daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế, và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc học tập cho sinh viên, học sinh ngành Y, Bộ Y tế đã
tổ chức biên soạn và cho xuất bản các tài liệu dạy - học chuyên môn phục vụ
cho công tác đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề của ngành y tế.
Nay Bộ Y tế tiếp tục cho biên soạn các tài liệu dạy - học chuyên đề và text
book để kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo sau đại học và đào tạo liên tục
cho cán bộ ngành y tế.
Sách "Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến" đã được biên soạn dựa
trên chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ của trường Đại
học Y Hà Nội với phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung
chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và
thực tiễn Việt Nam.
Sách "Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến" đã được biên soạn bởi
các nhà giáo giàu kinh nghiệm và tâm huyết của Bộ môn Dịch tễ học, trường
Đại học Y Hà Nội. Sách được Hội đồng chuyên môn thẩm định chuyên
ngành Dịch tễ học được thành lập theo quyết đinh Số 1364/QĐ-BYT ngày 27
tháng 4 năm 2009 của Bộ Y tế thẩm định và được ban hành làm tài liệu sử
dụng chính thức đào tạo Sau đại học của ngành y tế. Sách cũng rất hữu ích
cho các cán bộ y tế tham khảo trong công tác chuyên môn thường nhật của
mình. Trong quá trình sử dụng sách sẽ được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.
Vì lần đầu xuất bản, chúng tui mong nhận được ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để sách được hoàn chỉnh hơn
cho lần xuất bản sau.
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ4
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách Dich tễ học này nhằm phục vụ cho sinh viên và học viên là
các bạn sĩ đa khoa, chuyên ngành y học dự phòng, y tế công cộng, cũng như
các cán bộ làm công tác dịch tễ học và các nhà khoa học nghiên cứu liên
quan trong lĩnh vực y học với mục đích không chỉ cung cấp những kiến thức
cơ bản về một số nguyên lý, khái niệm và nội dung của dịch tễ học trong y
học mà còn giúp người học có thể áp dụng các kiến thức về phương pháp
dịch tễ học trong nghiên cứu về phân bố bệnh tật và các yếu tố nguy cơ, điều
tra, đánh giá các chương trình y tế, thực hiện can thiệp điều trị lâm sàng hay
thử nghiệm thực địa, can thiệp cộng đồng nhằm kiểm soát bệnh tật, dự phòng
và nâng cao sức khoẻ.
Cuốn sách tập hợp các bài giảng về dịch tễ học của Bộ môn Dịch tễ
học đã được giảng cho sinh viên, học viên y học dự phòng và y tế công cộng
trong những năm qua và đã được chỉnh sửa, cập nhật những kiến thức về
Dịch tễ học hiện đại của các chương trình đào tạo ở các nước tiên tiến trên
thế giới cho phù hợp.Theo yêu cầu của Bộ Y tế và Nhà trường, cuốn sách này
được trình bày thành 2 phần:
Phần 1 là Dịch tễ học cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản về định
nghĩa, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của dịch tễ học được ứng dụng trong
Y học, đặc biệt cung cấp các loại thiết kế nghiên cứu trong dịch tễ học được
coi như phần xương sống của một nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu quan
sát và can thiệp. Những bài tiếp theo của phần này còn cung cấp cách đánh
giá, phát hiện bệnh sớm bằng sàng tuyển, đo lường sức khoẻ, xử lý và trình
bày kết quả số liệu nghiên cứu.
Phần 2 là Dịch tễ học các bệnh phổ bíến tập trung vào cách phòng và
chống bốn nhóm bệnh truyền nhiễm gây dịch và một số bệnh không lây phổ
biến đã được bổ sung và cập nhật nhằm giới thiệu và giúp cho người học
muốn tìm hiểu sâu thêm về một số bệnh không lây và bệnh mới xuất hiện.
