gaplatu_1991

New Member

Download Đề tài Dạy từ nhiều nghĩa ở lớp 5 miễn phí





Trong SGK Tiếng Việt 5, sau khi học bài khái niệm từ nhiều nghĩa có 3 tiết dành để luyện tập về từ nhiều nghĩa. Ở các tiết luyện tập này giáo viên cần củng cố cho học sinh về khái niệm về từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển. mối liên hệ về nghĩa của từ nhiều nghĩa.
* Để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, đối với các bài tập tìm nghĩa ở cột A ứng với nghĩa ở cột B giáo viên nên tổ chức các trò chơi học tập như trò chơi: “Nhà giải nghĩa giỏi”, “ Ai nhanh hơn”, “Ai giỏi hơn”. Đồng thời sau khi học sinh chơi phải yêu cầu học sinh nêu lí do vì sao em làm như vậy.
* Đối với các bài tập yêu cầu học sinh đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa là động từ hay tính từ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm từ ứng với từng nghĩa rồi đặt câu với những từ vừa tìm được. Nên khuyến khích học sinh tìm được nhiều từ, có khi đó là những từ có nghĩa khác với yêu cầu nhưng như vậy cũng tốt vì như thế học sinh sẽ nắm vững nghĩa hơn sau khi được giải thích từ giáo viên .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Chuyªn ®Ò:
D¹y TỪ NHIỀU NGHĨA ë líp 5.
Ng­êi b¸o c¸o : NguyÔn ThÞ MÜ Hoµn
Tæ 4-5.
Theo SGK Tiếng Việt 5: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển .Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ còng có mối liên hệ với nhau.
Theo cách phân chia này nghĩa của từ được chia làm hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là cái nghĩa chỉ vật, khái niệm mà những người trong một cộng đồng ngôn ngữ thường hiểu đối víi một từ nào đó khi nó đứng một mình, ít bị phụ thuộc vào những từ đi trước hay sau nó. Nghĩa chuyển là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc .Ví dụ: Đối với từ chân nghĩa “chi dưới của động vật”, đối với từ nhà nghĩa “công trình kiến trúc để ở”, đối với từ chạy nghĩa :“dời chổ bằng chân với tốc độ cao”, đối với chín nghĩa “chỉ trạng thái của quả cây” là nghĩa gốc thì các nghĩa còn lại của mỗi từ đều là nghĩa chuyển.
Mặt khác các từ trong cùng một phạm vi biểu vật thường chuyển nghĩa theo một hướng nên nghĩa gốc và nghĩa chuyển có tính chất giống nhau.
Ví dụ: Nếu xem nghĩa “ bộ phận cơ thể người, động vật” là nghĩa gốc của từ tay thì đó cũng là nghĩa gốc của từ: đầu, mặt, cổ, chân, cánh, lưng, bụng….và các nghĩa của các từ trên trong các tổ hợp sau đây là nghĩa chuyển của chúng: tay ghế, tay áo, đầu bút, đầu sóng, mặt bàn, tai mũ, tai chén, cổ áo, cổ chai, cánh quạt lưng áo, lưng quần, lưng ghế, chân bàn, chân mây, ruột bút, ruột máy…
Từ có thể chuyển nghĩa dựa trên sự giống nhau về vị trí hay hình thức của các sự vật như: lòng sông, đầu làng, ngọn núi. Từ cũng có thể chuyển nghĩa dựa trên sự giống nhau về chức năng của sự vật như: bến trong bến xe, bến tàu điện giống với bến đò, bến sông vì cùng chỉ chức năng đầu mối giao thông.
Có khi người ta dùng tên gọi của những giác quan này để gọi tên những cảm giác của những giác quan khác hay những cảm giác trí tuệ, tình cảm như: “chua”, “nhạt”, “mặn”, “chát” là những cảm giác vị giác được dùng để gọi tên các cảm giác thính giác : “nói chua loét”, “lời nói ngọt ngào”, “pha trò nhạt quá”, “nói cay quá”…
Cũng có nhiều khi từ chuyển nghĩa bằng cách lấy tên gọi bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả người hay cả toàn thể . Ví dụ: chân, tay, miệng là tên gọi bộ phận cơ thể nhưng trong các tập hợp sau: “có chân trong đội bóng đá”, “ một tay cờ xuất sắc”, “ gia đình bảy tám miệng ăn” chúng chỉ cả người hay cả cơ thể trọn vẹn.
Cũng có khi lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian. Ví dụ xuân là tên gọi một mùa nhưng nó có thể để chỉ năm “ bảy mươi xuân”.
