ducanh_pro34

New Member

Download miễn phí Ebook Hỏi đáp về địa lí (THCS)





HỎI: Trong lịch sửphát triển lãnh thổ, các núi non ởnước ta đã được hình thành trong những thời kì
nào?
ĐÁP: Trong lịch sửphát triển của lớp vỏTrái Đất nói chung, và của cảchâu Á, các nhà địa chất học đã
xác định được các thời kì xảy ra các vận động tạo núi lớn sau đây:
- Thời kì trước Đại CổSinh cách đây hàng nghìn triệu năm đã có một vài lần xảy ra các vận động tạo
núi.
- Trong Đại CổSinh, cách đây từ285 triệu năm đến 570 triệu năm đã có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:
a) Vận động tạo núi Calêđôni cách đây trên 400 triệu năm.
b) Vận động tạo núi Hecxini cách đây khoảng 300 triệu năm.
- Trong Đại Trung Sinh cũng có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:
a) Vận động tạo núi Inđôxini cách đây khoảng trên 200 triệu năm.
b) Vận động tạo núi Kimêri cách đây khoảng trên 150 triệu năm



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hi vượt qua mấy dãy núi, họ xuống đến một thung lũng có núi cao bao bọc
xung quanh. Mọi người loá mắt bởi lớp muối trắng như tuyết, những cồn cát vàng và những tảng đá đỏ
thắm. Mặt Trời thiêu đốt, nóng không sao chịu nổi. Đoàn người bị khát, chân tay rã rời. Khi họ tìm tới
được một dòng sông thì lòng sông đã khô cạn, chỉ còn vài vũng nước mặn chát, vì độ bốc hơi quá lớn.
Hầu hết những người trong nhóm đã chết, chỉ có vài người sống sót. Từ đó, họ đặt tên cho thung lũng
khủng khiếp đó là “Thần chết”. Thung lũng “Thần chết” nằm thấp hơn mực nước biển 85m. Nhiệt độ
trung bình tháng 7 lên tới 390C, nhưng trong mùa đông, đôi khí giá lạnh, nước có thể đóng băng, ở đây
một năm có tới 350 ngày trời quang. Trong khi đó, đằng sau dãy núi là bờ biển Thái Bình Dương, một
trong những nơi mưa nhiều nhất Bắc Mĩ.
Nhưng sau đó, người ta lại phát hiện thấy một nơi khác ở Bắc Phi có nhiệt độ còn cao hơn. Ngày 13
tháng 9 năm 1922, ở cách thủ đô Tripôli của Libi 40 km về phía nam, người ta đã đo được nhiệt độ không
khí lên tới 580C. đây mới là nơi nóng nhất địa cầu.
Những nơi lạnh nhất trên địa cầu cũng thường thấy ở các miền cận cực hay địa cực. Nơi có nhiệt độ
trung bình năm thấp nhất ở nửa cầu Bắc là miền gần bờ biển phía tây bắc đảo Grơnlen (-20,40C), còn
24
nhiệt độ thấp nhất tức thời ở đây chỉ đo được -650C (do đoàn thám hiểm Vêghêne quan sát được năm
1931).
Ở lục địa Nam Cực, nhiệt độ còn thấp hơn nữa. Theo tài liệu của đoàn thám hiểm Nga thì năm 1957,
nhiệt độ thấp nhất đo được ở trạm Phương Đông là -870C, còn các nhà khoa học Nga cũng đã chứng minh
là nhiệt độ trung bình năm ở đây còn thấp hơn nhiệt độ trên đảo Grơnlen.
Trước đây, người ta cũng đã coi thung lũng Ôimyacôn ở Xibia (LB Nga), là cực lạnh của trái đất. Nhiệt
độ ở đây đã xuống tới -720C vào mùa đông năm 1933. Đó cũng là nơi lạnh nhất của nửa cầu Bắc. Tuy
nhiên, Ôimyacôn chỉ lạnh về mùa đông, còn nhiệt độ trung bình năm vẫn cao hơn nhiều so với đảo
Grơnlen.
HỎI: Đỉnh núi cao nhất thế giới ở trên dãy Himalaya là đỉnh Êvơrét hay Chômôlungma. Hai tên đó có
phải chỉ cùng một đỉnh núi không?
ĐÁP: Đỉnh núi cao nhất trên dãy Himalaya theo tiếng địa phương (Tây Tạng) là Chômôlungma, có nghĩa
là “Thánh mẫu”. Từ năm 1717, địa danh này đã được sử dụng trên bản đồ Tây Tạng do triều đình nhà
Thanh cho biên vẽ và có sự tham gia của Lạt Ma. Đến năm 1852, cục Trắc địa của Ấn Độ, sau khi đo
được độ cao của đỉnh núi đã đặt tên cho nó là Êvơrét để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Êvơrét, một người
Anh đã từng làm Cực trưởng cục đo đạc ở Ấn Độ. Địa danh Êvơrét từ đó đã được dùng phổ biến trong các
bản đồ thế giới. Thực ra, tên Chômôlungma đã có trước khi có tên Êvơrét.
Ngày 8-5-1952, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ra thông báo cho sử dụng lại địa danh cũ là
Chômôlungma thay cho địa danh Êvơrét trong các sách, báo và văn kiện chính thức.
HỎI: Sông Nin ở châu Phi được hình thành từ hai nguồn nước: Nin Trắng và Nin Xanh. Nin Trắng dài