Bộ môn Dịch tễ học xin chân thành Thank tới Ban giám hiệu Trường
Đại học Y Hà Nội và Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện
để chúng tui hoàn thành cuốn sách này.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Các
tác giả và Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn sách
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Bộ môn Dịch tễ học
Trường đại học Y Hà Nội
Nguyễn Minh Sơn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Chữ viết tắt
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
AR Nguy cơ quy thuộc
AR% Nguy cơ quy thuộc phần trăm
BH Bạch hầu
BTNGD Bệnh truyền nhiễm gây dịch
CDC Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh, Hoa Kỳ
CIR Tỷ lệ mới mắc tích luỹ
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CT Cắt lớp vi tính
CVD Các bệnh tim mạch
ĐMV Động mạch vành
ĐMV Động mạch vành
ĐTSKCĐ Điều tra sức khoẻ cộng đồng
DTH Dịch tễ học
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GDSKCC Giáo dục sức khỏe công cộng
GSDTH Giám sát dịch tễ học
HA Huyết áp
HDL Lipoprotein tỷ trọng cao
HDL Lipoprotein tỷ trọng cao
HG Ho gà
HIV/AIDS Vi rút gây giảm miễn dịch ở người
I Tỷ lệ mới mắc
IBM Body Mass Index
IDR Tỷ lệ mật độ mới mắc
KCM Khoảng cách mẫu
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
OR Tỷ suất chênh
P Tỷ lệ hiện mắc
PAR Nguy cơ quy thuộc quần thể
PAR% Nguy cơ quy thuộc quần thể phần trăm
RR Nguy cơ tương đối
SARS Hội chứng viêm đường hô cấp tính thể nặng6
SD Sốt Dengue
SD/SXHD Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue
SK Sức khỏe
SKCC Sức khỏe công cộng
SKCĐ Sức khỏe cộng đồng
STD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
TBCB Tai biến cục bộ
TBMMN Tai biến mạch máu não
TBXH Tai biến xuất huyết
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
THA Tăng huyết áp
TM Tim mạch
TMCB Thiếu máu cục bộ
TMCBTQ Thiếu máu cục bộ thoảng qua
TTTT Thu thập thông tin
TTYT Trung tâm y tế
UV Uốn ván
VNNB Viêm não Nhật Bản
XH Xuất huyết
YTNC Yếu tố nguy cơ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 4
Chữ viết tắt ............................................................................................................................ 5
PHẦN 1: DỊCH TỄ HỌC CƠ SỞ ......................................................................................... 9
BÀI 1: ĐỊNH NGHĨA, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CÁCH ĐỀ CẬP VÀ CHU TRÌNH
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC................................................................................... 9
BÀI 2: SỐ ĐO MẮC BỆNH VÀ SỐ ĐO TỬ VONG ............................................... 15
BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ .................................................... 23
BÀI 4: ĐIỀU TRA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ....................................................... 35
BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG ...................................... 46
BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP .......................................... 57
BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ............................................ 71
BÀI 8: SÀNG TUYỂN PHÁT HIỆN BỆNH ............................................................ 84
BÀI 9: XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................................ 101
PHẦN II : DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH PHỔ BIẾN ........................................................ 112
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM NHIỄM TRÙNG, QUÁ TRÌNH DỊCH VÀ PHÂN LOẠI
BỆNH TRUYỀN NHIỄM ....................................................................................... 112
BÀI 2: NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG DỊCH ...................................................... 125
BÀI 3: CÁC NGUYÊN LÝ VỀ MIỄN DỊCH VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH,
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ..................................................... 135
BÀI 4: ĐIỀU TRA XỬ LÝ VỤ DỊCH ................................................................... 154
BÀI 5: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP ..... 169
BÀI 6: BỆNH CÚM A/H5N1 .................................................................................. 179
BÀI 7: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ . 190
BÀI 8: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG MÁU .......... 205
BÀI 9: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM QUA DA
VÀ NIÊM MẠC ...................................................................................................... 219
BÀI 10: DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY PHỔ BIẾN................... 237
MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY KHÁC .................................................................. 274
BÀI 11: GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC ...................................................................... 295
Phụ lục 1 .................................................................................................................. 3188
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
PHẦN I
DỊCH TỄ HỌC CƠ SỞ
BÀI 1:
ĐỊNH NGHĨA, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CÁCH ĐỀ CẬP
VÀ CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài học, học viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa và mục tiêu của dịch tễ học
2. Trình bày được cách đề cập dịch tễ học đối với bệnh tật
3. Trình bày được chu trình nghiên cứu Dịch tễ học
II. NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH TỄ HỌC
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hay chết
và các yếu tố quy định các vấn đề sức khoẻ trong quần thể đó.
