Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa và hội nhập, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Đồng thời, nó là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh.
Để tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật khắt khe của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện pháp kinh tế một cách linh hoạt khéo léo và hiệu quả. Trong đó không thể thiếu quan tâm đến công tác tổ chức kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên, vật liệu nói riêng. Bởi lẽ nguyên, vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, tổ chức kế toán nguyên, vật liệu tốt sẽ đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ kịp thời các nguyên, vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất góp phần giảm bớt chi phí nâng cao doanh lợi cho công ty. Với công ty chuyên về sản xuất các thiết bị nhựa y tế, thì yêu cầu của việc quản lý nguyên, vật liệu cũng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế và nhận thấy được tầm quan trọng của nguyên, vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cần thiết phải tổ chức quản lý nguyên vật liệu và công tác kế toán nguyên, vật liệu của công ty. Với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trong phòng tài chính kế toán cũng như trong toàn công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST”.


2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Qua việc lựa chọn đề tài, em muốn được đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST – môt công ty có lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù và đặc biệt là nghiên cứu về tầm quan trọng của kế toán nguyên, vật liệu tại công ty.
3. Nội dung và kết cấu của đề tài.
Với tên gọi “ Kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST”, chuyên đề thực tập chuyên nghành ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của chuyên đề được chia thành ba phần chính:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST.
Phần 2: Thực trạng nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa y tế MEDIPLAST.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST.
Do thời gian thực tập có hạn, công tác kế toán nguyên, vật liệu phức tạp nên bài chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cũng như các cô, chú trong phòng Tài chính – kế toán của công ty để để tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Dương.






PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST
1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST.
Công ty Nhựa Y tế được thành lập theo quyết định số 3424/1998/BYT- QĐ ngày 05/12/1998 của Bộ Y tế, là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Thiết bị y tế Việt nam thuộc Bộ Y tế.
Ngày 10 tháng 11 năm 2006 công ty chính thức đấu giá phát hành cổ phiếu và chuyển sang công ty cổ phần. Hình thức cổ phần hóa là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần với tên gọi chính thức là Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST viết tắt là MEDIPLAST. Hiện nay để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như để thuận lợi cho việc kinh doanh trên thị trường quốc tế công ty sử dụng tên giao dịch quốc tế là MEDIPLAST MEDICAL PLASTIC JOIN STOCK COMPANY. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 89 phố Lương Định Của, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tính đến nay, công ty mới đi vào hoạt động được gần 10 năm với số lượng công nhân viên là 195 người. Trong đó có trên 23 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Số còn lại là cán bộ trình độ trung cấp và cao đẳng, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, quy mô của công ty không ngừng được mở rộng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng trong các năm. Với phương châm không ngừng đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm công ty cải tiến máy móc thiết bị, nhà xưởng với tổng diện tích toàn công ty hiện nay là 11.189m2 trong đó diện tích nhà xưởng: 4.050 m2.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Thụy Điển, Bệnh viện Việt Đức,… là các khách hàng thường xuyên của công ty. Các sản phẩm này còn được xuất khẩu sang Nigiêria, Đài Loan, Lào, Ucraina, Công ty còn cung cấp sản phẩm cho các chương trình quốc gia về y tế như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống lao, các tổ chức phi chính phủ như HELM, DKT với số lượng lớn bơm tiêm, hộp đựng an toàn…

Biểu 1: Sản lượng bơm kim tiêm quy đổi sản xuất và tiêu thụ hàng năm.
Năm Đơn vị Sản xuất Tiêu thụ
2004 Triệu cái 84,52 79,20
2005 Triệu cái 100,47 96,13
2006 Triệu cái 88,542 75,61
2007 Triệu cái 102,65 98,33
2008 Triệu cái 100,45 97,22


Biểu 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
1 Vốn kinh doanh Tr.đồng 71.233 79.827 75.187 78.962 76.127
2 Số lao động(người) Người 237 226 206 192 195
3 Thu nhập bình quân Tr.đồng 1.041 1.320 1.570 1.675 2.120
4 Doanh thu Tr.đồng 33,402 50,232 37,996 55.427 41.985
5 Tổng chi phí Tr.đồng 33.223 49.692 43.665 54.291 44.419
6 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 179 540 (5,669) 1.136 (2.434)



