nuthananhsang95

New Member

Download miễn phí Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Các loại thức ăn và phương pháp chế biến





- Điều kiện yếm khí :
Là điều kiện rất quan trọng vì nếu hầm hay hố ủcó nhiều không khí thì quá
trình hô hấp của tếbào xảy ra mạnh và kéo dài, đồng thời các loại vi khuẩn hiếu khí
(háo khí;) hoạt động làm tiêu hao năng lượng và dinh dưỡng, làm tổn thất thức ăn. Có 3
yếu tốgiúp cho vi khuẩn lactic hoạt động và phát triển nhanh là : Yếm khí, đủlượng
đường cần thiết và sốlượng vi khuẩn lactic nhiều. Nếu những yếu tốtrên được đáp
ứng, đường trong thức ăn xanh sẽ được vi khuẩn lactic sửdụng đểsinh ra axit lactic -
là nhân tốchủyếu đểbảo tồn thức ăn ủxanh với pH 3,5 – 4,2



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ao, sử dụng cả thân lá và củ.
6.2.3.1.2. Khoai nước
Vật chất khô 30%. Trong 1kg củ tươi có 14gr protit ; 5g Ca , 0,7gr P. Giá trị dinh
dưỡng : 0,25 đvtă/1kg củ tươi.
6.2.3.1.3. Su hào
Vật chất khô 9-10%. dùng làm thức ăn cho trâu, bò sữa và lợn. Khi dùng lấy thân
lá và củ. Giá trị dinh dưỡng : 0,1 đvtă và 7gr protit tiêu hoá/1kg củ tươi.
6.2.3.1.4. Củ sắn
Vật chất khô 42-43%. Trung bình 1kg chất khô có 22gr protit, 3-4gr 1ipit, 650gr
tinh bột trong sắn ngọt và 850gr trong sắn đắng. Giá trị dinh dưỡng : 1kg củ sắn tươi =
0,39đvlă.
Trên thế giới có khoảng 3 triệu người sử dụng sắn làm lượng thực. Ở nước ta, sản
lượng sắn đạt trên 2,4 triệu tấn ( 1997) được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và
gia cầm năng suất 90-96 tấn/ha. Củ sắn tươi có chứa nhiều độc tố là cyannuaglucocid.
Mỗi khi tế bào của củ sắn bị phá huỷ do sây sát hay cắt thái, chất cyannuaglucocid bị
men linamaza ở ngoài tế bào hoạt hoá và sản sinh ra cyanhydric ( HCN ) tự do. HCN
gây độc cho gia súc. Nếu ở nồng độ thấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản.
Nếu ở hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc chết ngay. Hàm lượng HCN trong củ sắn biến
động từ 10-490mg/kg. Có lúc lên đến 785mg. Hàm lượng HCN trong củ sắn đắng cao
hơn củ sắn ngọt. Khi ngâm nước hay phơi khô, hấp chín sẽ làm giảm đáng kể HCN vì
các cyannuaglucocid trong sắn thuỷ phân thành HCN hoà tan hay bay hơi đi. Liều
độc HCN với người là lmg/1kg thể trọng, bò là 2mg/kg thể trọng.
124
Men linamaza có mặt ở ngoài tế bào, khi vỏ sắn bị sây sát hay thái lát. men này
có cơ hội tiếp xúc với cyannuaglucocid trong tế bào và giải phóng ra HCN.
Cơ thể tự giải độc được nếu HCN ít do thiosunfat nội sinh trong cơ thể tác dụng
với ion CN- tạo thành thiocianat và được thải ra ngoài theo nước tiểu. Khi hàm lượng
CN- nhiều sẽ gây ngộ độc do ton CN- ôxy hoá F2+trong hemoglobin thành F3+ làm mất
khả năng vận chuyển ôxy trong máu gây thiếu O2 cấp tính. con vật sẽ chết do ngạt hô
hấp. Triệu chứng say sắn : con vật run rẩy toàn thân, chảy nước miếng, nước mắt, khó
thở, ruột co từ, máu có màu đỏ óng ánh, chậm đông, cơ chế như sau :
Fe3+ của citocromoxydaza + CN − → CN-citocromoxydaza bền vững, không mang
O2 trong máu. Làm cho các tế bào thiếu O2, con vật bị nhiễm độc chết do ngạt hô hấp
ở mô bào.
6.2.3.1.5. Khoai tây
Khoai tây có ưu điểm là ít chất xơ < 2%. Trong vật chất khô có 70% tinh bột,
10% protit, trong khoai tây sống có solanin là một alkaloit độc gây chướng bụng, đầy
hơi ở bê nghé và lợn. Vì vậy,. cần nấu chín khoai tây trước khi cho ăn, không nên
cho ăn sống.
6.2.3.1.6. Bí đỏ
Hàm lượng nước khoảng 90%. Trong vật chất khô có > 50% bột đường protit và
khoáng khoảng 1-2%, nhưng có nhiều caroten, có mùi vị thơm mát, dùng cải thiện
khẩu phần nuôi trâu sữa, bò sữa, lợn nái nuôi con. Giá trị dinh dưỡng 0,1 là đvtă /1kg
bí đỏ tươi.
6.2.3.2. Phương pháp chế biến và dự trữ
6.2.3.2.1. Phương pháp dự trữ
Thức ăn củ quả chủ yếu là phơi khô để bảo quản được lâu phải phơi khô kỹ và
khi thu hái phải tránh sây sát vỏ, không thu hái khi trời mưa hay ngập nước.
