Justain

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty tài chính Cống nghiệp Tàu thuỷ





 Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành; Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong , ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế; Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

 Cho vay dưới các hình thức: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Cho vay theo uỷ thác của Chính Phủ, của tổ chức và cá nhân trong ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác; Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp;

 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân; Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác với các tổ chức tín dụng khác;

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


àm ăn thua lỗ để bảo đảm sự hoạt động bình thường và uy tín cho Công ty, trả lợi tức cổ phần cho cổ đông trong những năm kinh doanh kém hiệu quả, bổ sung vốn khi tăng vốn của Chủ sở hữu.
Số dư lợi nhuận ròng còn lại sử dụng để lập quỹ trả lợi tức cho các cổ đông (phần đem chia), quỹ này được sử dụng để trả lợi tức cho những cổ đông có Cổ phiếu ưu tiên theo mức lợi tức cố định, trích thưởng cho những cán bộ, công nhân viên có thành tích trong việc điều hành, phần còn lại dùng trả lợi tức cho các cổ phiếu phổ thông.
Cơ chế kiểm soát tài chính
Cơ chế kiểm soát tài chính của Doanh nghiệp bao gồm các phương pháp, hình thức và công cụ nhằm kiểm soát các thông tin tài chính, kiểm soát các số liệu dự toán, quyết toán, kiểm soát nội bộ
Kiểm soát tài chính, nhìn từ nhiều góc độ khác nhau gồm có thanh tra, kiểm tra của các cơ quan độc lập, kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp. Trong phạm vi báo cáo này bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi kiểm soát tài chính nội bộ, kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát quản trị nội bộ và kiểm soát kế toán nội bộ.
Kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch tổ chức và tất cả những biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản tổ chức, kiểm tra sự chính xác, tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương quản lý đề ra.
Kiểm soát quản trị nội bộ bao gồm nhưng không hạn chế kế hoạch tổ chức và các trình tự, hồ sơ cần thiết cho các quá trình quyết định dẫn đến quyền quản lý cho phép tiến hành các nghiệp vụ.
Kiểm soát kế toán nội bộ bào gồm các kế hoạch tổ chức và các trình tự hồ sơ cần thiết cho việc bảo vệ tài sản và độ tin cậy của sổ sách tài chính
Cơ cấu của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty tài chính bao gồm: Môi trường kiểm soát chung; hệ thống kiểm soát kế toán và các thể thức kiểm soát cụ thể.
Môi trường kiểm soát chung bao gồm: Thái độ, khả năng nhận thức của người quản lý đối với các hoạt động kiểm soát; các hệ thống quy trình, chính sách, thủ tục, tài liệu kiểm soát, cơ cấu tổ chức chính sách nhân sự, sự phân công chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân và phòng ban.
Hệ thống kiểm soát kế toán bao gồm chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán và quá trình kiểm tra kế toán, qua các thông tin kế toán có thể xác định các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của Công ty, xử lý công việc như thế nào, thể hiện trên báo cáo như thế nàonhằm mục tiêu bảovệ tài sản của Công ty.
Hệ thống kế toán chẳng những cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình quản lý mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động của Công ty nên nó là một bộ phận quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Một hệ thống kiểm soát hữu hiệu phải đảm bảo được những mục tiêu tổng quát như: tính có thực (ghi chép những nghiệp vụ kinh tế có thực), tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, sự đúng hạn.
Các thể thức kiểm soát cụ thể là những chính sách và thủ tục kiểm soát được thíêt kế để đảm bảo những hoạt động cần thiết được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Chúng phụ thuộc vào đặc thù cơ cấu tổ chức theo ba nguyên tắc:
Nguyên tắc cách ly thích hợp về trách nhiệm
Nguyên tắc phân công phân nhiệm
Nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn
Cơ chế hoạt động công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế
Trong cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế, ngoài Công ty mẹ, công ty con làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thường tồn tại các tổ chức trung gian tài chính trung gian phổ biến nhất là Công ty Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, Công ty chứng khoán.
Côn g ty Tài chính trong tập đoàn kinh tế có vị trí rất quan trọng trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh doanh trong Tập đoàn, điều hoà vốn giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn nhằm tối ưu hoá quá trình sử dụng vốn và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
Cơ chế hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế trước hết là phục vụ các thành viên trong tập đoàn, sau đó phục vụ cho các doanh nghiệp ngoài tập đoàn nhưng có hoạt động tương tự với tập đoàn gắn liền với phạm vi hoạt động của tập đoàn. Đặc điểm của Công ty tài chính là có chuyên môn sâu và có nhiều thông tin trong lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn , cho nên các doanh nghiệp bên ngoài có hoạt động tương tự như các Doanh nghiệp trong tập đoàn thường rất ưa chuộng các dịch vụ mà Công ty Tài chính trong tập đoàn này cung cấp.
Hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế bao gồm:
Hoạt đông huy động vốn
Phát hành trái phiếu công ty: Công ty tài chính có thể phát hành trái phiếu cho mình hay Công ty mẹ, cho các thành viên công ty tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác bên ngoài là khách hàng của mình.
Phát hành chứng chỉ nợ: Đây là hình thức huy động vốn ngắn hạn để giải quyết nhu cầu vốn tạm thời, thường là bù đắp sự thiếu hụt tiền mặt, chứng chỉ nợ có thể là chứng chỉ gửi loại lớn, hợp đồng thoả thuận mua lại.
Vay nợ:
Tiếp nhận vốn uỷ thác:
hoạt động cho vay vốn
Hoạt động điều hoà vốn trong nội bộ tập đoàn kinh tế: Trong vai trò này, Công ty Tài chính là một trung tâm thanh toán nội bộ, nhận tiền gửi của Các Cty thành viên để hình thành các quỹ cho vay. Tiền gửi của các công ty thành viên có thể là tiền mặt, các khoản tiền chưa đến hạn thanh toán, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ chưa đến hạn sử dụngTrong khi đó, một số đơn vị thành viên khác lại có nhu cầu về vốn sử dụng trong thanh toán, mua sắm công cụ lao động, tiến hành đầu tư hay nhu cầu tức thời về tiền mặt lại đến Công ty tài chính để vay vốn. Thông qua hoạt động này Công ty tài chính thực hiện chức năng điều hoà vốn nội bộ tập đoàn.
Mặt khác, cần thấy rằng công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế còn đóng vai trò là trung tâm thanh toán nội bộ tập đoàn. Do đó, các khoản tiền trong thanh toán, các quỹ tiền tệ tập trung, lợi nhuận chưa được phân phốicủa các công ty con, cháu, công ty mẹ đều được gửi vào tài khoản do công ty tài chính quản lý, do quy mô của tập đoàn lớn lên tích luỹ các khoản vốn tạm thời này là khá lớn. Từ đó công ty tài chính còn có thêm chức năng điều hoà vốn nội bộ tập đoàn theo cách “nhận tiền gửi nội bộ để cho vay”.
Mối liên hệ giữa công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế với các thành viêc khác của tập đoàn là mối quan hệ bình đẳng dựa trên các hợp đồng kinh doanh, hai bên cùng có lợi, cùng hỗ trợ nhau để phát triển theo đúng định hướng chiến lược của tập đoàn kinh tế.
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Công ty tài chính
a, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
* Đối với bản thân các Công ty tài chính
    - Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn và giám sát hoạt động của Công ty tài chính thông qua các quy chế an toàn.
    Hoạt động của các Công ty tài chính gặp rất nhiều rủi ro về tài chính và rủi ro kinh doanh. Kinh doanh và làm dịch vụ tiền tệ có thể thành công hay thua lỗ, đi đến phá sản, làm mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng nhà nước cần có những quy định và buộc các Công ty tài chính phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn tài chính, (nên đề ra những tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tổng mức vay tối đa so với vốn tự có).
    Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quy chế yêu cầu Công ty tài chính hoạt động trong phạm vi một số hạn mức tài chính cụ thể, các hạn mức này sẽ cho phép Ngân hàng nhà nước điều tiết các hoạt động của Công ty tài chính để duy trì trong một giới hạn an toàn và phù hợp với các tiêu chí được quốc tế công nhận.
    - Yêu cầu về dự phòng rủi ro
    Tuy đã có những giải pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các Công ty tài chính và hệ thống tài chính quốc gia, nhưng không thể loại trừ hết rủi ro đối với các Công ty tài chính. Do đó Ngân hàng nhà nước cũng cần đề ra những quy định về trích lập các khoản dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, nợ khó đòi đã quá hạn. Có thể phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động của Công ty tài chính thành các mức độ sau: dự phòng đối với tất cả các rủi ro của Công ty tài chính, dự phòng chung cho tất cả các khoản lỗ từ những khoản cho vay, dự phòng cho những khoản tín công cụ thể được xác định là nợ khó đòi. Tiền đưa vào dự phòng cho các khoản vay cụ thể được xác định thì nên khấu trừ khỏi thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế. Các khoản dự phòng cho khoản cho vay nên giảm xuống khi nhận được thanh toán cho các khoản tín dụng đã quá hạn hay khó đòi.
    Ngoài ra, các Công ty tài chính còn phải thường xuyên rà soát lại các khoản cho vay của mình, bao gồm tất cả các khoản cho vay, khoản phải thu, các khoản tín dụng và các cam kết ngoại bảng. Việc làm này là một bộ phận trong hệ thống quản lý hạn chế rủi ro và biện pháp kiểm soát của mình, được tiến hành độc lập với quy trình và quá trình cho vay.
    - Yêu cầu về báo cáo tài chính đối với Công ty tài chính
    Báo cáo của các Công ty tài chính phải tập trung vào một số nội dung như: danh mục đầu tư của Công ty tài chính (gồm loại giao dịch như khoản cho vay, bảo lãnh, trả chậm, trả góp, mức độ tập trung vào khách hàng và hạn mức tín dụng vượt quá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top