phuc143

New Member
ad giúp em tải tài liệu này với ạ!

Đồ án thi công đúc bê tông toàn khối khán đài Đại học bách khoa TPHCM​

I. Sơ lược: Đề 5: Thi công đúc bê tông cốt thép toàn khối khán đài với hình dạng cơ bản như sau: Các thông số: - Thời gian thi công: 95 ngày - Cấp đất: III - Bước khung: 6000 mm = 6 m - Chiều cao dầm: h = 800 mm = 0.8 m - Số bước cột: 22 - Ta bố trí một khe biến dạng giữa công trình. - Bố trí khe nhiệt ( chia công trình làm 4 khối nhiệt: lần lượt là 5; 6; 6; 5 bước cột). Trang 1 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long II.Nội dung thiết kế: 1.Vẽ lại công trình: Trang 2 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long - Ta bố trí một khe biến dạng ở giữa. - Khe nhiệt tại trục 6 và trục 19, cùng với khe biến dạng tại giữa chia công trình làm 4 khối nhiệt. - Khoảng cách giữa hai khe biến dạng: 200 mm = 0.2 m - Số bước cột: 22 - Số khung: 24 - Chiều dài công trình: 132 m Trang 3 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long 2.Biện pháp thi công đào đất: a.Phương án đào đất: Phương pháp đào: - Đào hố móng đơn, khối lượng lớn, các hố móng gần nhau. Ta chọn đào bằng máy đào. - Các rãnh đổ bê tông đà giằng, đào thủ công. Các kích thước liên quan: - Kích thước đáy móng: 1000 x 1500 mm = 1 x 1.5 m - Chiều sâu chôn móng: 1.5 m. - Chiều dày lớp bê tông lót: 0.1 m => Chiều sâu cần đào: H = 1.5 + 0.1 = 1.6m Tính thể tích đất đào: - Đất cấp III. Hệ số mái dốc m =0.67 - Khoảng thông lưu mỗi bên ta chọn là 0.5 m. - Kích thước hố đào: a = 1.5 + 2x0.5 = 2.5 m b = 1 + 2x0.5 = 2 m c = 2.5 + 2x0.67x1.6 = 4.644 m = 4.7 m d = 2 + 2x0.67x1.6 = 4.144 m = 4.2 m - Thể tích hố đào: V = H / 6 [ ab + (a + c)(b + d) + cd ] = 18.5 m3 - Tổng thể tích đất hố móng cần đào: V móng = 4 x 24 x 18.5 = 1776.13 m3 - Thể tích phần đà giằng: Bề rộng lấy là 0.3m (gồm cả phần để coffa và để thi công), chiều cao 0.4 m. Đào đất đà giằng bằng thủ công : Vđà = 0.3x0.4x14.5x24 + 0.3x0.4x6x22x4 = 105.12 m3 - Tồng thể tích đất cần đào: Vđào= V móng + V đà = 1776.13 + 105.12 = 1881.25 m3 Trang 4 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long - Tính thể tích đất đổ đi xa: Sau khi làm móng, khối lượng đất đã đào lên sẽ được dùng để lấp lại hố, phần dư sẽ vận chuyển đi nơi khác bằng xe tải. - Thể tích móng: V1 = 1.2x1.7x0.1 = 0.204 m3 (bê tông lót) V2 = 1x1.5x0.25 = 0.375 m3 (phần dưới móng) V3 = 0.25/6 [1x1.5 + (1+0.5)(1.5+0.7) + 0.5x0.7] =0.215 m3 (phần trên móng) V4 = 0.3x0.5x1 = 0.15 m3 (phần cột trong đất) => V móng= (V1 + V2 + V3 + V4)x4x24 = 0.944 x 4x24 = 90.624 m3 - Thể tích đà giằng: V đà = (14.5x24 + 6x22x4) x 0.2 x 0.4 = 70.08 m3 - Thể tích hình học phần công trình nằm dưới đất: Vcôngtrình = V móng + V đà = 160.704 m3 - Độ tơi xốp sau khi đầm: không = 5% - Khối lượng đất nguyên thể cần dùng để lấp công