meocon_9x1995

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải Pháp Phát Triển Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Trong Mạng Lưới Kinh Doanh Nội Địa Của Công Ty XNK Intimex
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI 3
I. Khái quát về kênh phân phối 3
1. Định nghĩa và các loại kênh phân phối 3
1.1. Định nghĩa kênh phân phối 3
1.2. Các loại kênh phân phối 3
1.2.1. Các kênh đơn 4
1.2.2. Các kênh truyền thống 5
1.2.3. Hệ thống kênh phân phối liên kết chiều dọc (Vertical marketing system-VMS) 5
2. Cấu trúc kênh phân phối 7
3. Chức năng và vai trò của kênh phân phối 10
3.1. Chức năng của kênh phân phối 10
3.2. Vai trò của kênh phân phối 11
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng kênh phân phối 11
5. Quản lý kênh phân phối 12
5.1. Khái niệm quản lý kênh phân phối 12
5.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý kênh phân phối 13
5.3. Nội dung của quản trị kênh phân phối 14
5.3.1. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh 14
5.3.2. Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến, các phương tiện vận tải và lưu kho hiện đại 15
5.3.3. Tăng cường dòng xúc tiến 15
5.3.4. Đổi mới dòng đàm phán 16
5.3.5. Hoàn thiện dòng thanh toán 16
5.3.6. Quản lý dòng đặt hàng 16
5.3.7. Quản lý dòng chuyển quyền sở hữu 16
5.3.8. Cải thiện dòng tài chính 17
5.3.9. Cải thiện dòng san sẻ rủi ro 17
5.3.10. Quản lý dòng thu hồi bao gói 17
II. Kinh nghiệm phát triển kênh phân phối hàng hóa của một số
quốc gia 17
1. Hệ thống phân phối của Nhật Bản 17
2. Hệ thống phân phối hàng hóa của Hoa Kỳ và Châu Âu 20
3. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam 22
III. Giới thiệu về công ty XNK Intimex 23
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty XNK Intimex 23
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các lĩnh vực kinh doanh của công ty XNK Intimex 24
2.1. Chức năng, nhiệm vụ 24
2.1.1. Chức năng 24
2.1.2. Nhiệm vụ 25
2.2. Cơ cấu tổ chức 25
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty XNK Intimex trong những năm gần đây 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG HOÁ
TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX 32
I. Kết quả phân phối nội địa của công ty XNK Intimex 32
II. Phân tích về thực trạng phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nội địa của công ty XNK Intimex 36
1. Vị trí của Intimex trong hệ thống phân phối 36
1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng kênh phân phối của công ty XNK Intimex 36
1.2. Vị trí của Intimex trong hệ thống phân phối 37
2. Mô hình tổ chức kênh phân phối hiện tại của công ty XNK Intimex 40
3. Thực trạng quản lý kênh phân phối 42
3.1. Hệ thống thông tin 42
3.2. Dòng phân phối vật chất 43
3.3. Dòng xúc tiến 43
3.4. Dòng đàm phán 44
3.5. Dòng thanh toán 44
3.6. Dòng đặt hàng 45
3.7. Dòng chuyển quyền sở hữu 45
3.8. Dòng tài chính 45
3.9. Dòng san sẻ rủi ro 46
3.10. Dòng thu hồi bao gói 46
III. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 47
1. Ưu điểm 47
2. Hạn chế và nguyên nhân 48
2.1. Trình độ nguồn nhân lực 48
2.2. Cơ sở hạ tầng của kênh phân phối 49
2.3. Khả năng ứng dụng thương mại điện tử 49
2.4. Hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu 49
IV. Thuận lợi và khó khăn của công ty XNK Intimex trong việc phát triển kênh phân phối 50
1. Thuận lợi 50
2. Khó khăn 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TRONG MẠNG LƯỚI KINH DOANH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX 53
I. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 53
1. Định hướng phát triển của công ty XNK Intimex trong lĩnh vực
phân phối 53
2. Mục tiêu phát triển của công ty XNK Intimex trong lĩnh vực phân phối 54
II. Một số giải pháp phát triển kênh phân phối 55
1. Nhóm giải pháp của công ty XNK Intimex 55
1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 55
1.2. Tổ chức, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối theo hướng hiện
đại hoá 56
1.3. Tìm hiểu thật kĩ những tiêu chí lựa chọn và quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm 57
1.4. Xây dựng thương hiệu Intimex thật mạnh để hỗ trợ kênh phân phối phát triển 59
1.5. Mở rộng và phát triển thị trường phi tập trung ở địa bàn nông thôn và miền núi 59
2. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển kênh phân phối từ phía
Nhà nước 60
2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối 61
2.2. Cung cấp và phát huy hiệu quả các gói kích cầu, các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng… 62
2.3. Theo dõi sát tình hình diễn biến cung - cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh 63
2.4. Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh các hành vi vi phạm để nhanh chóng thiết lập lại trật tự của thị trường 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Sơ đồ phân loại các kênh phân phối theo mức độ liên kết
trong kênh 4
