Chou_Chou

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Lời mở đầu
Chương I: Những vấn đề lý luân chung về xuất khẩu hàng hoá
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm
2. Vai trò
3. Các hình thức xuất khẩu củ yếu
II. Các lý thuyết về xuất khẩu
1. Chủ nghĩa trọng thương
2. Lý thuyết lợi thế so sánh
3. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
4. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố
III. nội dung của hoạt động xuất khẩu
1. nghiên cứu thị trường
1.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
1.2. Lựa chọ thị trường xuất khẩu
1.3. Lựa chọn bạn hàng
1.4. Lựa chọn cách giao dịch
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng
3. Thực hiện hợp đồng
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.1. Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp
1.2. Các yếu tố thuộc môi trường trong nước
1.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngoài nước
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối
2.2. Chỉ tiêu tương đối
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam thời gian qua
I. Tiềm năng sản xuất hàng gia vị của Việt Nam
1. Tiềm năng
2. Những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam
3. Cơ hội xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam
II. Vai trò của việc xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam
1. Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam
2. Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua
2.1. Diễn biến giá quốc tế các loại gia vị
2.2. Kênh phân phối gia vị trên thị trường thế giới
2.3. cách buôn bán, đóng gói, vận chuyển gia vị
2.3.1. cách buôn bán
2.3.2. cách đóng gói
2.3.3 cách vận chuyển gia vị
3. Vai trò của xuất khẩu gia vị của Việt Nam
II. Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam
1. Những hạn chế trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam
1.1. Thuế và hàng rào phi thuế quan
1.2. Trở ngại về đối thủ cạnh tranh
1.3. Các trở ngại khác
1.4. Những tồn tại và vấn đề đặt ra trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Chương III. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gia vị của thế giới trong thời gian qua
1. Xu hướng nhu cầu gia vị thời gian tới
2. Cơ hội mới trong tiêu thụ hàng gia vị trên thế giới trong thời gian tới
3. Những thách thức mới trong hoạt động tiêu thụ gia vị trong thời gian tới
4. đoán về nhu cầu tiêu thụ gia vị trên thế giới thờigian tới
II. Những điều kiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới
3. Những nguyên tắc khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
4. Chủ trương của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế
III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gia vị Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1. Giải pháp về đầu tư và tài chính
2. Giải pháp chế biến hàng gia vị xuất khẩu
3. Giải pháp về thị trường
4. Giải pháp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong chế biến gia vị xuất khẩu
5. Giải pháp giáo dục và đào tạo
6. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
7. Giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch
IV. Kiến nghị với Nhà nước
Kết luận
Phụ lục


Danh mục chữ viết tắt

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng anh, tiếng việt
ABEP Association of Brazinlian Export Pepper
Hiệp hội sản xuất/xuất khẩu hạt tiêu Braxin
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN
AIPE Association of Indonexia Export Pepper
Hiệp hội xuất khẩu hạt tiêu Inđonexia
APEC Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương
ASTA American Spire Trade Association
Hiệp hội gia vị Mỹ
EPA Environment Protective American
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
EU European Union
Liên minh Châu Âu
FDA Food Department AmericanCục dược và thực phẩm Mỹ
IPC International Pepper Community
Cộng đồng hạt tiêu quốc tế
EPSTA India Pepper and Spire Trade Association
Hiệp hội gia vị và hạt tiêu ấn Độ
ISO International Standard Organization
Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
VPA Vietnamese Pepper Association
Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới







Lời mở đầu

Gia vị là mặt hàng buôn bán truyền thống trên thị trường thế giới. Gia vị được dùng ở hầu hết các công đoạn của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là ngành công nghiệp chế biến thịt, cá, đồ uống có cồn, bánh kẹo và các thực phẩm thích hợp khác. Ngoài ra, các loại gia vị còn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược phẩm, các ngành dịch vụ ăn uống và rất phổ biến trong tiêu thụ gia đình.
ở việt Nam, sản xuất và xuất khẩu gia vị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đối với hoạt động xuất khẩu nói chung. Nhờ có hoạt động xuất khẩu hàng gia vị mà hàng năm, thu nhập ngoại tệ của Việt Nam đạt trên 147- 158 triệu USD, đóng góp lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho người nông dân…Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, chưa khai thác hết lợi thế so sánh của mặt hàng này.
Để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng này, đề tài: “Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế ” được chọn để nghiên cứu.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.



Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá

I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm
Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá trong nước (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình). Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi cho hoạt động mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hay thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.
2. Vai trò
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ yếu của một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Theo đó, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, cụ thể:
- Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Và như vậy thì tổng sản phẩm xuất khẩu sẽ tăng và nền kinh tế phát triển nhanh. Chẳng hạn như gia công, sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc phát triển thì tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của ngành dệt, ngành trồng bông và các ngành sản xuất khác phục vụ cho ngành may mặc.
- Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích đổi mới công nghệ sản xuất. Thực tiễn cho thấy khi thay đổi thị trường buộc chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu và việc đòi hỏi phải thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm sẽ tất yếu xảy ra, điều này kéo theo sự thay đổi trang thiết bị, máy móc, tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ lao động. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo cho phép công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra những hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, giúp cho ta có nguồn lực công nghệ mới.
- Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có việc làm và có thu nhập. Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
các nước, học đi đôi với thực hành, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên…
6. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhà nước và doanh nghiệp cần tập trung vốn, vật tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp, ưu tiên vào những vùng trọng điểm, đồng thời đưa nhanh các công trình dự án vào sản xuất, khai thác nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả viên trợ nước ngoài và các hoạt động hợp tác quốc tế, thu hút caasc hoạt động có vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt trong chế biến các hàng gia vị có giá trị kinh tế cao.
7. Giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch
sản phẩm gia vị xuất khẩu của Việt Nam hiên nay chưa có tác động của công nghệ sau thu hoạch như công nghệ phơi sấy, phân loại, bảo quản sơ chế, chế bién, bao bì, đóng gói. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt cao, chất lượng không đều, giá cả thấp. Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gia vị xuất khẩu, các ngành, cấc doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư vốn, khoa học công nghệ và cán bộ khoa học kỹ thuật cho các hoạt động này. Trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở kho tàng bảo quản sản phẩm để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, bao bì phù hợp với thi hiếu khách hàng.
V. Kiến nghị với Nhà nước:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và các quốc gia cùng tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hàng gia vị ngày càng được sử dụng và tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam, bên cạnh những giải pháp kể trên mà Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân cùng phối hợp thực hiện trong thời gian tới, em xin đưa ra một số ý kiến kiến nghị với Nhà nước để góp phần thúc đẩy xuất khẩu gia vị Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, Nhà nước cần có biện pháp tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gia vị trong điầu kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng theo cách thanh toán chậm. Nếu tiềm lực tài chính của doanh nghiệp yếu thì Nhà nước hỗ trợ bằng cách “mua lại” khoản nợ mà nhà nhập khẩu chưa thanh toán hay bảo lãnh cho cấc khoản nợ này để các doanh nghiệp có thể chiết khấu chứng từ tại các Ngân hàng Thương mại. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của ta bán được hàng, nhất là khi làm việc với những đối tác chưa đủ khả năng thanh toán tiền hàng ngay.
Thứ hai, Nhà nước có biên pháp bảo hiểm rủi ro không thanh toán. Rủi ỏ không thanh toán là rủi ro chính cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này tiếp cận với thị trường mới vì trong trường hợp này, quá trình hợp tác giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu chỉ mới bắt đầu do đó mà nhà xuất khẩu thường quan tâm đến khả năng thanh toán của đối tác. Để các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới thì Nhà nước cần khuyến khích các công ty Bảo hiểm Việt Nam cung ứng dịch vụ bảo hiểm rủi ro không thanh toán cho các nhà xuất khẩu trên cơ sở nguyên tắc kinh doanh baor hiểm của các công ty boả hiểm đó.
Thứ ba, đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá. Sàn giao dịch hàng hoá giúp nông dân và các doanh nghiệp có được sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả cà cơ hội tiêu thụ hàng hoá trong tương lai gần. Nhà nước nên hỗ trợ cho hàng gia vị, đặc biệt là mặt hàng hạt tiêu nên thiết lập sàn giao dịch riêng cho mình, góp phần giảm thiểu rủi ro của thị trường hàng hoá giao ngay.
Thứ tư, nâng cao khả năng nhận biết với các rào cản phi thuế quan. Hình thức biểu hiện của các rào cản thương mại trên thế giới ngày càng trở nên tinh vi. Các tiêu chuẩn không liên quan đến thương mại như tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường…được sử dụng ngày càng nhiều. Vấn đề an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá cũng được sử dụng một cách thái quá để tạo thêm rào cản cho thương mại quốc tế. Mặt hàng gia vị xuất khẩu cũng gặp phải các rào cản đó. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành các Hiệp hội để nâng cao khả năng nhận biết và đối phó với các rào cản phi thuế quan kiểu mới. Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam cần có lực lượng tư vấn riêng, có đội ngũ cán bộ hiểu rõ về luật quốc tế và thương mại quốc tế để tăng khả năng nhận biết với các cản trở thương mại.
Thứ năm, Nhà nước có chính sách thị trường đối với hàng gia vị xuất khẩu. Hàng gia vị xuất khẩu Việt Nam cần được mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng bạn hàng mới đồng thời giữ vững thị trường truyền thống. Nhà nước cần hỗ trợ thiết thực hơn đối với các doanh nghiệp trong vấn đề này như: cung cấp thông tin, vốn…cho các doanh nghiệp về thị trường để giảm rủi ro về giá cả, về thanh toán khi tiếp cận với thị trường, bạn hàng mới.
Thứ sáu, xây dựng kho bảo quản, chế biến hàng gia vị. Nhà nước cần tạo điều kiện hơn trong việc vay vốn tín dụng, ưu đãi về giá thuê đất làm nhà xưởng chế biến gia vị nói chung và hạt tiêu sạch nói riêng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu. Các kho bảo quản, chế biến hàng gia vị phải đáp ứng được việc cất trữ, bảo quản lượng gia vị phù hợp với diện tích đất trồng.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu gia vị Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các ý kiến được đưa ra dựa trên tình hình thực tế của việc xuất khẩu gia vị nước ta và khả năng cạnh tranh của hàng gia vị xuất khẩu trong thời gian qua. Hy vọng, trong thời gian tới, với sự quan tâm của Nhà nước và sự hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam sẽ đạt kết quả cao, có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới, tạo ra thế mạnh của hàng gia vị xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.



