daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời Mở Đầu
1. Lí do chọn đề tài
Đứng trước sự phát triển của đất nước về mọi lĩnh vực Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội… trong thời kỳ mới. Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi người. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà Nước đặt ra để quản lý xã hội, một hiện tượng bắt buộc phải có trong xã hội có giai cấp. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là “Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ không chỉ riêng nhà nước, mà ngay chính mỗi con người cần hiểu cũng như nắm bắt về pháp luật để “sống và làm việc theo quy định của Pháp Luật”.
Trên thế giới hiện nay có gần 200 quốc gia nó đồng nghĩa với việc có gần 200 Nhà nước trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên không phải tất cả các Nhà nước trên thế giới điều có hình thức chính thể như nhau.Mà mỗi quốc gia sẽ có một Hình thức chính thể khác nhau.
Để biết và hiểu sõ Nhà nước là tổ chức nào? Cũng như Hình thức chính thể là gì? Nhà nước của một số nước trên thế giới đang thực hiện Hình thức chính thể nào? Thì nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới “.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ hình thức chính thể , các yếu tố của hình thức chính thể,phân loại hình thức chính thể và hình thức chính thể của một số nước.
Về mặt lí luận:Đề tài nghiên cứu các khái niệm,chức năng,hình thức của nhà nước.
Về mặt thực tiễn:Giúp cho người đọc có thể xác định sõ được về hình thức chính thể , các yếu tố của hình thức chính thể,phân loại hình thức chính thể và hình thức chính thể của một số nước.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về đề tài này tụi em lấy học thuyết Mác-Lênin về vấn đề về Nhà nước và pháp luật làm nền tảng cũng như là kim chỉ nam cho mọi vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra tụi em còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhắm tạo điều kiện cho người đọc có sự nhận thức đúng đắn sự tồn tại và quá trình phát triển nhà nước,quá trình nhận thức về vai trò của nhà nước,… cũng như những vấn đề về nhà nước và pháp luật từ đó có một tư duy đúng đắn, logic trong quá trình lập luận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, logic điều tra xã hội và nghiên cứ so sánh,phương pháp diễn dịch , phương pháp quy nạp.










CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ.
1.1 Khái niệm về Hình Thức Nhà Nước
- Hình thức nhà nước được hiểu là những cách tổ chức và phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước :
+ Thứ nhất:Hình thức,cách tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó được chia thành hai nội dung: cách thức tổ chức quyền lực tối cao ở trung ương (Hình Thức Chính thể) và tổ chức quyền lực theo đơn vị hành chính-lãnh thổ (Hình Thức Cấu Trúc).
+ Thứ hai:phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước(Chế Độ Chính Trị).
Ở một số nước, việc quyết định những vấn đề nhất định được thực hiện bằng cách hỏi ý kiến nhân dân và hình thức cao nhất, để nhân dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định và nhà nước phải thực hiện các quyết định đó.
Ví dụ : Ở một số nước Liên minh Châu Âu thì đồng tiền chung Châu Âu là do cử tri bỏ phiếu bầu ra để quyết định,Ở Việt Nam việc bầu cử Quốc Hội hay những cơ quan quyền lực khác thì điều dựa trên nguyên tắc” dân biết, dân bàn,dân làm ,dân kiểm tra”.
- Có một số nước việc quyết định những vấn đề quan trọng do một nhóm hay một cá nhân toàn quyền quyết định, loại trừ sự tham gia của nhân dân vào công việc này.Gọi là sự cai trị độc tài của chủ nghĩa phát xít.Toàn quyền quyết định và loại bỏ sự tham gia hay tôn trọng và tổ chức cho nhân dân tham gia vào công việc.
1.2 Khái niệm về hình thức chính thể
- Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau và với nhân dân.
+ Thứ nhất: Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương:
Quyền lực nhà nước ở trung ương được tổ chức thành ba loại: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
+ Thứ hai: Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương:
Quan hệ giữa các chủ thể ngang bằng về vị trí và do vậy nội dung quan hệ giữa chúng mang tính chất kiềm chế, đối trọng, giám sát lẫn nhau.
