oanh_meo8x

New Member
Download Đồ án miễn phí



PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH
Trang
I – Công dụng : 4
II – Phân loại : 4
III – Yêu cầu : 4
PHẦN II : PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ
HỆ THỐNG PHANH 6
PHẦN III : PHÂN LOẠI SƠ BỘ HỆ THỐNG PHANH
I – Cơ cấu phanh : 8
1 – Cơ cấu phanh guốc : 8
2 - Cơ cấu phanh đĩa : 9
3 – Cơ cấu phanh dừng (phanh tay): 9
II – Dẫn động phanh : 9
1 – Dẫn động cơ khí : 9
2 – Dẫn động thủy lực : 10
3 – Dẫn động phanh khí nén : 10
III – Bộ trợ lực phanh : 10
PHẦN IV : TÍNH MOMENT PHANH YÊU CẦU
I – Moment phanh yêu cầu ở các cơ cấu phanh : 12
II – Hệ số phân bố lực phanh lên các trục bánh xe : 14
PHẦN V : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH
I – Moment phanh do cơ cấu phanh sinh ra và lực ép yêu cầu : 15
1 – Moment phanh do cơ cấu phanh cầu trước sinh ra : 15
2 – Moment phanh do cơ cấu phanh cầu sau sinh ra : 18
II – Tính toán xác định bề rộng má phanh : 20
III – Tính toán kiểm tra các thông số liên quan khác của cơ cấu phanh 21
1 – Tính toán kiểm tra công trượt riêng : 21
2 – Tính toán kiểm tra nhiệt độ hình thành ở cơ cấu phanh: 22
PHẦN VI : TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC
I – Hành trình dịch chuyển đầu piston xi lanh công tác của cơ cấu ép 24
II – Đường kính xi lanh chính và xi lanh công tác: 24
1 – Đường kính xi lanh công tác : 24
2 – Đường kính xi lanh chính : 25
III – Hành trình dịch chuyển của piston xi lanh chính: 25
IV – Hành trình và tỷ số truyền bàn đạp phanh : 26
1 – Tỷ số truyền bàn đạp ibđ : 26
2 – Hành trình bàn đạp Sbđ : 26
V – Lực cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh khi chưa tính đến trợ lực 27
VI – Lực trợ lực cần thiết của bộ trợ lực : 28
VII – Đường kính xi lanh bộ trợ lực : 29


PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH

Trang

I – Công dụng : 4

II – Phân loại : 4

III – Yêu cầu : 4

PHẦN II : PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ

HỆ THỐNG PHANH 6

PHẦN III : PHÂN LOẠI SƠ BỘ HỆ THỐNG PHANH

I – Cơ cấu phanh : 8

1 – Cơ cấu phanh guốc : 8

2 - Cơ cấu phanh đĩa : 9

3 – Cơ cấu phanh dừng (phanh tay): 9

II – Dẫn động phanh : 9

1 – Dẫn động cơ khí : 9

2 – Dẫn động thủy lực : 10

3 – Dẫn động phanh khí nén : 10

III – Bộ trợ lực phanh : 10

PHẦN IV : TÍNH MOMENT PHANH YÊU CẦU

I – Moment phanh yêu cầu ở các cơ cấu phanh : 12

II – Hệ số phân bố lực phanh lên các trục bánh xe : 14

PHẦN V : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH

I – Moment phanh do cơ cấu phanh sinh ra và lực ép yêu cầu : 15

1 – Moment phanh do cơ cấu phanh cầu trước sinh ra : 15

2 – Moment phanh do cơ cấu phanh cầu sau sinh ra : 18

II – Tính toán xác định bề rộng má phanh : 20

III – Tính toán kiểm tra các thông số liên quan khác của cơ cấu phanh 21

1 – Tính toán kiểm tra công trượt riêng : 21

2 – Tính toán kiểm tra nhiệt độ hình thành ở cơ cấu phanh: 22

PHẦN VI : TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC

I – Hành trình dịch chuyển đầu piston xi lanh công tác của cơ cấu ép 24

II – Đường kính xi lanh chính và xi lanh công tác: 24

1 – Đường kính xi lanh công tác : 24

2 – Đường kính xi lanh chính : 25

III – Hành trình dịch chuyển của piston xi lanh chính: 25

IV – Hành trình và tỷ số truyền bàn đạp phanh : 26

1 – Tỷ số truyền bàn đạp ibđ : 26

2 – Hành trình bàn đạp Sbđ : 26

V – Lực cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh khi chưa tính đến trợ lực 27

VI – Lực trợ lực cần thiết của bộ trợ lực : 28

VII – Đường kính xi lanh bộ trợ lực : 29

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kinh tế quốc dân cần chuyên chở khối lượng lớn về hàng hóa và hành khách. Nên ô tô trở thành một trong những phương tiện chủ yếu, phổ biến để chuyên chở hàng hóa và hành khách, được sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội con người.

Để trở thành một người Kỹ sư nghành Động lực thì mỗi sinh viên phải hoàn thành các đồ án môn học. Trong quá trình học tập, sinh viên tích lũy kiến thức và đến khi làm đồ án thì chúng ta vận dụng lý thuyết cơ bản vào thực tế sao cho hợp lý, nghĩa là lúc này sinh viên đã được làm việc của một cán bộ kỹ thuật.