Trong Tiếng Việt lại có hiện tượng đồng âm, đó là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ từ chín trong “lúa chín” và trong “suy nghĩ chín chắn” là từ nhiều nghĩa và nó đồng âm với chín trong “số chín”.
Như vậy dạy học từ nhiều nghĩa ở tiểu học rất phức tạp. Là giáo viên giảng dạy lớp 5 giáo viên cần nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa, các cách thức chuyển nghĩa của từ để từ đó có thể lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh học tập phù hợp.
Đối với học sinh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
Néi dung chuyªn ®Ò: KHI d¹y c¸c bµi vÒ tõ nhiÒu nghÜa
1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa:
Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh theo kiểu truyền thụ một chiều song lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến thức sâu sắc để hướng dẫn, làm trọng tài khoa học cho học sinh. Đối với các tiết luyện từ và câu về từ nhiều nghĩa vốn kiến thức của giáo viên lại đặc biệt quan trọng. Muốn có điều này giáo viên phải bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu kĩ, đặc biệt phải nắm rõ các nghĩa của từ một cách chính xác.
VD: Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa” SGK đưa ra hai nghĩa của từ: tai, răng, mũi thì giáo viên còn phải nắm thêm một số nét nghĩa nữa.
Ví dụ : Từ “ mũi” có một số nét nghĩa sau:
Bộ phận của cơ quan hô hấp.
Phần trước của tàu thuyền.
Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng.
Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi đất, mũi cà Mau.
Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có mũi thính.
Đơn vị quân đội : mũi quân bên trái.
2. Thiết kế hệ thống bài tập:
Phiếu học tập cho nhóm hay cá nhân là một trong những hình thức học tập rất hữu hiệu giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập. Mặt khác nó còn giúp giáo viên nắm được kết quả ngược từ học sinh một cách chính xác, từ đó giáo viên có thể linh hoạt trong việc giảng dạy, học sinh nắm vững nội dung bài học. Phiếu học tập cần được thiết kế bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan như: nối, đúng- sai, nhiều lựa chọn…
3. Cần sử dụng các phương pháp dạy học mới:
Để dạy tốt các tiết học về từ nhiều nghĩa giáo viên cần đưa các phương pháp dạy học mới như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi…
-Phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm giúp học sinh tham gia tính cực chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.
-Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Nhằm mục đích đưa học sinh và tình huống có vấn đề, từ đó kích thích sự hứng thú học tập của học sinh vào việc giải quyết vấn đề đưa ra.
VD: Bài “ Luyện tập về từ nhiều nghĩa” trang 73.
? Đặt một câu có từ chạy .
Học sinh đặt câu.
? Từ chạy trong câu trên có nghĩa là gì?
Học sinh không giải thích được. Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 SGK
4. Cần chuẩn bị tốt tâm thế học tập cho học sinh
Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, kích thích hứng thú học tập của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. ngoài ra giáo viên cần kiểm tra bài vở học sinh kể cả học sinh yếu lẫn học sinh khá, giỏi để tất cả các em cùng học tập, tránh tình trạng vì kiến thức quá khó nên một vài học sinh không học tập hay học tập không hiệu quả.
5. Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa”:
Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh nắm ®­îc khái niệm về từ nhiều nghĩa, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Tìm được nghĩa chuyển của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người , động vật.
Để giúp học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh từ nhận xét 1, học sinh có thể nêu ra một số ví dụ về nghĩa của từ đó. Ví dụ: răng em bé, răng sữa, răng mèo…Để đến nhận xét 2, học sinh tìm thêm được từ chứa tiếng mới: răng cào, từ đó giúp học sinh hi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top