fm_kiss24

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 2
1.1. Tín dụng chứng từ là một cách thanh toán quốc tế tại NHTM. 2
1.1.1. Các cách thanh toán quốc tế: 2
1.1.2. Tín dụng chứng từ- một cách thanh toán quốc tế của NHTM: 4
1.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ : 17
1.2.1. Rủi ro tín dụng: 17
1.2.2. Rủi ro đạo đức: 19
1.2.3. Rủi ro hàng hóa: 21
1.2.4. Rủi ro quốc gia: 22
1.2.5. Rủi ro pháp lý: 23
1.2.6. Rủi ro ngoại hối: 23
1.2.7. Rủi ro tác nghiệp: 24
1.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C 25
1.3.1. Do sự biến động của nền kinh tế thị trường 25
1.3.2. Do thông tin không đầy đủ 25
1.3.3. Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng: 25
1.3.4.Năng lực và đạo đức kinh doanh của các nhà nhập khẩu: 26
1.3.5. Các nguyên nhân khác: 28
1.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C của ngân hàng thương mại: 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH. 32
2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 32
2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của BIDV Hà Thành: 32
2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành: 34
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 40
2.2.1. Trong thanh toán L/C xuất: 44
2.2.2. Trong thanh toán L/C nhập: 45
2.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách L/C tại BIDV Hà Thành: 46
2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: 46
2.3.2. Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành: 47
2.3.3. Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô: 48
2.4. Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 51
2.4.1. Ban hành hệ thống các qui chế, qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới chặt chẽ. 52
2.4.2. Xác lập qui chế, thể lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm: 53
2.4.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí 53
2.4.4. Qui định hạn mức tín dụng và hạn mức mở L/C đối với từng loại hình doanh nghiệp : 54
2.4.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro: 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH 58
3.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 58
3.1.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT: 58
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 59
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 61
3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế: 61
3.2.2. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C: 68
3.2.3. Giải pháp trong công tác tổ chức, đào tạo cán bộ: 69
3.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát: thành lập bộ phận quản lí và phòng ngừa rủi ro 71
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng: 71
3.2.6. Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng công nghệ: 73
3.3 Một số kiến nghị: 73
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan: 73
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: 76
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng: 78
KẾT LUẬN 81

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, các quan hệ kinh tế diễn ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng, phức tạp của chu chuyển hàng hóa quốc tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dòng tiền trong thanh toán. Quá trình thanh toán có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân. Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trên thị trường rộng, phức tạp bởi khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi thông lệ của mỗi quốc gia và sự khác biệt trong đồng tiền thanh toán. Phần lớn, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều không thể độc lập thực hiện được các hình thước thanh toán quốc tế. Do vậy, đã xuất hiện nhu cầu thanh toán được thực hiện qua các ngân hàng. NHTM là một thành viên thực hiện việc thanh toán góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ mua bán ngoại tệ, đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt, an toàn, hiệu quả.
Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất trong các nghiệp vụ ngoại bảng và có tốc độ tặng trưởng mạnh mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một lớn. Thanh toán quốc tế quyết định sự phát triển của hoạt động ngoại thương, là cầu nối cho hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Tuy nhiên, thanh toán quốc tế là hoạt động phức tạp, bởi các chủ thể tham gia có sự cách biệt về biên giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm tới việc tìm ra cách thanh toán quốc tế có hiệu quả nhất đồng thời thực hiện các biện phát hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1. Tín dụng chứng từ là một cách thanh toán quốc tế tại NHTM.
1.1.1. Các cách thanh toán quốc tế:
1.1.1.1. Khái quát về NHTM:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, NHTM luôn được là một trung gian tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính và chiếm vị trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động chủ yếu của NHTM là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Thông qua NHTM, vốn nhàn rỗi từ người không có khả năng đầu tư tới tay người có nhu cầu, có khả năng đầu tư nhưng thiếu hay không có vốn. Với chức năng là một kênh dẫn vốn gián tiếp từ người tiết kiệm tới người đầu tư, NHTM đã khắc phục được những trở ngại về thiếu hụt thông tin, giảm chi phí giao dịch và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn. NHTM trở thành một trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Trên phương diện cung cấp các loại hình dịch vụ thì Ngân hàng là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cái dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đặc biệt trong dịch vụ thanh toán quốc tế, Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong qua trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kĩ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại hiện đại như ngày nay thì hoạt động thương mại quốc tế không những không phát triển mà còn rất khó tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Như vậy ngày nay hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia hỗ trợ về kĩ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn các cách thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khâủ, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả 2 bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giớ
1.1.1.2. Các cách thanh toán quốc tế
Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức ,cá nhân nước này với tổ chức,cá nhân nước khác,hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế ,thông qua quan hệ giữa ngân hàng của các nước liên quan.
Các cách thanh toán hiện nay bao gồm :
1- cách ứng trước (Advanced payment ): là cách thanh toán trong đó khách hàng (Người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền.
2- cách ghi sổ ( Open account): là cách mà nhà xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ nhà nhập khẩu sau khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kì nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
3- cách chuyển tiền ( Remittance): là cách trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
4- cách nhờ thu ( Collection of payment ): là cách thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng một dịch vụ cho khác hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
5- cách tín dụng chứng từ ( Documentary credit).
1.1.2. Tín dụng chứng từ- một cách thanh toán quốc tế của NHTM:
Là cách thanh toán thông dụng nhất hiện nay, khối lương thanh toán ngày càng lớn. Trong cách tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ- chi hộ mà còn là người đại diên bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu đảm bản cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ cung ứng, đồng thoài đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng số tiền mình phải thanh toán.
1.1.2.1. Nội dung cơ bản của tín dụng chứng từ (L/C):
Khái niệm: cách tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hay chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
Các bên tham gia trong cách tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hay là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi.
Sơ đồ 1:Quy trình tiến hành nghiệp vụ