trình: Vlấp = (Vđào – Vcôngtrình)(1-Ko) = (1881.25–160.704)(1-0.05) = 1634.52 m3 - Khối lượng đất nguyên thể cần đổ đi xa: Vđổ = Vđào – Vlấp = 1881.25 – 1634.52 = 246.73 m3 - Sau khi đào, giả sử hệ số tơi xốp đất là K = 0.2, thể tích thực phải chở đi: Vchở = K.Vđổ = 1.2 x 246.73 = 296.08 m3 b.Chọn máy đào: - Hố móng có chiều sâu nhỏ (1.6 m), ta chọn máy đào gầu nghịch - Khối lượng đất đào Vđào = 1881.25 m3 < 20000 m3. Chọn dung tích máy đào trong khoảng nhỏ hơn 1 m3. - Ta chọn máy đào Komatsu 130PC với thông số như sau: + Dung tích gầu tiêu chuẩn: q=0.56 m3 + Chiều sâu đào lớn nhất: Hđào = 5520 mm + Tầm vươn xa nhất: Rmax = 8290 mm + Chiều cao đổ tải lớn nhất: 6170 mm + Thời gian cho 1 chu kì thao tác ứng với góc quay 90°: Tck =18 s. => Năng suất kỹ thuật của máy đào: Pkt = 3600/Tck x q x Ks/K1 Pkt: năng suất kỹ thuật (m3/h) Tck: chu kì hoạt động của máy. q=0.56. Dung tích gầu (m3) Ks = 0.8 .Hệ số xúc đất(Cấp đất III). K1 =1.2. Độ tơi xốp. Pkt = 87 m3/h => Năng suất thực tế máy đào: Ptd = PktxZxKt = 87x8x0.8 = 556.8 m3. Kt = 0.8. Hệ số sử dụng thời gian. Z = 8. Số giờ làm việc trong một ca. Trang 5 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long => Số ca máy thi công: n ca = Vđào / Ptd = 1881.25 / 556.8 = 3.3 (ca) Chọn 1 máy đào thi công trong ba ca. c.Đường di chuyển của máy đào: - Ta đào theo sơ đồ như sau: - Lượt đào đầu tiên: Trang 6 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long Vi tri 1 Vi tri 2 1 D C B A - Lượt đào thứ 2: Trang 7 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long Vi tri 4 Vi tri 3 1 2 D C B A 3.Phân chia công trình thành đoạn, đợt đổ bê tông: a.Phân đợt: - Đợt I: móng& cổ móng. + Đổ bêtông móng từ cao độ -1.5(m)  -1.0(m) + Đổ bêtông cổ móng từ cao độ -1.0(m)  -0.4(m). - Đợt II: đà kiềng dọc và ngang từ cao độ -0.4(m)  ±0.0(m). - Đợt III: cột tầng dưới Trang 8 Đồ án thi công 2012 SV: Trịnh Ngọc Huynh GV: Lê Hoài Long + Cột trục A từ cao độ ±0.0(m)  +1.7(m) + Cột trục B từ cao độ ±0.0(m)  +3.3(m) + Cột trục C từ cao độ ±0.0(m)  +5.3(m) + Cột trục D từ cao độ ±0.0(m)  +5.9(m). - Đợt IV: dầm khán đài (bao gồm phần dầm console và dầm liên tục, chia ra thành các dầm ngang và dầm dọc) và phần sàn khán đài. - Đợt V: cột tầng trên + Cột trục C từ cao độ +6.6(m)  +9.8(m) + Cột trục D từ cao độ +6.6(m)  +9.6(m). - Đợt VI: dầm mái (bao gồm dầm ngang và dầm dọc) và sàn mái. A B C D I II I I II II III III III III IV IV IV V V VI VI 0.000 -1.500 +6.100 +9.600 b.Phân đoạn: - Công trình có 22 bước cột, ta bố trí một khe biến dạng tại giữa, tách thành hai khối, mỗi khối lại bố trí một khe nhiệt, tách làm 6 bước cột và 5 bước cột. - Phân đoạn, phân đợt trong đổ bê tông toàn khối phụ thuộc vào năng suất máy bơm bê tông, phương tiện vận chuyển vữa và lượng vật tư cung cấp.
 
Last edited by a moderator:
Top