Phanh ô tô là một bộ phận rất quan trọng trên xe, nó đảm bảo cho ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao. Nên hệ thống phanh ô tô cần thiết bảo đảm : bền vững, tin cậy, phanh êm dịu, hiệu quả phanh cao, tính ổn định của xe, điều chỉnh lực phanh được...để tăng tính an toàn cho ô tô khi vận hành.

Trong đồ án thiết kế ô tô này em được giao nhiệm vụ:“ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH “.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh những thiếu sót. Em rất mong các thầy góp ý, chỉ bảo tận tâm để kiến thức của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank TS. Lê Văn Tụy , và các thầy giáo bộ môn đã hết sức tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành tốt nội dung đồ án của mình.

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 03 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đỗ Như Ý

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH

I – Công dụng :

Hệ thống phanh dùng để làm dừng hẳn sự chuyển động của ô tô, hay làm giảm bớt tốc độ của ô tô khi đang chuyển động, ngoài ra còn để giữ cho ô tô dừng được trên đường có độ dốc nhất định, chất lượng của hệ thống phanh có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ chuyển động trung bình của ô tô. Hệ thống hãm ô tô sẽ đảm bảo cho sự chuyển động an toàn của ô tô tránh được những tai nạn xảy ra trên đường.

II – Phân loại :

( Phân loại theo tính chất điều khiển ta chia ra

+/ Phanh chân

+/ Phanh tay

( Phân loại theo kết cấu cơ cấu phanh mà chia ra

+/ Phanh guốc

+/ Phanh đai

+/ Phanh đĩa

( Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh mà chia ra

+/ Phanh ở bánh xe

+/ Phanh ở trục truyền đông ( sau hộp số )

( Phân loại theo cách dẫn động

+/ Dẫn động phanh bằng cơ khí

+/ Dẫn động phanh bằng chất lỏng

+/ Dẫn động phanh bằng khí nén

+/ Dẫn động phanh liên hợp

III – Yêu cầu :

Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận chức năng “an toàn chủ động”. Vì vậy hệ thống phanh phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây :

( Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp đó là:

+/ Quảng đường phanh ngắn nhất

+/ Thời gian phanh ngắn nhất

+/ Gia tốc chậm dần ổn định trong quá trình phanh

( Hoạt động êm dịu để đảm bảo sụ ổn định của ô tô khi phanh

( Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người lái

( Có độ nhạy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm

( Đảm bảo việc phân bố moment phanh trên các bánh xe phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ

( Cơ cấu phanh không có hiện tượng tự siết

( Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt

( Có hệ số ma sát cao và ổn định

( Giữ được tỷ lệ thuận giữa các lực tác dụng lên bàn đạp phanh và lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh

( Hệ thống phải có độ tin cậy, độ beebf và tuổ thọ cao

( Bố trí hợp lý để dễ dàng điều chỉnh chăm sóc và bảo dưỡng

PHẦN II

PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG PHANH

Xuất phát từ những tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của các phương tiện giao thông, và phổ biến hơn cả là quy định NO–13EYKOOH của hội đồng kinh tế Châu Âu, tiêu chuẩn F18-1969 của Thụy Điển, tiêu chuẩn FM VSS-121 của Mỹ. Người ta đưa ra những yêu cầu quan trọng nhất như sau :

( Đối với hệ thống phanh thuộc thế hệ các xe hiện đại thì hệ thống phanh phải đạt được :

+/ Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột

+/ Phanh êm dịu trong mọi trường hợp, đảm bảo sự ổn định khi phanh

+/ Điều khiển nhẹ nhàng

+/ Thời gian chậm tác dụng ( còn gọi là thời gian phản ứng ) nhỏ

+/ Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt

+/ Phân bố moment phanh ở các bánh xe phải tuân theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám và hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường ở bất kỳ cường độ phanh nào ( sử dụng điều chỉnh tự động lực phanh theo tải, sử dụng thiết bị choogns hãm cứng bánh xe )

+/ Có độ tin cậy cao ( sử dụng phanh nhiều mạch độc lập, nâng cao độ bền các chi tiết của hệ thống phanh )

+/ Có hệ thống tự kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng một cách kịp thời

( Cũng từ những tiêu chuẩn trên, các phương tiện vận tải, ô tô cần được trang bị các hệ thống phanh bao gồm :

+/ Hệ thống phanh công tác ( hay là phanh chính, và cũng thường gọi là phanh chân) có tác dụng trên tất cả các bánh xe

+/ Hệ thống phanh dự phòng

+/ Hệ thống phanh dừng và hệ thống phanh phụ trợ ( phanh chậm dần )

+/ Điểm đặt biệt về an toàn đối với phanh công tác là dẫn động phanh cần có không dưới hai mạch độc lập, ví dụ một mạch dẫn động cho cầu trước, một mạch dẫn động cho cầu sau và một mạch d...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Thiết kế hệ thống phanh trên cơ sở xe Toyota Zace GL 1.8
Đồ án Hệ thống treo trên ôtô + bản vẽ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top