Cearbhall

New Member

Download miễn phí Luận văn Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ tại phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên năm 2004 - 2005





CẢM TẠ

TÓM LƯỢC

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH HÌNH

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu điều tra

1.2.2. Mục tiêu khảo sát vườn trong điều kiện xử lý ra hoa

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Tình hình chung về xoài

2.2. Côn trùng gây hại trên xoài

2.2.1. Thành phần loài gây hại

2.2.2. Các loài côn trùng gây hại chính trên xoài

2.2.2.1. Sâu đục trái (hột) xoài Deanolis albizonalis Hampson

2.2.2.2. Rầy bông xoài Idioscopus niveosparsus và I. clypealis





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n
Lá phủ đầy rệp, lá sẽ bị héo vàng, bị biến dạng và cuối cùng bị khô. Rệp
trưởng thành cái có màu vàng nhạt, đường kính 1,5-2 mm. Trứng màu vàng nằm ở
dưới bụng con cái. Ấu trùng nở ra nằm một chỗ trong suốt thời kỳ sống của nó.
* Rệp sáp bông Icerya purchasi M
Rệp cái có kích thước cơ thể dài 6,5 mm, rộng 4,5 mm. Rệp đực có thân dài
2 mm, sải cánh 6 mm. Ấu trùng lột xác 2 lần. Trước khi lột xác, ấu trùng bất động
và phủ đầy sáp trắng. Trứng màu đỏ nhạt, hình ôvan. Một con cái có thể đẻ từ 50
đến 1300 trứng.
Phòng trị
Sử dụng bọ rùa Rodolia cardinalis trừ rệp. Phun các loại thuốc như: Bassa,
Applaud Mic, Mipcin
* Rệp sáp phấn Rastrococcus spinous
21
Thành trùng dài 3-3,5 cm, cơ thể dẹp, chung quanh cơ thể có các sợi tua sáp
trắng rất dài. Chiều dài sợi sáp ở đuôi bụng dài gấp 2-2,5 lần chiều dài của cơ thể.
Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều chích hút nhựa lá xoài (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
* Rệp dính
Chích hút nhựa cây ở mặt dưới lá, nhánh non và lá (Dương Minh và ctv,
2001). Cắm vòi vào rễ, thân, cành, lá, hoa và quả, hút nhựa làm giảm sức sống của
cây xoài (Vũ Công Hậu, 1982).
Phòng trị
Dùng các loại thuốc Supracide 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng
độ 0,2% (Trần Thế Tục, 1998).
2.2.2.9. Ruồi đục trái
*Tầm quan trọng
Ruồi đục trái cây là đối tượng kiểm dịch trong việc xuất và nhập khẩu của
nhiều nước trên thế giới. Là một loài ruồi nguy hiểm (Vũ Công Hậu, 1982).
Ruồi đục trái là một loại côn trùng đa thực tấn công rất nhiều loại trái cây
nhiệt đới, với thành phần loài vô cùng phong phú. Ruồi đục trái hiện diện và tàn
phá cây trồng khắp nơi, gây tổn thất rất lớn đến năng suất (Nguyễn Ngọc Thùy và
ctv, 2001).
*Đặc điểm hình thái
Loài Bactrocera correcta cánh trước có một băng ngang cuối cánh không
liên tục. Lưng ngực màu hơi đỏ. Đốt chày chân sau màu nhạt. Loài Bactrocera
dorsalis cánh trước có băng ngang cuối cánh liên tục. Lưng ngực màu đen. Đốt
chày chân sau có nhiều chấm đỏ (Lê Thị Sen và Lê Văn Vàng, 2000).
Ruồi dài 9 mm, rộng 4 mm, con cái chích vào vỏ trái (sâu 2-4 mm) và đẻ
trứng ở đó. Sau 3 ngày trứng nở thành dòi. Dòi sống 8-12 ngày trong trái, sau đó
chui ra và hóa nhộng ở dưới đất rồi biến thành ruồi, ruồi có thể sống 43-92 ngày
(Trần Thượng Tuấn, 1997).
*Cách gây hại
Ruồi cái đẻ trứng trong lớp vỏ xoài khi gần chín. Sau 2-3 ngày trứng nở
thành dòi đục ăn thịt trái, làm trái bị thối và rụng. Vết ruồi chích rất nhỏ, vỏ trái
22
phát triển lấp đi nên trông bên ngoài trái vẫn bình thường, nguyên vẹn (Nguyễn
Mạnh Chinh, 2001).
Ruồi dùng ngòi chọc vào vỏ quả chỗ tiếp giáp giữa vỏ và ruột quả để đẻ
trứng vào các trái gần chín. Ngoài vỏ chỗ ruồi chọc bị ứa nước, có một quầng
vàng, dòi ăn sâu vào phía trong làm quả bị vữa ra và bị thối. Quả dễ rụng. Chúng