hơn Nin Xanh nhiều. Tại sao lại nói rằng lượng nước cung cấp cho sông Nin lại chủ yếu do sông Nin
Xanh?
ĐÁP: Sông Nin ở châu Phi là sông dài nhất thế giới (6671km) chiều dài đó chủ yếu là tính từ nguồn của
sông Nin Trắng. Nếu tính từ nguồn của sông Nin Xanh thì chiều dài của nó chỉ vào khoảng trên dưới
4000km, thua xa chiều dài của nhiều sông khác trên thế giới như: Amadôn (6400km), Mixixipi (6019km),
Trường Giang (5800km) v.v…Cho nên, đúng là sông Nin Trắng dài hơn sông Nin Xanh nhiều.
Sông Nin Trắng phát nguyên từ vùng cao nguyên ẩm ướt ở phía đông Trung Phi. Thượng nguồn là sông
Caghera ở phía đông bắc hồ Tanganica (phía nam đường xích đạo) chảy vào hồ Vichtôria, nối sang hồ
Kiaga, hồ Môbôtu Xexe Xelô rồi chảy lên phía bắc thành sông Nin Trắng. Vùng cao nguyên này nằm ở
miền xích đới cho nên có lượng mưa phong phú quanh năm, trung bình từ 1200mm đến 1300mm. Tháng
khô hạn nhất cũng có trung bình từ 50mm đến 60mm nước. Trong hai mùa xuân và thu, lượng mưa cao
nhất vì lúc này ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc trên xích đạo. Tuy nhiên, sự sai biệt về lượng mưa giữa
các tháng trong năm không có ảnh hưởng lớn đến thuỷ chế của sông, vì hồ Vichtôria có vai trò điều tiết
25
nước rất lớn.
Sau khi ra khỏi hồ Môbôtu Xexe Xelô sông Nin Trắng chảy qua một vùng đất bằng phẳng, lòng sông
nâng lên đột ngột, nước tràn ra ngoài, tạo thành một vùng ngập nước. Chính vì lý do này mà sau khi ra
khỏi vùng hồ, lượng nước của sông Nin Trắng đã giảm đi mất một nửa.
Sông Nin Xanh phát nguyên từ hồ Tana trên cao nguyên Abixini chảy về phía đông nam, lúc đầu là sông
Apbai, sau đó khi chảy lên phía bắc trở thành sông Nin Xanh. Cao nguyên Abixini là vùng có mưa nhiều
nhất châu Phi về mùa hạ. Trung bình lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa toàn năm.
Từ tháng 7 đến tháng 9 là thời kì nước lớn của sông Nin Xanh.
Ở Khactum, lượng nước lớn chảy trong một ngay đêm của sông Nin Xanh vào mùa này lớn gấp 4 lần
lượng nước chảy của sông Nin Trắng trong một ngày đêm vào thời kì nước lớn nhất.
Chính vì vậy, ở đoạn sông từ Khactum (nơi hội lưu của hai sông Nin Trắng và Xanh) về xuôi, thời kì
nước to của sông Nin phụ thuộc vào lượng nước của sông Nin Xanh.
Theo thống kê thì mỗi năm lượng nước của sông Nin ở Ai Cập nhận được từ sông Nin Xanh 57% từ
sông Nin Trắng 29%, 14% còn lại là do sông Atbara cung cấp. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp đó không
như nhau trong các mùa. Ở Atxuan, vào tháng 9, trong một ngày đêm lượng nước do sông Nin Trắng
cung cấp là 10%, do sông Nin Xanh cung cấp là 68%, do sông Atbara cung cấp là 22%. Nhưng vào tháng
5, cũng trong một ngày đêm, lượng nước do sông Nin Trắng cung cấp lại là 83%, do sông Nin Xanh cung
cấp chỉ còn 17%, còn sông Atbara thì cạn khô không có một giọt nước nào.
Như vậy có thể rút ra kết luận: Nếu vai trò của sông Nin Xanh là cung cấp cho sông Nin một lượng nước
rất lớn, thì sông Nin Trắng lại có vai trò điều tiết lượng nước, làm cho sông này quanh năm lúc nào cũng
có nước chảy.
HỎI: Tại sao quần đảo Haoai nằm ở giữa Thái Bình Dương lại là một bang thuộc lãnh thổ Hoa Kì? Bang
này được sáp nhập vào liên bang từ bao giờ?
ĐÁP: Quần đảo Haoai là một trong nhiều quần đảo thuộc Thái Bình Dương, nằm giữa các vĩ độ 180 –
250B và các kinh độ 1540 – 1700T. Hầu hết các đảo lớn ở đây đều là đảo núi lửa. Tổng diện tích vào
khoảng 16600km2. Đảo lớn nhất là đảo Haoai có diện tích 10400km2. Trên đảo này có hai núi lửa lớn là
Maona Kêa (4205m) và Maona Loa (4100m). Đảo lớn thứ hai là đảo Maoy, nằm ở phía tây bắc đảo
Haoai, rộng 1880km2. Ngoài ra, hai đảo khác cũng có diện tích tương đối lớn nữa là đảo Oahu và đảo
Caoai. Thủ phủ Hônôlulu và quân cảng lớn Piec Hacbo (cảng Trân Châu) đều nằm trên đảo Oahu.
Có thể nói quần đảo Haoai có vị trí trung gian giữa 3 châu lục Á, Mĩ và Ôxtrâylia. Khoảng cách từ
Hônôlulu đến các cảng Xan Phranxixcô (H...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top