Download miễn phí Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Dược lý thú y





Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau:
- Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc bộthuốc viên, thuốc nước, thuốc mỡ.
- Phân loại theo tác dụng:T sát trùng,kháng sinh, điều trịký sinh trùng, hạnhiệt,
thuốc bồi dưỡng cơthể.
- Phân loại theo độ độc: thuốc độc bảng A, thuốc độc bảng B, thuốc thường.
Nói chung, các loại thuốc khí dùng quá liều chỉ định của bác sỹ đều gây độc cho
cơthể. Tuỳtheo độ độc nhiều hay ít mà người ta chia ra các loại:
+ Thuốc độc bảng A: độ độc hại cao nhất, tuyệt đối không được dùng quá liều.
+ Thuốc độbảng B: ít độc hơn.
+ Thuốc thường: Ít gây tai biến cho cơthể



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g mạnh bao nhiêu thì sự biến đổi càng chậm bấy nhiêu, tích luỹ càng lâu
trong cơ thể. Một số bị men esteraza phá huỷ:
Ví dụ:
8.2.3.3. Vào đến tổ chức
Tổ chức nào có nhiều mạch máu, thuốc sẽ tới nhiều hơn, phần lớn thuốc đều qua
gan, thận. Sự biến đổi của thuốc ở tổ chức xảy ra bằng nhiều cách: oxy hoá, oxy hoá
khử, metyl hoá, axetyl hoá...
8.2.3.4. Thời gian tác dụng của thuốc trong cơ thể
Có loại thuốc chỉ tác dụng vài giờ rồi thải trừ như iodua, có loại tới vài ngày. Khi
đưa thuốc vào cơ thể với tốc độ nhanh thì thời gian tác dụng khác với đưa thuốc vào
với tốc độ chậm.
Ví dụ: Đưa amonichlorua vào cơ thể mà tiêm từ từ thì không việc gì nhưng nếu
tiêm nhanh thì con vật sẽ bị vật vã, thậm chí bị chết (đặc biệt là tiêm tĩnh mạch).
8.2.3.5. Đường thải trừ
- Qua thận: Các loại thuốc tan trong nước đều thải trừ qua thận và tuyến mồ hôi.
Hầu hết các loại thuốc sau 24 giờ thải từ tới 80%.
- Qua đường tiêu hoá: Morphine thải trừ qua dịch vị nên khi ngộ độc thường phải
rửa dạ dày; một số loại muối kim loại nặng, sắt, tetacycine thải trừ theo con đường
gan, ruột và đẩy ra ngoài theo phân. Kể cả các loại thuốc không tan như cao lanh hay
ít hấp thụ như MgSO4 , streptomicine.
- Qua hô hấp: Chủ yếu là các loại thuốc bay hơi như ete, rượu, tinh dầu, các chất
khí...
- Thải trừ qua các tuyến khác: Niêm mạc mắt thải trừ iodua, Hg..., mồ hôi thải trừ
bromua, muối kim loại..., khí quản bài tiết các chất nhầy như long não, tuyến sữa thải
trừ kháng sinhấm, thuốc bay hơi và nhiều thuốc khác.
Ý nghĩa: Nghiên cứu đường thải trừ của thuốc sẽ có biện pháp xử lý các trường
hợp ngộ độc thuốc.
Ví dụ: Ngộ độc qua đường hô hấp cần tăng cường hô hấp nhân tạo.
Ngộ độc qua đường bài tiết thì phải tăng cường bài tiết nước tiểu.
Ngộ độc qua đường tiêu hoá cần tăng nhu động ruột, rửa dạ dày, ruột.
Ngộ độc qua da thì tăng cường tiết mồ hôi.
ht
tp
:/
/c
nt
y.
ru
me
na
si
a.
or
g,
T
L
th
am
k
ha
o,
P
.V
.
Ha
i
183
8.3. PHÂN LOẠI THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
8 3.1. Phân loại
Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau:
- Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc bộ thuốc viên, thuốc nước, thuốc mỡ...
- Phân loại theo tác dụng:T sát trùng, kháng sinh, điều trị ký sinh trùng, hạ nhiệt,
thuốc bồi dưỡng cơ thể.
- Phân loại theo độ độc: thuốc độc bảng A, thuốc độc bảng B, thuốc thường.
Nói chung, các loại thuốc khí dùng quá liều chỉ định của bác sỹ đều gây độc cho
cơ thể. Tuỳ theo độ độc nhiều hay ít mà người ta chia ra các loại:
+ Thuốc độc bảng A: độ độc hại cao nhất, tuyệt đối không được dùng quá liều.
+ Thuốc độ bảng B: ít độc hơn.
+ Thuốc thường: Ít gây tai biến cho cơ thể.
8.3.2. Các loại thuốc và phương pháp sử dụng
Cho đến nay, các loại thuốc được dùng trong thú y rất nhiều loại nhưng điều kiện
thời gian có hạn nên chỉ giới thiệu một số loại thường dùng nhiều nhất trong thực hành
thú y.
8.3.2.1. Thuốc hạ sốt
Trước khi nghiên cứu về cơ chế và tác dụng của thuốc, chúng ta cần tủn hiểu
khái niệm về thân nhiệt và sự cân bằng nhiệt trong cơ thể. Chúng ta biết rằng năng
