Download Đề tài Xây dựng bản đồ đất tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp theo hệ thống phân loại WRB 2006 miễn phí





Huyện Cao Lãnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Ngoài cây lúa với diện tích 66.300 ha, sản lượng năm 2006 đạt 347.000 tấn, còn có 4.950 ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có múi, sản lượng 21.700 tấn; hơn 4.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 1.600 ha rừng; diện tích mặt nước nuôi thủy sản 1.082 ha (cá tra, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh ), sản lượng 22.200 tấn; đàn gia súc 35.000 con (báo cáo của UBND huyện Cao Lãnh năm 2010). Diện tích vườn cây ăn trái và phần lớn diện tích lúa được bờ bao bảo vệ khi lũ về.
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, Huyện có các làng nghề truyền thống (dệt chiếu, thảm lục bình, làm bột, bánh tráng), các cơ sở chế biến lương thực, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 248.239 triệu đồng; cụm công nghiệp Cần Lố và Phong Mỹ đã bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp, Dự án khu công nghiệp Ba Sao cũng đang được tỉnh thông qua và tiến hành thành lập; Cầu Sông Cái Nhỏ (Bình Thạnh) đầu tư theo cách BOT đang gấp rút hoàn thành; mặt đường giao thông nông thôn hầu hết đã được trãi nhựa hay làm bằng bê tông cốt thép, xe 4 bánh về đến trung tâm các xã, xe 2 bánh về đến ấp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tài nguyên đất và chuyển đổi các số liệu thổ nhưỡng, làm hoàn chỉnh các hệ thống phân loại khác nhau mà nó có cùng một nền tảng thông thường, cũng như sự diễn đạt các bản đồ.
+ Sự chấp thuận các mối quan hệ giữa các loại đất, sự phân bố các các tầng đất mà nó được đặc tính hoá bởi sự liên tục của địa hình và các tầng đất.
- Việc sử dụng các số liệu thổ nhưỡng chung trên phạm vi quốc tế, không chỉ bởi các nhà khoa học về đất mà còn những người sử dụng đất khác như: các nhà địa chất học, thực vật học, nông học, thuỷ văn học, nông dân, các kỹ sư và kiến trúc sư với mục tiêu chuyên biệt trên cơ sở:
+ Sử dụng số liệu đất để phục vụ cho các lợi ích của các khoa học khác.
+ Đánh giá tài nguyên đất và tiềm năng sử dụng các loại che phủ đất khác nhau.
+ Kiểm chứng các loại đất, chủ yếu cho sự phát triển của loại đất chuyên biệt nào đó tùy vào cách mà các đất được sử dụng bởi cộng đồng con người.
+ Chấp nhận các phương pháp thí nghiệm về sử dụng đất phục vụ cho sự phát triển bền vững, mà nó được tồn tại và nếu thích hợp thì nó có thể cải thiện tiềm năng của đất.
+ Chuyển đổi các kỹ thuật sử dụng đất từ vùng này sang vùng khác.
1.3.2. Nguyên tắc phân loại
Theo FAO (2006), Phân loại đất bao gồm 3 bước:
Bước 1: Sơ lược về độ dày và chiều sâu của từng tầng trong mẫu đất cần phân loại sau đó kiểm tra lại với yêu cầu của tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán trong WRB. Mà những tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán này được định nghĩa thông qua hình thái và hay tiêu chí phân tích. Tầng nào mà có đầy đủ một hay nhiều hơn các đặc tính như trên mà nó giống với quy định của các đặc tính trong WRB thì được lưu ý tới.
Bước 2: Kết hợp những mô tả về các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán để so sánh với chìa khóa phân loại của WRB để tìm ra nhóm đất chính, đây là cấp phân loại thứ nhất của WRB. Người phân loại sẽ thông qua hệ thống chìa khoá này để loại trừ những nhóm đất trong tất cả các nhóm đất của WRB mà các đặc tính trên không phù hợp với yêu cầu của những nhóm đất đó. Mẫu đất cần phân loại này sẽ thuộc về nhóm đất mà các đặc tính ở trên đáp ứng được yêu cầu quy định của nhóm đất đó.
Bước 3: Đối với cấp phân loại thứ hai của WRB, các hạng định được sử dụng. Các hạng định này được liệt kê trong chìa khóa của mỗi nhóm đất tham khảo như những hạng định tiền tố và hậu tố. Những hạng định tiền tố bao gồm những đặc tính có liên quan một cách điển hình với nhóm đất tham khảo và tổng hợp vào các nhóm đất tham khảo khác.
Tất cả những hạng định còn lại được liệt kê như những hạng định hậu tố. Đối với cấp phân loại thứ hai, tất cả những hạng định được ứng dụng thì được thêm vào tên của nhóm đất tham khảo. Những hạng định thừa (là những đặc tính mà đã được bao gồm những hạng định đã được đặt trước đây) thì không được thêm vào. Tiếp đầu ngữ có thể được sử dụng để chỉ ra mức độ biểu hiện của các hạng định. Những lớp chôn vùi có thể được chỉ ra bởi tiếp đầu ngữ Thapto cái mà được sử dụng đối với bất kỳ hạng định nào.