sẽ làm nhộng ở dưới đất (Nguyễn Văn Kế, 2001).
Phòng trị
Vệ sinh vườn. Loại bỏ những quả bị sâu, đem ra xa vườn. Sử dụng thiên
địch như ruồi Opius. Dùng bẫy dẫn dụ ruồi, sau đó tiêu diệt (Đường Hồng Dật,
2000).
2.3. Bệnh trên xoài
2.3.1. Thành phần bệnh hại
Nguyễn Thị Nghiêm (2001) ghi nhận tại bệnh hại các vườn xoài khảo sát ở
Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang rất phong phú như thán thư, bồ hóng, phấn
trắng, đốm rong
Trên xoài gồm có các bệnh như cháy lá (Macrophoma sp.), thán thư
(Collectotrichum gloeoporioides), đốm bồ hóng (Meliola sp., Capnoclium sp.),
đốm rong (Cephaleuros viescens), đốm đen vi khuẩn (Xanthomonas sp.), đốm da
ếch (Chaetothyrium), đốm lá (Pestalotia sp.) (Ngô Thanh Cường, 2003).
Nguyễn Văn Huỳnh và Nguyễn Thị Nghiêm (2003) ghi nhận có 7 loài bệnh
hiện diện. Các bệnh thán thư do nấm Collectotrichum mangiferae và
Gloeosporium mangiferae, đốm cháy lá do nấm Pestalotia mangiferae, đốm bồ
hóng do nấm Meliola sp. đã xuất hiện khá phổ biến.
2.3.2. Đặc điểm một số loại bệnh phổ biến trên xoài
2.3.2.1. Bệnh thán thư
*Tác nhân
Do nấm Collectotrichum gloeoporioides
*Tầm quan trọng
Xoài bị những bệnh phá hoại phổ biến nhất là bệnh thán thư phá hại lá,
cành, quả non cũng như quả già (Vũ Công Hậu, 1982).
Gây hại phổ biến và trầm trọng ở nhiều vùng trồng xoài. Bệnh có thể gây
hại trên các bộ phận của cây xoài như: lá, đọt, bông và trái. Bệnh làm lá khô, làm
23
rụng bông, thối trái. Mầm bệnh lưu tồn trên cành lá bị bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh,
2001).
Nấm bệnh tấn công các phần cành lá, hoa và trái của cây. Trên hoa, bệnh
làm rụng hoa, hư phát hoa và rụng trái non. Ở lá, bệnh thường xuất hiện ở lá còn
non, gây cháy lá và làm giảm quang hợp. Trên trái, làm trái bị chín háp, thâm kim
hay hư hỏng khi tồn trữ (Trần Thượng Tuấn, 1997).
*Triệu chứng
Trên lá những đốm bệnh kết hợp tạo thành những đốm bệnh bất thường 0,3-
1,0 cm gây biến dạng lá. Trên phát hoa, vết bệnh là chấm nhỏ, không đều màu đen
cả trên trục và nhành hoa. Sự lây lan nhanh và phát triển của bệnh trên chùm hoa
tạo ra những đám có màu đen của hoa và gié. Trên trái, vết bệnh là những chấm
nhỏ và tối. Vết bệnh có thể phát triển bất cứ chỗ nào trên bề mặt trái (Tô Việt Diễm
Ca và Mai Văn Trị, 2003).
Triệu chứng điển hình là những vệt màu nâu đỏ có nhiều đốm trên lá, sau đó
vết khô, rồi thủng. Trên cuống các chùm hoa cũng có những đốm bệnh màu nâu
đen làm cho hoa và quả rụng. Trên quả, vỏ bị hại có những đốm đen hơi tròn lõm
xuống (Vũ Công Hậu, 2000).
Phòng trị
Xén tỉa cành, tạo độ thông thoáng, tiêu hủy các phần bị bệnh. Phun thuốc
diệt nấm như Score, Antrcol, Mancozeb, Dithane M45, Benlate, Copper
oxychloride( Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
2.3.2.2. Bệnh phấn trắng
*Tác nhân
Bệnh do nấm Oidium mangiferae
*Tầm quan trọng
Nấm bệnh làm lá non biến dạng và rụng đi. Nấm cũng gây hiện tượng trắng
hoa và quả (Đường Hồng Dật, 2000).
Bệnh phát sinh khi trời nóng, độ ẩm cao. Bệnh đóng thành từng lớp phấn
trắng trên lá non và trên các chùm hoa. Vì nấm xâm hại hoa nên quả non sớm bị
bệnh vàng và rụng (Vũ Công Hậu, 2000).
*Triệu chứng
24
Bệnh phấn trắng phát sinh đầu tiên từ ngọn, lan dần xuống các lá non, chùm
bông, trái non và cành. Ngọn và lá non có thể bị khô, bông bị khô và rụng. Trái bị
bệnh sẽ méo mó, biến dạng, vàng úa và rụng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001).
Nguyễn Thị Nghiêm (2001) ghi nhận mặt dưới lá có lớp phấn trắng phủ,
mặt trên của lá bệnh vết bệnh có màu vàng, sẽ ngã sang nâu rồi nâu sậm. Khi bị
nặng, lá có thể bị biến dạng. Vào giai đoạn trổ hoa cuống hoa bị thâm tím và có lớp