- Nguyên lý : Vì thức ăn củ quả có hàm lượng nước cao, bột đường nhiều nên dễ
bị nhiễm vi sinh vật gây thối. Trong củ quả có men amylaza phân huỷ tinh bột thành
đường nên tỷ lệ đường tăng dần sau khi thu hái. Đó chính là lý do giải thích tại sao
khoai lang để lâu thì khí luộc sẽ cháy mật và rất ngọt, điều đó cũng giải thích khi nhiệt
125
độ càng tăng cao., đường sẽ bị phân giải thành H20 Và CO2 bay hơi làm cho củ khoai
bị xốp và giảm trọng lượng. Nếu để khoai lâu và độ ẩm cao thì khoai sẽ mọc mầm,
chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào mầm nên phẩm chất khoai bị giảm đi.
Vì vậy muốn bảo quản tốt cần tạo những diều kiện sau :
+ Củ không được sây sát
+ Khi thu hoạch không bị ngập nước
+ Nhiệt độ bảo quản thấp ( 13- 160C)
+ Độ ẩm không khí < 70%
+ Để nơi tối, hạn chế ánh sáng và phải khô ráo.
- Phương pháp bảo quản : Xếp khoai, bí đỏ…trên giá hay để nguyên cả dây củ
buộc thành túm treo lên gác bếp, tránh chất đống. Với sắn, cách bảo quản tốt nhất là
thái lát, phơi khô. Trước khi phơi hay sấy khô cần ngâm nước 1 ngày, khi ngâm cần
thay nước 2-3 lần, phơi vào ngày nắng.
6.2.3.2.2. Phương pháp chế biến
Sắn, khoai lang thái lát mỏng, phơi khô nghiền thành bột trộn với các loại cám
bột khoai lang khô tỷ lệ tiêu hoá là 90-100%. 100kg tươi phơi khô được 34-37kg khô.
Có thể luộc chín rồi ủ men rượu để lên men có tác dụng tăng lượng protit và vitamin,
đồng thời tạo mùi thơm ngon, kích thích tiêu hoá.
Sắn có thể sát thành bội sau đó phơi khô làm bột lọc, bã phơi khô hay nấu chín ủ
men rượu cho gia súc ăn.
Củ đao giềng thái lát mỏng, phơi khô, nghiền bột hay xát bột.
6.2.4. Thức ăn hạt và phế phụ phẩm của nó
Bao gồm hạt ngũ cốc và hạt họ Đậu, hạt có dầu, thức ăn hạt là loại thức ăn có giá
trị đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. gia cầm.
Ở Mỹ. thức ăn hạt chiếm > 82%
ở Đan Mạch. thức ăn hạt chiếm khoảng 86$
ở nước ta, thức ăn hạt chiếm khoảng 40% trong chăn nuôi lợn và 70% trong chăn
nuôi gia cầm.
6.2.4.1. Đặc điểm của thức ăn hạt
- Thức ăn hạt có nhiều chất dinh dưỡng quý, hàm lượng cân đối, tỷ lệ bột đường
cao. Ví dụ : ngô có tỷ lệ bột đường từ 70-75%, có nhiều lipit, protit. khoáng và
vitamin. Trong hạt họ Đậu, protit chiếm từ 22-40%
- Thức ăn hạt có giá trị kinh tế cao. năng suất cao/đơn bị diện tích.
- Thức ăn hạt có tỷ lệ tiêu hoá cao (85-90% do trong thành phần có ít chất xơ.
- Thành phần thức ăn hạt có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B, vitamin E,
có ít vitamin D và A.
- Tuy nhiên, thức ăn hạt thường thiếu một vài loại axit amin không thay thế như
126
lyzin, tryptophan ở hạt hoà thảo.
6.2.4.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
6.2.4.2.l. Hạt hoà thảo
Hàm lượng bột đường trung bình 70% , protit từ 8- 12%, xơ từ 15-4,1%, lipit từ
2-8%, khoáng từ 1,5-4%. Trong đó, canxi ít hơn photpho, có nhiều vitaminnhóm B và
E, ngô vàng có nhiều caroten, criptoxantin, xantophyl nên dùng để nuôi gà rất tốt. Tỷ
lệ tiêu hoá từ 80-90%, Giá trị dinh dưỡng từ 1,1 – 1,3 đvtă/1 kg hạt khô. Đại diện
chính là các loại lúa, ngô, mạch. cao lương.
Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo, là nguồn thức ăn quan trọng
cho gia súc, gia cầm. Trong cám gạo có 12- 14% protit thô, 14- 18% lipit nên dễ bị
ôxy hoá, vì vậy cám không nên để lâu trong cám có rất nhiều vilamin nhóm B. Nhất là
B1 (22,2mg), B6 (13,lmg), biotin (0,43mg/kg cám). Giá trị dinh dưỡng là 0,94 đvtă/kg.
6.2.4.2.2. Hạt họ Đậu
Đặc trưng cơ bản là hàm lượng protit cao (22-40%), lipit từ 1-5%, gồm nhiều
cholesterol và 1euxitin. Riêng ở đậu tương, lượng lipit có 16-21%, chất khoáng nhiều
hơn hạt hoà thảo, Ca nhiều hơn P, nhiều vitamin D, ít caroten, tỷ lệ tiêu hoá đạt 80-
90%. Giá trị dinh dưỡng đạt 12- 14đvtă/1kg khô. Thường dùng làm thức ăn bổ sung.
6.2.4.2.3. Hại có dầu
Là loại thức ăn quý, có hàm lượng lipit cao (từ 14-46%), chủ yếu sử dụng dưới
dạng khô dầu sau khi đ
 
Top