Quan hệ giữa các chủ thể không ngang nhau về vị trí và do vậy nội dung quan hệ giữa chúng mang tính chất thứ bậc ,trên dưới,nhận mạnh sự thống nhất về quyền lực.
+ Thứ ba: Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương: Nhân dân tham gia vào việc thiết lập các cơ quan nhà nước bằng bầu cử và cách thức xác định kết quả cũng rất khác nhau.Việc nhân dân tham gia và đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của đất nước cũng như là sự phát triển của xã hội.
1.3 Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể
- Cách thức trình tự tổ chức quyền lực nhà nước:
+ Quốc hội là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện.
Phân loại:
• Một viện là quốc hội chỉ bao gồm một viện
VD: Việt Nam , Hàn Quốc, Trung Quốc ... .
• Lưỡng viện bao gồm hai viện (Thượng nghị viện, Hạ nghị viện)
VD: Hoa Kỳ, Canada, Nga , Anh, Pháp,...
+ Quyền lực của quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới: quyền lập pháp. Quyền lực của quốc hội được thể hiện khác nhau tại mỗi quốc gia.
+ Nhiệm Vụ
• Lập hiến, lập pháp
• Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
• Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
- Cấp Trung Ương
+ Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước. Thuộc bộ phận quan trọng nhất. Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước.
+ Nhiệm vụ: Có tác dụng chi phối các bộ phận liên quan trong bộ máy nhà nước.
- Cấp địa phương
+ Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương .
+ Phân loại:
Nói chung ở các quốc gia,đơn vị hành chính dưới trung ương thường gồm một vài cấp. Vì thế, chính quyền địa phương cũng có thể có nhiều cấp.
• Chính quyền địa phương cấp cơ sở

2.3 Hình Thức chính thể của Vương Quốc Cam-Pu-Chia
2.3.1: Sơ lược về Vương Quốc Cam-Pu-Chia
- Vương quốc khmer ra đời vào cuối thể kỷ 9 do người anh hùng dân tộc JaYavarman II đã thống nhất được đất nước trên lãnh thổ của Phù Nam và Chân Lạp trước đây,Kinh đô lúc đó của khmer là Angkor.Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13 Vương Quốc Khmer phát triển cực thịnh và đã xây dựng được một số công trình vĩ đại như Angkor Wat.Angkor Thom,…Sau này được gọi là Vương Quốc Cam-Pu-Chia và được giữ tên đó tới hiện tại ngày nay.
- Vị trí địa lý: : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km ; Phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 1.270 km ; Phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km ; Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km.
+ Diện tích:181.035 km2
+ Thủ đô hiện tại của Cam-Pu-Chia là Phnôm Pênh, với số dân là khoảng gần 1,3 triệu người.
+ Đơn vị hành chính:Bao gồm 24 tỉnh,Thành Phố,trong đó có các thành phô lớn như Sihanoukville, Sien Riệp, Battambang.
2.3.2:Các đặc điểm cơ bản của hình thức chính thể của Vương Quốc CamPuChia.
- Vương Quốc Cam-Pu-Chia là một trong các nước theo thể chế quân chủ lập hiến giống như Nhật Bản hay Thái Lan.Với hệ thống quyền lực của Cam-Pu-Chia được phân chia rõ ràng giữa mọi mặt hành pháp,lập pháp và kể cả tư pháp gồm:Quốc Vương,Hội Đồng Ngai Vàng Hoàng Gia,Thượng viện,Quốc Hội,Nội các,Tòa án,Hội Đồng Hiến Pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
- Hành Pháp: Đứng đầu nhà nước Cam-Pu-Chia là Quốc Vương, Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng thuộc đảng chiếm đa số tại Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng, Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Lập Pháp: Cơ lập pháp của Vương quốc Campuchia là Nghị viện lưỡng viện:
+ Thượng viện :Chủ tịch Quốc hội Sâmdech Heng Samrin (CPP) sau khi N. Ranarith (FUN) từ chức; có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 6 lần (1993, 1998, 2003,2008,2013,2018), bầu cử Quốc hội khóa 6 diễn ra vào năm 2018. Thượng viện: Chủ tịch Samdech Hun Sen (CPP),58/62 tổng số phiếu bầu; nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 62 ghế, trong đó 02 ghế do Vua bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua bầu cử, các đảng có chân trong Quốc hội bổ nhiệm thành viên theo tỉ lệ số ghế có trong Quốc hội.