Kết luận

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, trong đó có Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu mặt hàng gia vị ở Việt Nam nói riêng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, phát huy nội lực để đẩy nhanh quả trình hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Qua nghiên cứu về các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gia vị ở trên, chúng ta có thể thấy được những lợi thế của mặt hàng gia vị xuất khẩu nước ta cùng các hạn chế, bất cập gặp phải khi xuất khẩu mặt hàng gia vị trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, có được những định hướng và giải pháp đối với nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất hàng gia vị xuất khẩu để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng gia vị một cách có hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên trong thời gian tới.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Giáo trình kinh tế quốc tế
2. Giáo trình kinh doanh quốc tế
3. Giáo trình quản trị dự án FDI
4. Tạp chí kinh tế Châu á- Thái Bình Dương
5. sản xuất, xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam: chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển- TS. Nguyễn Đình Long, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp
6. Hàng gia vị- tiềm năng, triển vọng , những hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu- Hà Quang Doãn, chuyên viên chính Vụ Âu- Mỹ, Bộ Thương mại
7. Chính sách, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam trong những năm tới- TS. Vũ Ngọc Tân, Vụ Kế hoạch và QH, Bộ Nông nghiệp và PTNT


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng Y dược 0
D Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Môn đại cương 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải một số bài tập ở chương 2, 3. hình h Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết Y dược 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
N Định hướng và giải pháp phát triển NVTTM ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top