phấn trắng bao phủ, hoa rụng. Khi cây mang trái, cuống trái cũng bị lớp phấn trắng
bao phủ làm cho trái bị rụng.
*Phòng trị
Phun Benomyl suốt thời kỳ ra hoa sẽ ngừa được bệnh. Có thể phun các loại
thuốc để trị như: Benlate, Karathane, Thiovit....(Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
2.3.2.3. Bệnh cháy lá
*Tác nhân
Do nấm Macrophoma mangiferae gây ra.
*Tầm quan trọng
Bệnh phát triển và gây hại nặng trong mùa mưa, tấn công lá, cành và quả,
chủ yếu làm thối quả rất nhanh. Nấm bệnh có thể sống nhiều năm trên vết bệnh,
bào tử lan nhanh nhờ nước mưa (Trần Thế Tục, 1998).
*Triệu chứng
Bệnh phát sinh từ chóp lá, chóp lá bị khô và phát triển lan dần vào phía
trong phiến. Trên nhánh đốm bệnh hình bầu dục, phát triển dần bao quanh cả cành.
Trên trái đốm bệnh tròn, hơi úng nước (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001).
Đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim, màu vàng, dần dần lớn lên có màu nâu
nhạt, rồi nâu đậm, viền màu tím sậm hơi nhỏ. Tâm vết bệnh biến thành màu xám
tro, có các vết đen là những ổ nấm (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng,
1997).
Phòng trị
Bằng cách loại bỏ những phần bị bệnh, có thể phun Copperzinc, Copper-B,
Benomyl(Dương Minh và ctv, 2001).
2.3.2.4. Bệnh bồ hóng và đốm bồ hóng
*Tác nhân
25
Bệnh bồ hóng do nấm Capnodium mangiferae và đốm bồ hóng do nấm
Meliola sp.
*Tầm quan trọng
Nấm bệnh phát triển trên chất do côn trùng chích hút (rầy, rệp sáp, rầy
bông) tiết ra ở hoa và mặt dưới lá. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn đâm tược non
hay giai đoạn trổ hoa khi mật số rầy lên cao. Bệnh cũng xuất hiện trên trái, nhất là
vào giai đoạn gần thu hoạch (Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
*Triệu chứng
Lá, cành, hoa thường có nhưng đốm đen bám ở mặt ngoài. Các đốm này bất
dạng giống như lớp khói đèn, nhiều phấn mịn (Ngô Thanh Cường, 2003).
Nấm bệnh phát triển thành mảng đen (Capnodium mangiferae) hay từng
đốm nhỏ (Meliola mangiferae) bám ở bề mặt lá, thân, bông và trái xoài từ lớp mật
do các loại rầy chích hút tiết ra (Trần Thượng Tuấn, 1997).
Phòng trị
Có thể phun các loại thuốc như Trebon, Bassa, Dimecron, các loại thuốc
gốc đồng (Cu) hay bột lưu huỳnh (S) với nồng độ 0,2% (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001).
2.3.2.5. Bệnh thối trái
*Tác nhân
Do nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra.
*Tầm quan trọng
Tấn công trái trong giai đoạn tồn trữ hay vận chuyển và thường gây hại
khoảng 3-5%. Bệnh làm thối mảng thịt trái nơi gần cuống hay nơi vỏ trái bị vết
trầy. Trái hái không chừa cuống làm bệnh dễ xâm nhập phá hoại (Trần Thượng
Tuấn, 1997).
*Triệu chứng
Triệu chứng xuất hiện trên trái chín, vết bệnh bắt đầu từ vùng trái nơi sá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu Thống kê điều tra về nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trong thời đại 4.0 hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
0 Điều tra hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Nghiên Luận văn Kinh tế 3
F Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 2
D điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng canh tác cây Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra hiện trạng sản xuất rượu truyền thống ở Bến Lức – Long an và đề xuất giải pháp nâng cao chấ Khoa học kỹ thuật 0
S Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm V Luận văn Sư phạm 0
T Báo cáo kết quả thưc hiện dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm Việt Nam ( Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top