+ Quốc hội : Nhiệm kỳ 6 ( 2018 - 2023 ) gồm 125 đại biểu, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu và do Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin làm Chủ tịch .-Tư Pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương. Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là:
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền.
Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) là đảng đối lập chính.
Sau 3 Đảng trên còn khoảng 58 đảng phái khác.
2.3.3: Ưu nhược điểm hình thức chính thể Quân Chủ Lập Hiến ở Vương Quốc CamPuChia
- Ưu Điểm: Chế độ quân chủ vẫn có vai trò vô cùng cần thiết.
+ Chế độ quân chủ ngăn chặn sự ra đời của các hình thức chính phủ cực đoan trong nước bằng cách điều chỉnh bộ khung của chính phủ.
+ Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm thủ tướng hay bộ trưởng dưới quyền người cai trị.
+ Ngay cả khi quyền lực thực tế nằm trong tay những cá nhân này, sự tồn tại của quốc vương gây khó khăn để thay đổi triệt để hay hoàn toàn nền chính trị của một quốc gia.
+ Sự hiện diện của các vị vua ở Campuchia ngăn chặn những khuynh hướng phính phủ tồi tệ và cực đoan hơn của các nhà lãnh đạo chính trị, các phe phái trong quốc gia.
+ Chế độ quân chủ cũng ổn định đất nước bằng cách khuyến khích sự thay đổi từ từ và chậm thay vì những biến động đột ngột xáo trộn bản chất của chế độ.
- Nhược Điểm:
+ Bị quyền lập pháp của nghị viện hạn chế bằng hiến pháp.
+ Quyền lực nhà vua mang tính hình thức, nghi lễ.
+ Vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện.
+ Quyền hành pháp được giao cho chính phủ,quyền tư pháp giao cho tòa án.


KẾT LUẬN

Như vậy sau những nội dung về Hình thức chính thể đã được trình bày một cách đầy đủ và sõ sàng thì có thể xác định được các nội dung sau:
2 Hình thức nhà nước: được hiểu là những cách tổ chức và phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
- Hình thức chính thể : là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau và với nhân dân.
- Các yếu tố cơ bản của nhà nước:
 Cách thức trình tự tổ chức quyền lực nhà nước.
 Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
 Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương.
- Phân loại hình thức chính thể: Quân Chủ và Cộng Hòa.
- Đặc điểm của một số loại chính thể: Quân Chủ Chuyên Chế-Quân Chủ Lập Hiến,Cộng Hòa Tổng Thống-Cộng Hòa Đại Nghị-Cộng Hòa Lưỡng Hệ.
- Sơ lược về hình thức chính thể của một số nước trên thế giới.
- Tìm hiểu chi tiết về Hình Thức Chính Thể ở một số nước trên thế giới: Pháp đang theo cộng hòa lưỡng hệ ,CHLB Đức theo cộng hòa đại nghị, Campuchia.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Z Hình thức chuyển tải thông tin về hoạt động kinh tế - Chính trị của Việt Nam với tư cách là thành vi Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2 Luận văn Kinh tế 0
L Quá trình hình thành và phát triển của kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của A Lịch sử Thế giới 0
M Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt và biện pháp xử lý vi phạm hành chính ( trên thực tiễn Luận văn Luật 0
C Tháng 10/2007 công ty tôi có mua một thiết bị in theo hình thức thuê tài chính. Hợp đồng thuê mua tà Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
G BT cá nhân: Phân tích các hình thức xử phạt chính trong xử phạt Tài liệu chưa phân loại 0
L Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ Tài liệu chưa phân loại 0
L Hình ảnh chính thức máy tính bảng chạy Windows 7 của MSI ? Hỏi đáp Tin học 1
T Phân tích hình thức chính thể của nhà nước ở Trung Quốc cổ đại (thời kì Tây Chu) Lịch sử Thế giới 0
L Tiểu luận: Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biệ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top