1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh.
Với đặc điểm của lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế từ nhựa, sản xuất qua nhiều giai đoạn theo một quy trình liên tục, hàng loạt, kết cấu phức tạp, quá trình sản xuất một sản phẩm nhiều công đoạn và phân xưởng…nên Công ty đã bố trí cách tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến.
Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong đó Hội đồng quản trị là cơ quan thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng giám đốc. Và Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và báo cáo lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Số lượng quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của ban kiểm soát được quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị bầu ra Tổng giám đốc, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp việc trực tiếp cho Tổng giám đốc bao gồm bốn người với chức danh phó Tổng giám đốc và điều phối viên, cụ thể:
Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về chỉ đạo và tiến hành các phương án kinh doanh, điều hành sản xuất ở các phân xưởng, trực tiếp điều hành và quản lý phòng kinh doanh.
Phó tổng giám đốc tài chính: là người trực tiếp theo dõi, quản lý tình hình tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và Hội đồng quản trị, trực tiếp quản lý phòng tài chính kế toán của công ty.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kỹ thuật, mẫu mã, quy cách, định mức và chất lượng của sản phẩm tại các phân xưởng, trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật.
Điều phối viên chất lượng: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kiểm soát quy trình sản xuất từ đầu vào NVL đến sản xuất và đầu ra của sản phẩm toàn công ty.
Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ đảm bảo vốn hoạt động cho sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về tài chính, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận , tổ chức hạch toán kế toán. Lập báo cáo, phân tích tình hình tài chính, báo cáo thuế và tư vấn cho nhà quản trị đua ra các quyết định đúng đắn.
Phòng kỹ thuật: có chức năng kiểm tra theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định tiêu chuẩn định mức tiêu dùng NVL, nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
Phòng tổ chức hành chính: giải quyết các vấn đề mang tính hành chính thủ tục, bố trí, sắp xếp và theo dõi nhân lực…
Phòng kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh( ngắn hạn và dài hạn), cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thu mua vật tư thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lập phương án phát triển công ty.
Phân xưởng ép nhựa – cơ điện: tiến hành sản xuất theo kế hoạch của phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật, chịu sự quản lý của giám đốc phân xưởng.
Phân xưởng thành phẩm: hoàn thiện các bán thành phẩm của phân xưởng ép nhựa chuyển sang, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc phân xưởng.
Như vậy công ty đã xây dựng cách tổ chức bộ máy quản lý tương đối hợp lý, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của các bộ phận, phòng ban được xác định rõ ràng, cụ thể và được khái quát bằng sơ đồ sau:
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành y tế, yếu tố nguyên, vật liệu được coi là một yếu tố đầu vào chủ yếu. Vì vậy việc hạch toán của công ty được chú trọng từ khâu lý đến hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Kế toán nguyên, vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình để chỉ đạo sản xuất cũng như việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên, vật liệu. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, và tăng lợi nhuận cho công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty, dưới sự chỉ bảo chu đáo của các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính – Kế toán, và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công em đã có những hiểu biết nhất định về thực tế tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nói chung, đã nêu lên được những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu ở công ty và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với mong muốn công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu của công ty không ngừng hoàn thiện và phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những tồn tại của mình.
Tuy nhiên do thời gian thực tập hạn chế, công tác kế toán nguyên, vật liệu phức tạp nên bài chuyên đề chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và có thể còn sai sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô, chú trong phòng Tài chính – Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST và PGS.TS Nguyễn Văn Công trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Dương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB: Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Bộ Tài Chính. 2006. Chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. NXB: Tài chính.
3. Bộ Tài Chính. 2008. Hệ thống Kế toán Việt Nam – Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. NXB: Lao động.
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn.
5. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên. 2006. Tổ chức công tác kế toán. NXB: Thống kê Hà Nội.
6. Sổ sách, số liệu của phòng Kế toán tài chính và tài liệu của Công ty Cổ phần Nhựa Y Tế MEDIPLAST.
7. PGS.TS Nguyễn Văn Công. 2003. 201 sơ đồ kế toán doanh nghiệp. NXB: Tài chính.
8. TS Nguyễn Văn Công. 2002.Lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. NXB: Tài chính.
9. Luật kế toán ban hành ngày 17/06/2003.
10. Luật thuế GTGT, luật thuế TNDN và các thông tư hướng dẫn.
11. Tạp chí kế toán và luận văn của các khóa trước.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU. 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST. 3
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 7
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 7
1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 9
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 11
2.1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 11
2.1.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST. 11
2.1.2 Phân loại nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST. 12
2.1.3 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST. 14
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 16
2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho. 16
2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán. 18
2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 22
2.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng. 22
2.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu nhập kho. 23
2.3.3 Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu xuất kho. 36
2.3.4 Kiểm kê nguyên, vật liệu cuối kỳ. 46
PHẦN 3 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 51
3.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 51
3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán. 51
3.1.2 Về tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản. 53
3.1.3 Về tổ chức sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán. 54
3.1.4 Về tổ chức quản lý và kế toán nguyên, vật liệu. 55
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST. 59
3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán. 59
3.2.2 Hoàn thiện về tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 60
3.2.3 Hoàn thiện về tổ chức quản lý và công tác kế toán nguyên, vật liệu. 63
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Viettel Nghệ An Kế toán & Kiểm toán 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao Kế toán & Kiểm toán 0
D Tính toán thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công chi tiết càng C15 với nguyên công phay đồng thời các mặt A , B và E Khoa học kỹ thuật 0
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
W Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top