Những đất bị chôn vùi dưới vật liệu mới, thì áp dụng nguyên tắc sau:
Những vật liệu mới phủ bên trên và đất chôn vùi được phân loại như là một loại đất nếu cả hai có những hạng định chung với nhau như: Histosol, Technosol, Cryosol, Leptosol, Vertisol, Fluvisol, Gleysol, Andosol, Planosol, Stagnosol or Arenosol.
- Mặt khác, vật liệu mới này được phân loại ở cấp đầu tiên nếu những vật liệu này ở trong vòng 50 cm hay dày hơn hay nếu vật liệu này đứng độc lập, phù hợp với yêu cầu của một nhóm đất tham khảo khác hơn là một Regosol.
- Trong tất cả các trường hợp khác, đất chôn vùi được phân loại ở cấp đầu tiên. Nếu đất phủ bên trên được phân loại ở cấp đầu tiên, đất chôn vùi bên dưới được nhận dạng với tiếp đầu ngữ Thapto và –ic được thêm vào tên của nhóm đất tham khảo của nhóm đất chôn vùi. Toàn bộ được đặt trong dấu ngoặc đơn sau tên của đất phủ bên trên. Ví dụ Technic Umbrisol (Greyic) (Thapto-Podzolic). Nếu đất chôn vùi được phân loại ở cấp đầu tiên, vật liệu bao phủ bên trên được chỉ ra với hạng định Novic.
Cẩm nang Hướng dẫn mô tả đất (FAO, 2006) được đề nghị sử dụng để mô tả đất và những đặc trưng của nó. Nó hữu dụng để liệt kê sự hiện diện và độ sâu của tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán cũng được nhận dạng. Sự phân loại ngoài đồng cung cấp đánh giá sơ bộ bằng cách sử dụng tất cả sự quan sát hay các đặc tính và đặc trưng của đất được đo lường dễ dàng và kết hợp với địa hình.
Sự phân loại cuối cùng được làm khi dữ liệu phân tích đã sẵn sàng. Theo Van Reeuwijk (2006), đề nghị sử dụng phương pháp phân tích đất để xác định các đặc tính lý hóa học đất.
Ví dụ: phân loại đất theo WRB
Một loại đất có tầng chẩn đoán Ferralic, sa cấu ở trên tầng Ferralic thay đổi từ cát pha thịt đến cát pha sét trong vòng 15cm. pH ở giữa 5.5 và 6, độ bão hòa base ở mức độ cao. Tầng B có màu đỏ đậm, ở dưới 50cm xuất hiện các vết. Sự phân loại ở ngoài đồng của loại đất này là Lixic Ferralsol (Ferric, Rhodic). Nếu phân tích tiếp trong phòng thí nghiệm mà sự thay đổi cation (CEC) của tầng Ferrlic nhỏ hơn 4 cmol/kg sét, thì loại đất này cuối cùng phân loại như là Lixic Vetic Ferralsol (Ferric, Rhodic).
Tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán
Bảng 1.1: Các tầng, đặc tính, vật liệu chẩn đoán đất theo WRB ( FAO, 2006)
Tầng chẩn đoán
Đặc tính chẩn đoán
Vật liệu chẩn đoán
Albic
Natric
Abrupt textural change
Artefacts**
Anthraquic
Nitic
Albeluvic tonguing
Calcaric
Anthric**
Petrocalcic
Andic**
Colluvic**
Argic
Petroduric
Aridic
Fluvic
Calcic
Petrogypsic
Continuous rock**
Gypsiric
Cambic
Petroplinthic
Ferralic
Limnic**
Cryic
Pisoplinthic**
Geric
Mineral**
Duric
Plaggic
Gleyic colour pattern
Organic
Ferralic
Plinthic
Lithological discontinuity**
Ornithogenic**
Ferric
Salic
Reducing conditions**
Sulphidic
Folic
Sombric**
Secondary carbonates
Technic hard rock**
Fragic
Spodic
Stagnic colour pattern
Tephric
Fulvic
Takyric
Vertic**
Gypsic
Terric
Vitric**
Histic
Thionic **
Hortic
Umbric
Hydragric
Vertic
Irragric
Voronic**
Melanic
Yermic
Mollic
** Tầng, đặc tính, vật liệu chẩn đoán mới (Nguồn: FAO, 2006)
Theo WRB (FAO, 2006a), thì các tầng chẩn đoán: Andic, Chernic, Ochric, Sulfuric, Vitric; Đặc tính chẩn đoán: Alic, Continuous hard rock, Permafrost, Strongly humic; Vật liệu chẩn đoán: Anthropogeomorphic đã được lược bỏ. Các tầng, đặc tính, vật liệu chẩn đoán mới thêm vào so với hệ thống WRB (FAO, 1998), đó là: tầng chẩn đoán: Anthric, Pisoplinthic, Sombric, Thionic, Voronic; đặc tính chẩn đoán: Andic, Continuous rock, Lithological discontinuity, Reducing conditions, Vertic, Vitric; vật liệu chẩn đoán: Artefacts, Colluvic, Limnic, Mineral, Ornithogenic, Technic hard rock.
Những nhóm đất tham khảo trong WRB (FAO, 2006)
Bảng 1.2: Những nhóm đất tham khảo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top