8
5
2
1 6 7
8 5 3

1 6 7
4

(1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
(2). Phát hành LC qua Ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu, hưởng lợi
(3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo LC và chuyển bản gốc LC cho người hưởng lợi
(4). Giao hàng
(5). Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành LC
(6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu
(7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
(8). Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ.
Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại:
- Số hiệu chứng từ: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín, hay để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
- Địa điểm phát hành L/C: Là nơi NH mở L/C cam kết thanh toán tiền cho nhà XK. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến việc tham chiếu luật áp dụng giải quyết những tranh chấp về L/C.
- Ngày phát hành L/C là ngày:
 NHPH chính thức thừa nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu.
 Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với nhà XK.
 Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
 Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
Thông thường L/C được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định, để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa gửi đi.
điều chỉnh bởi: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Luật thương mại, luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh quản lý ngoại hối, nghị định 64/NĐ_CP2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng… Hợp đồng thứ 3 (L/C) chịu sự điều chỉnh của UCP 600, ISBP681, URR525… Hiện nay ở Việt Nam chưa có một ngân hàng nào sử dụng eUCP1.1 trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Như vậy có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam chưa có quy định riêng về thanh toán quốc tế trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định nào cả, các quy định của Pháp luật về thanh toán quốc tế nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như luật dân sự, luật thương mại 1997… điều này gây khó khăn cho các bên liên quan tham chiếu và nghiên cứu đủ các quy định về thanh toán quốc tế, sai sót trong thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó ở các nước, người ta đã xây dựng Luật hay các văn bản dưới luật điều chỉnh riêng cho cách thanh toán bằng L/C có tính tới thông lệ quốc tế và đặc thù của nước họ.
Các văn bản quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, biểu thuế quan không ổn định, cùng với hiệu lực thi hành của pháp luật kém dẫn tới việc người bán và người mua không làm tròn trách nhiệm của mình theo cách thanh toán bằng L/C.
- Chính sách thương mại chưa ổn định: chính sách thương mại không ổn định, gây khó khăn cho ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập nhưng năm sau lại không cho phép nhập nữa làm cho các doanh nghiệp đã kí kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thủ tục hành chính trong quản lí xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.
Định hướng kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lược sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được chúng ta nên có chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước và cấm nhập khẩu những mặt hàng đó, nhất là bằng cách L/C trả chậm. Chỉ cho phép các doanh nghiệp mở L/C trả chậm để nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại hay nhập phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu trong nước chưa sản xuất được… để đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Chính sách tỉ giá hối đoái: việc tỉ giá thay đổi, bất ổn định gây khó khăn đối với việc thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Việc điều chỉnh tỉ giá và biên độ giao động tỉ giá là cần thiết, tuy nhiên những sự đột biến về tỉ giá trong thời gian qua với bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là với các doanh nghiệp mở L/C mua hàng trả chậm nước ngoài, vì tiền hàng thu được là đồng VND nhưng khi tới hạn thanh toán phải chuyển đổi ra USD để thanh toán cho đối tác.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Năm Hải Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương Luận văn Luật 0
F Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại khách sạn Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top