Zack

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 7
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 7
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3. BỐ CỤC 7
CHƯƠNG II: NỘI DUNG 8
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 8
A. Khái Niệm: 8
B. Đặc Điểm: 8
C. Chức năng: 11
D. Mô hình Hệ thống Cơ quan Quản lý Nhà Nước 11
2. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 12
A. CHÍNH PHỦ: 12
B. BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ 15
C. CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ 16
D. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP 17
3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 21
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 23
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25


LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Trong quá trình đổi mới đất nước, và qua các lần ban hành hiến pháp, mới nhất là hiến pháp năm 1992 và được sữa đổi năm 2002, bộ máy Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ngày càng toàn diện và theo đó thể chế hành chính của các cơ quan Nhà nước đã được thay đổi khá nhiều phù hợp với việc quản lý xã hội, đáp ứng được công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước XHCN và đi chung đó là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được toàn diện hơn, nâng cao hơn, hệ thống đó còn được gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Hệ thống cơ quan quản lý hành chính đã được điều chỉnh, giảm bớt sự cồng kềnh giảm thiểu sự quan liêu để tiến tới sự một xã hội công bằng văn minh và phát triển. Việc xây dựng hệ thông các cơ quan hành chính mới không làm thay đổi hay suy giảm quyền lực và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác hệ thống các cơ quan quản lý được đề cao, tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, hiểu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng cao và hoàn chỉnh hơn. Mặt khác, hệ thống cơ quan quản lý hành chính được đề cao và tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, từng lĩnh vực xã hội phát triển không thể thiếu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan trong Bộ máy hành chính Nhà nước và những điều đó được thể hiện rỏ trong hệ thống cơ quan hành chính.
Mong thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến để tiểu luận chúng em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG

1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
A. Khái Niệm:
Bộ máy quản lý Nhà nước theo hiến pháp 1980 cũng như hiến pháp 1992 là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước. Như vậy, đứng về mặt hệ thống, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta gồm:
 Cơ quan quyền lực
 Cơ quan quản lý
 Cơ quan kiểm sát
 Cơ quan tòa án
Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và cơ sở để trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội.
Như vậy, trong mối quan hệ và mối phân định với hoạt động của cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý Nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp). Vì vậy, chúng là chủ thể cơ bản của luật hành chính.
B. Đặc Điểm:
Luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước cao nhất), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước.
 Một là, Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
 Hai là, Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao.
 Ba là, Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động,quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặcđiểm riêng như sau:
 Một là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.
Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát.
 Hai là, Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành,điều hành của nhà nước.
 Ba là, Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thốngnhất.
Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước và đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc, đó cũng là nơi tạo ra của cải vật chất và tinh thân cho xã hội.
Ví dụ: Bộ Công an có các đơn vị, Bộ Giáo dục- đào tạo có các đơn vị, các trường Đại học trực thuộc …
 Bốn là, Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống.
Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
 Năm là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.
Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định.
C. Chức năng:
Các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là cơ quan hành chính được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt.
Được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hay theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,nguyên tắc quyền lực phục tùng.
D. Mô hình Hệ thống Cơ quan Quản lý Nhà Nước



2. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
A. CHÍNH PHỦ:
a. Vị trí và tính chất:
Tại điều 109 của hiến pháp 1992 đã quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
b. Cơ cấu tổ chức của chính phủ:
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Chính phủ hiện nay có nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2007 đến năm 2011, được Quốc hội khóa XII (2007-2011) phê chuẩn trong kỳ họp lần thứ nhất vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2007. Một vài vị trí có thay đổi sau đó do công tác luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các thành viên Chính phủ đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó 6 người là Ủy viên Bộ Chính trị.
a. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên để quản lý ngân sách nhà nước trong địa bàn của mình, quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ các công trình vừa và nhỏ, hệ thống đê điều, các công trình phòng chống
1. Các mặc hạn chế của HĐND và UBND
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động của HĐND và UBND các cấp thời gian qua như công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương hiệu lực, hiệu quả vẫn chưa cao, vẫn chưa kịp thời bám sát sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Công tác quy hoạch, kế hoạch, triển khai các chương trình, dự án, nhất là khâu tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Nhiều dự án triển khai thực hiện không theo quy hoạch, không đúng tiến độ, để kéo dài, gây lãng phí, thất thoát còn xảy ra ở nhiều địa phương. Quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản còn nhiều yếu kém; việc thực hiện phân cấp tuy đã phát huy được chức năng động, sáng tạo của địa phương nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề cần điều chỉnh. Bộ máy tổ chức UBND các cấp bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, song không ít nơi hiệu lực, hiệu quả vẫn còn hạn chế và cũng đã nảy sinh những vướng mắc mới cần tổng kết, đánh giá và có điều chỉnh phù hợp…”.


3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
Theo Hiến pháp năm 1992 đã có nhiều điểm thay đổi, tiến bộ phù hợp với công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Song riêng vấn đề ban hành các văn bản pháp lý thì còn nhiều chỗ bất cập đó là:
Hiến pháp 1992 đã bỏ qua những khía cạnh quan trọng trong quan hệ giữa văn bản của Chính phủ và Chủ tịch nước. Theo điều 115 văn bản của Thủ tướng Chính phủ vẫn phải phù hợp với văn bản của Chủ tịch nước, nhưng khi nó không phù hợp thì lại không quy định cơ quan nào có thẩm quyền đình chỉ hay bãi bỏ. Chủ tịch nước không có quyền này (điều 113).
Mặt khác, tương quan về hiệu lực pháp lý giữa văn bản của Chính phủ và Thủ tướng lại không rõ. Đây cũng là điểm mắc mớ quan trọng trong "bước chuyển" sang nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ Thủ trưởng đối với Chính phủ trong hiến pháp 1992.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương thì Bộ, các cơ quan chuyên môn của Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Bộ đặt tại địa phương phải chấp hành các quy định của UBND các cấp về vấn đề thuộc chức năng quản lý theo lãnh thổ như: an ninh, trật tự an toàn công cộng, bảo vệ môi trường đất đai… nhưng trong thực tiễn quản lý vẫn còn nhiều mâu thuẫn giữa Bộ và UBND rất phức tạp, khó giải quyết.
Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương thì việc ban hành văn bản pháp luật thì cả Hiến pháp 1992 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi bổ sung 2002) chưa quy định rõ ràng Việt Nam bản nào là của tập thể UBND và văn bản nào là của Chủ tịch UBND.
Trên đây là những điểm hạn chế với việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước - đây cũng chính là những kiến nghị với các cơ quan quyền lực Nhà nước cần xem xét và quy định sao cho phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để các cơ quan quản lý xã hội được tốt trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đó là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ trong từng lĩnh vực quản lý của nhà nước.
Hệ thống này rất quan trọng bởi vì nó đã thể hiện chỗ đứng, vị trí, quyền hạn đối với lĩnh vực mà nhà nước điều chỉnh. Có những quyền và nghĩa vụ cụ thể thì các cơ quan quản lý mới góp phần và đảm bảo cho xã hội được tốt hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top