Sơ đồ 2: Sơ đồ biểu diễn các dạng cấu trúc kênh thường gặp 8
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty XNK Intimex 27
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty XNK Intimex tính đến thời điểm 30/09/2008 28
Bảng 2: Kết quả kinh doanh chung giai đoạn 2006 - 2008 30
Bảng 3: Doanh thu trong lĩnh vực phân phối nội địa theo nhóm sản phẩm
của công ty giai đoạn 2006-2008 33
Bảng 4: Doanh thu phân phối nội địa theo khu vực thị trường địa lý của
công ty XNK Intimex giai đoạn 2006 – 2008 35
Bảng 5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của
Việt Nam qua các giai đoạn 1996 – 2008 và dự kiến năm 2009 38
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức kênh phân phối hiện tại của công ty XNK Intimex 41
Bảng 6: Mục tiêu doanh thu phân phối nội địa của công ty giai đoạn
2009-2011 55
Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng 58




LỜI MỞ ĐẦU


Suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu không ngừng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay thì việc ưu tiên hướng về thị trường nội địa đang là giải pháp đúng đắn và được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hoà mình vào bối cảnh kinh tế mới với cùng một mục tiêu là phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của mình ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường phân phối vào ngày 1-1-2009 theo cam kết gia nhập WTO thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong nước với các tập đoàn lớn mạnh và có tiếng tăm trên thế giới sẽ khốc liệt và khó khăn hơn rất nhiều.
Công ty XNK Intimex với tư cách là một trong các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa, bên cạnh việc không ngừng tìm tòi lối đi mới, thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, công ty còn đề ra chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trong mạng lưới kinh doanh nội địa của mình trong điều kiện kinh tế đầy khó khăn của năm 2009 và các năm tiếp theo.
Trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế tổng hợp cùng giáo viên hướng dẫn, thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương và tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, tui đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex” nhằm kết hợp kiến thức về quản trị kênh phân phối với điều kiện kinh doanh thực tế để một phần nào đó đề xuất và góp phần cải thiện hệ thống kênh phân phối của công ty, tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn phân phối trong và ngoài nước khác.
Công ty XNK Intimex kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực: thương mại (xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa), dịch vụ (kiều hối, viễn thông), sản xuất (nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, xe máy…). Trong chuyên đề thực tập này, tui đề cập đến thực trạng hoạt động phân phối hàng hóa trong mảng kinh doanh nội địa của công ty bao gồm cả 2 nguồn hàng là nhập khẩu và tự sản xuất, qua đó thấy được ưu, nhược điểm của hệ thống phân phối này. Đồng thời chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng lưới phân phối trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả, tạo thế và lực mới để công ty có thể xây dựng thương hiệu và phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Để tiến hành phân tích và nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, vận hành kênh phân phối của công ty XNK Intimex, chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê và dựa trên một số học thuyết kinh tế khác.
Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính:
 Chương I: Tổng quan lý luận về kênh phân phối
 Chương II: Thực trạng phát triển kênh phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa của công ty XNK Intimex
 Chương III: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

I. Khái quát về kênh phân phối
1. Định nghĩa và các loại kênh phân phối
1.1. Định nghĩa kênh phân phối
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối. Tuy nhiên, không có một định nghĩa nào có thể thoả mãn được tất cả các đối tượng quan tâm. Bởi vậy, trước khi đưa ra định nghĩa về kênh phân phối, cần xác định quan điểm của người nghiên cứu. Người sản xuất có thể định nghĩa kênh phân phối như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các hình thức trung gian khác nhau vì họ quan tâm đến các loại trung gian thương mại cần sử dụng để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng. Những người trung gian phân phối lại có thể mô tả kênh phân phối như là dòng chảy quyền sở hữu hàng hóa. Người tiêu dùng thì lại quan niệm một cách đơn giản hơn. Họ cho rằng kênh phân phối là các loại trung gian đứng giữa họ và người sản xuất. Mặt khác, dưới góc độ của nhà quản trị ở doanh nghiệp, kênh phân phối được định nghĩa là “một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp” . Đây cũng là quan điểm mà chuyên đề hướng tới.
