến hành một cách toàn diện.
Chưa có tài liệu nào đánh giá một cách chi tiết
về chế độ khí hậu cũng như chế độ mưa, dòng
chảy trên toàn bộ các sông chính. Trước đây chỉ
có một số tài liệu đánh giá một cách khái quát,
thời gian quan trắc chưa đủ dài, đặc điểm thuỷ
văn chưa được tổng kết và biên soạn, nên hiệu
quả sử dụng không cao. Do vậy, để khắc phục
cũng như giải quyết một phần những vấn đề đặt
ra, bài báo thực hiện nghiên cứu đặc điểm mưa
và dòng chảy phục vụ đánh giá tài nguyên nước
của lưu vực.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 227-234
228
2. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình NAM [1] là một mô hình được xây
dựng tại Khoa Thuỷ văn Viện Kỹ thuật Thuỷ
động lực và Thuỷ lực thuộc Đại học Kỹ thuật
Đan Mạch năm 1982, được ứng dụng rộng rãi ở
nhiều nước thuộc nhiều vùng khí hậu khác
nhau. Trong NAM, mỗi lưu vực được xem là
một đơn vị xử lý, các thông số và các biến là
thay mặt cho các giá trị được trung bình hóa trên
toàn lưu vực. Mô hình tính quá trình mưa-dòng
chảy theo phương pháp tính liên tục hàm lượng
ẩm trong 5 bể chứa riêng biệt có tương tác lẫn
nhau.
Để đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực
Nhuệ Đáy với hạn chế về mặt số liệu, mô hình
NAM được sử dụng trong quá trình khôi phục
dòng chảy từ mưa.
3. Kết quả
3.1. Tính toán chuẩn mưa năm cho lưu vực
sông Nhuệ-Đáy
Số liệu mưa ngày quan trắc của các trạm sử
dụng: Ba Thá (1969-2004); Hà Đông (1961-
2006); Láng (1961-2000); Hà Nội (1961-2004);
Sơn Tây (1961-2004); Lâm Sơn
(1972,1973,1977, 1990-2001); Phủ Lý (1961-
2005); Ninh Bình (1960-2005); Nho Quan
(1990-2001); Nam Định (1991-1999); Hưng
Thi (1970-2007).
Chuẩn mưa năm của các trạm được tính
trực tiếp từ chuỗi số liệu thực đo. Do số liệu
quan trắc tại một số trạm bị gián đoạn, chuẩn
mưa năm tại các trạm được tính toán theo từng
phương pháp khác nhau phù hợp. Trong đó đối
với trạm có chuỗi số liệu dài hay đủ để xác
định được thời kì tính toán, chuẩn mưa năm của
các được xác định theo công thức bình quân số
học:
)mm(
N
X
X
N
1i
i
oN
Trong đó: Xon: là chuẩn mưa năm (mm); Xi:
lượng mưa năm của năm thứ i (mm); n: số năm
của thời kì quan trắc.
Từ kết quả tính chuẩn mưa năm cho các
trạm trên lưu vực, bản đồ đẳng trị chuẩn mưa
năm được xây dựng (hình 1) từ đó xác định
mưa bình quân lưu vực theo công thức:
Xolv=
fi
XX
F
n
oioi
1
1
2
1
7665
13652530
=1781.2
(mm)
Trong đó: Xolv: chuẩn mưa năm bình quân
lưu vực; Xoi, Xoi+1: chuẩn mưa năm ghi trên các
đường đẳng trị thứ i và i+1; Fi: phần diện tích
bộ phận kẹp giữa hai đường đẳng trị chuẩn mưa
năm thứ i và i+1; F = n
fi
1
: diện tích toàn lưu
vực.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 227-234 229
Hình 1. Bản đồ đẳng trị mưa năm trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy.
3.2. Tính toán dòng chảy năm cho lưu vực sông
Nhuệ-Đáy
Để đánh giá một cách đầy đủ diễn biến theo
thời gian và không gian tài nguyên nước trên
lưu vực, quá trình dòng chảy trên các sông còn
thiếu hay hoàn toàn không có tài liệu đo lưu
lượng được khôi phục từ số liệu mưa quan trắc
khá đầy đủ và đồng bộ trên lưu vực, bao gồm:
Ba Thá từ 1969-2003; Phủ Lý 1971 - 2004;
Ninh Bình 1971 - 2004, Hà Đông 1961 - 2006,
Hưng Thi 1971 - 2004, Nho Quan 1990-2000.
Áp dụng mô hình NAM để tính toán dòng
chảy từ mưa bao gồm các bước:
- Từ bản đồ địa hình và vị trí mặt cắt cửa ra
của lưu vực, xác định vị trí và diện tích các lưu
vực cần tính toán.
- Xác định vị trí và số trạm đo mưa, bốc hơi
có ảnh hưởng tới lưu vực, xác định trọng số của
các trạm mưa có ảnh hưởng tới lưu vực.
- Cài đặt thông số và tính toán: Hiệu chỉnh
mô hình: Số liệu mưa, bốc hơi và lưu lượng từ
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 227-234
230
ngày 1/1/1972 đến 31/12/1974 và số liệu dùng
để kiểm nghiệm mô hình là từ ngày 1/1/1976
đến ngày 31/12/1980 tại trạm Ba Thá nằm trên
lưu vực sông Đáy. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm
nghiệm đều đạt chỉ tiêu Nash lớn hơn 80%,
thuộc loại khá, do đó bộ thông số này được sử
dụng cho mục đích khôi phục số liệu dòng chảy
tại các trạm trên.
Hình 2. Bản đồ đẳng trị chuẩn modun dòng chảy năm lưu vực sông Nhuệ-Đáy.
N.T. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 227-234 231
Số liệu khôi phục từ mô hình NAM được sử
dụng tính chuẩn dòng chảy năm. Áp dụng các
phương pháp khác nhau cho từng chuỗi số liệu
xác định được các đặc trưng dòng chảy và xây
dựng bản đồ chuẩn dòng chảy năm cho lưu vực
theo phương pháp nội suy tuy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện x Kiến trúc, xây dựng 0
C Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu côn Khoa học Tự nhiên 0
S Khảo sát hiện trạng vấn đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên hòa II Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng của sinh viên Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dương và đề xuất biện phá Nông Lâm Thủy sản 0
P Đánh giá độ tin cậy của công cụ đo chất lượng giảng dạy của giảng viên sau 4 năm thực hiện khảo sát Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề hôn nhân - gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện Phù Văn hóa, Xã hội 0
D Giáo trình điện học - Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua hai khe Khoa học Tự nhiên 0
S Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (khảo sát một số truyện trong sách của Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top