lượng không ngừng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên sự ổn
định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng trong hoạt động bình thường của các
men sinh học tham gia quá trình trao đổi chất ấy. Dựa vào khả năng duy trì thân nhiệt
với sự thay đổi nhiệt của môi trường ngoài mà người ta chia động vật làm 2 loại:
- Động vật máu lạnh: Còn gọi là động vật biến nhiệt, bao gồm các loài động vật
không xương sống, có xương sống bậc thấp như cá, ếch, bò sát. Thân nhiệt của các
loài động vật này hoàn toàn thay đổi theo nhiệt độ môi trường, chúng không có khả
năng điều hoà thân nhiệt.
- Động vật máu nóng: Còn gọi là động vật hằng nhiệt, gồm lớp chim và lớp thú.
Thân nhiệt của các loài động vật này luôn ổn định và độc lập với nhiệt độ của môi
trường nhờ 2 quá trình điều hoà trong
+ Quá trình sản nhiệt: Còn gọi là điều hoà hoá học, là quá trình ôxy hoá các chất
dinh dưỡng trong cơ thể nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động sống và phát triển
cơ thể.
+ Quá trình thải nhiệt: Còn gọi là quá trình điều hoà vật lý, được thực hiện theo 3
cách: truyền nhiệt vào môi trường, khuếch tán nhiệt, bốc nhiệt. Cả 3 quá trình
này đều phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài. Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì quá
trình thải nhiệt thuận lợi, nếu nhiệt độ môi trường cao thì quá trình thải nhiệt bị cản
184
trở.
Người ta đo được cứ 1 g H2O bốc hơ; Sẽ lấy đi 0,6kcalo nhiệt. Quá trình trả nhiệt
xảy ra qua mồ hôi, nước tiểu, phân, hơi thở... Quá trình thải nhiệt này là chủ yếu, đông
thời nhiệt còn khuếch tán và tỏa ra môi trường qua bề mặt cơ thể.
Hai quá trình điều hoà hoá học và lý học đối lập nhau nhưng liên quan chặt chẽ
với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cân bằng nhau dưới sự điều khiển của hệ thống thần
kinh trung ương, đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể không thay đổi và hằng định ở mỗi loài,
giống vật nuôi. Ví dụ: ngựa 37-380C, bò 38-390C; lợn 38-390C; chó 37,5-390C; gà,
ngỗng 40-420C...
Nếu bất kỳ lý do nào đó gây rối loạn sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt thì
thân nhiệt cơ thể cũng rối loạn theo.
* Cơ chế tác dụng của thuốc hạ sốt
Theo nghiên cứu của Zavadovsk (1887) đã tiến hành gây sốt cho khỉ và cho uống
entipyrin để hạ nhiệt cho khỉ. Khi khỉ khỏi sốt, ông lại gây sốt cho khỉ và phá huỷ
vùng dưới đồi. Sau đó cho uống thuốc hạ sốt entipyrin nhưng thuốc mất tác dụng. Từ
đó ông kết luận: Thuốc hạ sốt đã có tác dụng ức chế vùng dưới đồi làm giãn mạch
ngoại biên, mồ hôi tiết ra làm tăng thải nhiệt, làm thân nhiệt giảm xuống. Nhưng vùng
dưới đồi chỉ cảm ứng với thuốc khi cơ thể bị sốt, bình thường thì ít tác dụng. Đồng
thời, sốt là phản ứng tổng hợp của cơ thể và thuốc giảm sốt chỉ có tác dụng chữa triệu
chứng sốt chứ không có tác dụng chữa nguyên nhân, do đó không nên dùng bừa bãi
mà chỉ dùng khi cơ thể sốt cao có nguy cơ làm biến tính albumin, làm rối loạn hoạt
động của một số men, một số enzím sinh học trong cơ thể. Người ta xác định được khi
thân nhiệt tăng lên 10C thì hoạt tính của men sinh học trong cơ thể có thể tăng lên 1000
lần. Trong khi ở ngoài có thể hoạt tính của men chỉ tăng lên 20 lần. Ngoài tác dụng
giảm sốt, thuốc còn có tác dụng tới trung khu cám giác đau nên còn được dùng chữa
bệnh đau khớp, nhức lãng...
* Các loại thuốc thường dùng:
- Entipyrine: có công thức cấu tạo
Được tổng hợp từ cây cỏ thực vật.
Hiện nay, người ta đã tổng hợp được bằng phương pháp hoá học. Đây là loại
thuốc dạng tinh thể, không màu, không mùi vị đắng, tan trong nước, trong cồn.
chloroform. ít tan trong ether. tương kỵ với calomen, hoà tan với calomen tạo thành
hợp chất rất độc cho cơ thể.
+ Tác dụng dược lý: Giống như tác dụng của thuốc hạ sốt, entipynne ức chế
trung t...
 
Top