1.2. Các loại kênh phân phối
Các kênh phân phối được phân loại dựa trên sự phát triển mức độ phụ thuộc lẫn nhau được thừa nhận của các thành viên kênh. Giáo trình Quản trị kênh phân phối – PGS. TS Trương Đình Chiến – NXB Đại học KTQD năm
1.2. Tổ chức, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối theo hướng hiện đại hoá
Trong thời gian đầu của quá trình hiện đại hóa kênh phân phối mang thương hiệu Intimex, với tiềm lực về tài chính và con người hiện có, công ty chỉ nên tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng của kênh như: xây dựng các trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, hệ thống cửa hàng, các trung tâm dự trữ phân phối... quy mô lớn với trang thiết bị đầy đủ, đạt tiêu chuẩn. Khi đã thiết lập được một kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đi đôi với quá trình nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực thì đây cũng chính là thời điểm công ty nên triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong mọi lĩnh vực hoạt động của mạng lưới phân phối Intimex.
Trong việc nghiên cứu thị trường: một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp công ty nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua internet, hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Bên cạnh đó, quá trình phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của kênh phân phối Intimex cũng sẽ có nhiều thay đổi. Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... sẽ được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web... Hơn nữa, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7...
Ngoài ra, TMĐT còn giúp liên kết các thành viên trong kênh phân phối một cách cực kỳ hiệu quả trong việc quản lý các hợp đồng, thông tin phản hồi, hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng… Nhờ ứng dụng TMĐT, hạ tầng công nghệ cũng sẽ phát triển hơn và được bổ sung thêm nhiều chức năng mới: công nghệ 3G, công nghệ không dây, các ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, đặt hàng điện tử, quản lý tồn kho tự động, các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin, thị trường ảo...
Với những lợi ích ưu việt mà TMĐT đem lại, bên cạnh việc nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TMĐT trong quá trình hiện đại hóa kênh phân phối, công ty XNK Intimex cần tập trung nguồn lực để triển khai quá trình này một cách thật nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ có như vậy, hệ thống phân phối Intimex mới có thể đứng vững và phát triển trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Tìm hiểu thật kĩ những tiêu chí lựa chọn và quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng cho rằng chất lượng không quan trọng nữa vì thương hiệu đã bao hàm chất lượng. Tiêu chí chất lượng chỉ còn thể hiện rõ vai trò ở cửa hàng chuyên doanh, nơi tập trung phân phối một nhóm mặt hàng, với nhiều thứ hạng chất lượng để người tiêu dùng so sánh, lựa chọn.
Các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới và mẫu mã mới không tác động nhiều đến quyết định chọn mua của người tiêu dùng. Điều này chứng tỏ sự thận trọng, bảo thủ của khách hàng (số liệu ở bảng bên dưới). Mặt khác, có thể do tâm lý tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi khó khăn hiện nay nên họ chỉ sắm những thứ thực sự cần, chứ không dễ dàng bị cuốn hút bởi các đợt khuyến mãi, hay lăng xê sản phẩm mới. Tuy nhiên, xét về hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới, kết quả điều tra cho thấy tổ chức khuyến mãi, lăng xê sản phẩm mới tại siêu thị đem lại hiệu quả vượt trội so các kênh phân phối khác. Nếu phải chọn mua hàng hoá có thương hiệu, người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn mua tại siêu thị (43%) và cửa hàng chuyên doanh (41,1%). Khi chọn mua thực phẩm chế biến, họ luôn xem yếu tố dễ mua là quan trọng nhất (38,9%), trong khi mua mỹ phẩm họ lại quan tâm cao nhất đến thương hiệu (47%) .
Từ những nghiên cứu và phân tích trên, nhà quản trị cần xây dựng, thiết lập kênh phân phối của công ty sao cho đạt được những ưu thế hơn hẳn so với những kênh phân phối của doanh nghiệp khác, phù hợp nhất với tiêu chí lựa chọn của khách hàng.
Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
của người tiêu dùng
Các yếu tố Tỷ lệ (%) Các yếu tố Tỷ lệ (%)
Dễ mua 36,0 Sản phẩm mới 1,7
Thương hiệu 31,7 Khuyến mãi 2,4
Giá cả 17,5 Mẫu mã 2,1
Chất lượng 3,9 Lý do khác 4,7

Nguồn: Kết quả điều tra người tiêu dùng TP.HCM do báo Sài Gòn Tiếp Thị tiến hành trong quý 4/2008.

1.4. Xây dựng thương hiệu Intimex thật mạnh để hỗ trợ kênh phân phối phát triển
Đây là vấn đề quan trọng và cấp bách trong điều kiện hiện nay khi mà giá trị thương hiệu quyết định rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết nên chỉ có xây dựng thương hiệu vững chắc mới giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển được. Vì vậy, công ty cần xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu rộng rãi qua website của công ty, các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ... của mình để thương hiệu Intimex được lớn mạnh và có được hình ảnh tốt trong lòng người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp quan tâm. Có thể kể đến các biện pháp như: mở rộng các điểm bán hàng, tổ chức các hội chợ - giới thiệu hàng hóa, các đợt bán hàng hạ giá, các chương trình khuyến mãi và thưởng cho khách hàng, phát thẻ khách hàng thân thiện, thẻ mua hàng ưu đãi, thưởng theo hóa đơn tích lũy hay giảm giá, các đợt bán hàng lưu động.
1.5. Mở rộng và phát triển thị trường phi tập trung ở địa bàn nông thôn và miền núi
Công ty có thể tiếp cận và xâm nhập thị trường nông thôn bằng cách thiết lập, xây dựng các siêu thị vừa và nhỏ, mạng lưới cơ sở bán lẻ phù hợp với đặc điểm và tâm lý tiêu dùng của bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp này. Công ty cần đặc biệt chú ý đến chủng loại hàng hóa kinh doanh. Để hàng hóa có thể được tiêu thụ tốt, hệ thống kênh nên phân phối những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có chất lượng vừa phải nhưng giá cả thấp nhằm cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái đang tràn ngập tại khu vực nông thôn. Muốn hoạt động này thu được hiệu quả cao thì công ty nói riêng và các doanh nghiệp phân phối khác nói chung cần có sự phối hợp và tạo điều kiện của nhà nước trong việc nâng cấp, cải tạo, xây mới hệ thống đường xá, giao thông, điện nước…và cải thiện đời sống của người nông dân.
2. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển kênh phân phối từ phía Nhà nước
Công ty XNK Intimex nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối nội địa nói chung muốn nâng cao tính hiệu quả kênh phân phối của mình một cách bền vững và mang tính hệ thống thì cần có một nền tảng vững chắc, được hỗ trợ bằng chính sự phát triển của hệ thống phân phối mang tầm quốc gia mà bản thân mỗi doanh nghiệp này là một hạt nhân cơ bản. Vì vậy nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, chỉ đạo và tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách, pháp lý, cũng như đưa ra những đường lối, chủ trương phát triển hệ thống phân phối phù hợp với xu thế thời đại và thích ứng với những đặc điểm của thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Theo như những phân tích xuất phát từ thực trạng của hệ thống phân phối Việt Nam thì hiện có quá ít những doanh nghiệp với những kênh phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, có mạng lưới kinh doanh, có lực lượng con người, có công nghệ quản lý và điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, tương xứng với các đối tác quốc tế trong quá trình hội nhập và mở cửa. Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều chưa có một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp và hệ thống đại lý do doanh nghiệp lập ra và quản lý, kiểm soát hoạt động. Quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể) không được tổ chức thành đối tượng của quản lý nhà nước, hoạt động tự do và ngoài vòng kiểm soát, làm cho thị trường trở nên manh mún, tản mạn, rối loạn, pháp luật của nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng không được tôn trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thiếu nhất quán, luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều quy về sản xuất. Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương mại trong nước ít được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường. Trong thời đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành đời sống kinh tế- xã hội.
Để tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối hàng hóa nhằm ổn định và phát triển bền vững thị trường trong nước cần tập trung vào các giải pháp sau:
2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối
Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối. cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống luật pháp chi phối các hoạt động phân phối trên thị trường nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa một cách hiệu quả. Hệ thống luật pháp phải tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng để khuyến khích mọi loại hình kinh doanh tham gia phát triển các hệ thống phân phối háng hóa cạnh tranh. Trong những năm qua, nước ta đã ban hành nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội. Do thường xuyên thay đổi nên nhìn chung tính ổn định của các đạo luật này còn thấp, đây là điều làm nản lòng các nhà doanh nghiệp trong đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và ổn định là hết sức cần thiết.
Đặc biệt, cần chú ý xây dựng luật cạnh tranh thật chặt chẽ, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp phân phối nội địa và người tiêu dùng, tránh sự chèn ép không công bằng từ phía các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới với tiềm lực tài chính hùng mạnh. Đây là một kinh nghiệm đã được áp dụng rất hiệu quả tại Hàn Quốc trong thời kỳ nước này mở cửa thị trường phân phối. Trong trường hợp có hành vi vi phạm, cơ quan cạnh tranh của Hàn Quốc (Ủy ban Thương mại lành mạnh - KFTC) có thể ra lệnh cho doanh nghiệp vi phạm đình chỉ hành vi, công bố vi phạm một cách công khai. Bên cạnh đó, KFTC có thể áp đặt khoản tiền phạt không vượt quá 2% - 5% doanh thu (tùy mức độ vi phạm) của doanh nghiệp... Thực tế cho thấy, trong số các biện pháp xử lý nói trên, việc công khai về vi phạm của một doanh nghiệp là một biện pháp rất hữu hiệu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm xấu đi hình ảnh đối với người tiêu dùng mà doanh nghiệp đã phải dày công gây dựng. Do đó, các doanh nghiệp sẽ không muốn làm hỏng hình ảnh của mình do vi phạm pháp luật.
2.2. Cung cấp và phát huy hiệu quả các gói kích cầu, các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng…
Giải pháp này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng với mục tiêu kích thích sản xuất, thúc đẩy phân phối, lưu thông và tiêu dùng, tiến tới mục tiêu phát triển thị trường nội địa và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đơn cử như gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng trong nước hay việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các tổng công ty và tập đoàn nhà nước ưu tiên cho nội cung, đầu tư sản xuất trong nước để tạo công ăn việc làm cho người lao động và cũng là để tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là giải pháp đã và đang được ưu tiên áp dụng đồng thời đem lại những kết quả vô cùng khả quan tại các quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
2.3. Theo dõi sát tình hình diễn biến cung - cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh
Hiện tại, khả năng phân tích và dự báo diễn biến cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường của nhà nước và các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian vừa qua, không ít lần các dự báo và các biện pháp xử lý thiếu chính xác của nhà nước đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp phân phối và ngay cả người nông dân. Vì vậy, việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của các nhà phân tích, nghiên cứu chính sách nhà nước cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Với vai trò điều tiết nền kinh tế thị trường, nhà nước cần làm tốt công tác dự báo và có những biện pháp hợp lý để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2.4. Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh các hành vi vi phạm để nhanh chóng thiết lập lại trật tự của thị trường
Để hệ thống phân phối, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có thể hoạt động đúng theo trật tự, tuân thủ pháp luật, nhà nước cần có những biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tất cả các đối tượng đang kinh doanh trên thị trường. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng, nhà nước cần nghiêm trị nhằm ngăn chặn sự tái diễn và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, với thực trạng thị trường hiện nay, công tác quản lý thị trường của nhà nước còn rất yếu kém. Chỉ khi nào hậu quả đã nghiêm trọng thì các thanh tra thị trường và nhà nước mới bắt tay vào can thiệp. Khi đó, các hành vi gian lận, các ảnh hưởng xấu đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh chân chính và lợi ích người tiêu dùng đã trở thành những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặt khác, nhiều khi các chủ trương, biện pháp quản lý thị trường của nhà nước được phát động rất rầm rộ nhưng chỉ được thời gian đầu, sau đó thì chìm hẳn xuống rồi biến mất. Vì thế, hiệu quả không những không có mà còn gây mất lòng tin ở người dân và sự coi thường pháp luật của những thành phần xấu, cơ hội trên thị trường. Do đó, giải pháp trên đây muốn thực hiện được cần mất một thời gian khá dài để thay đổi nhận thức và quan điểm cũng như cách quản lý của nhà nước.

KẾT LUẬN

Chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex ” đã phân tích thực trạng hệ thống phân phối của công ty XNK Intimex, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp phát triển mạng lưới phân phối của công ty và đề xuất các kiến nghị nhằm hỗ trợ kênh phân phối từ phía nhà nước. Trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex, tui đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế tổng hợp và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương cùng giáo viên nhận xét: Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, chuyên đề thực tập này còn rất nhiều thiếu sót và mong nhận được sự đóng góp ý kiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top