• Sự phân bố các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất
định được nhìn từ ba góc độ của dịch tễ học: con người - không gian -
thời gian.
• Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội
và ngoại sinh thuộc, bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân
bằng sinh học
2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH TỄ HỌC
• Từ thời xưa, Hipocrate, là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học
này
• John Graunt là người đã định lượng các hiện tượng sức khỏe và bắt
đầu chú ý rằng tần số mắc bệnh khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau,
giới tính khác nhau.
• Năm 1893 William Farr đã hình thành phương pháp NC của DTH từ
quan sát sự khác nhau về tử vong liên quan đến hôn nhân.
3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC
3.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa,
khống chế và thanh toán những vấn đề sức khỏe của con người.10
3.2. Các mục tiêu chuyên biệt của dịch tễ học:
a) Xác định căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ của bệnh
b) Xác định tỷ lệ, phân bố và chiều hướng bệnh trong cộng đồng,
c) Nghiên cứu quá trình diễn biến tự nhiên và tiên lượng của bệnh
d) Đánh giá các hiệu qủa của các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh
trong chăm sóc sức khỏe.
e) Cung cấp cơ sở cho việc phát triển các chính sách liên quan đến các
vấn đề sức khỏe.
f) Cung cấp thông tin cho việc lập các mô hình dự báo bệnh
4. CÁCH ĐỀ CẬP DỊCH TỄ HỌC
Bảng 1: Sự khác nhau giữa các cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học
Đề cập lâm sàng Đề cập dịch tễ học
Đối tượng Người bệnh Bệnh hay một hiện tượng sức khỏe
Nội dung Chẩn đoán bệnh ở
từng cá thể
Xác định bệnh trong quần thể
Căn nguyên Làm bệnh
nhân mắc
Xuất hiện, lan truyền bệnh trong quần
thể
Mục đích Người bệnh khỏi Khống chế thanh toán bệnh trong quần
thể
Theo dõi
Sức khỏe người
bệnh
Giám sát dịch tễ học, phân tích hiệu quả
của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa
bệnh xuất hiện trong quần thể
4.1. Những đề cập chung
a) Việc cung cấp những thông tin để làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh.
b) Việc xác định các thông tin có phù hợp để kiểm định các giả thuyết
nhân quả
c) Việc cung cấp cơ sở cho những kế hoạch phát triển và đánh giá các
chương trình phòng chữa bệnh.
4.2. Chuỗi lập luận dịch tễ học
• Thu thập những thông tin dịch tễ học
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
• Xác định một kết hợp thống kê giữa phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và
bệnh.
• Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê đó.
4.3. Ví dụ minh họa về cách đề cập dịch tễ học:
Số người ốm do có ăn thức ăn nghi ngờ
Tỷ lệ tấn công =
Tổng số người ăn loại thức ăn đó
Đem so sánh với:
Số người ốm nhưng không ăn thức ăn nghi ngờ
Tỷ lệ tấn công =
Tổng số người không ăn loại thức ăn đó
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA DICH TỄ HỌC
• Nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh, phát triển của các hiện tượng
sức khỏe xảy ra trong quần thể người
• Nghiên cứu mối liên hệ không gian thời gian và tập quán xã hội của
chủ thể con người
6. CÁC NỘI DUNG CỦA DỊCH TỄ HỌC
6.1- Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng dưới các góc độ: chủ
thể con người - không gian - thời gian, trong mối quan hệ tương tác thường
xuyên của cơ thể cùng các yếu tố nội ngoại sinh, nhằm hình thành nên những
giả thuyết về quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh trạng. (Dịch tễ
học mô tả).
6.2- Phân tích các dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đề xuất các
biện pháp can thiệp thích hợp (Dịch tễ học phân tích).
6.3- Để kiểm tra, đánh giá một cách chủ động tính chính xác và thích hợp,
nhằm mang lại nhũng thông tin có giá trị nhát về hiệu qủa của các biện pháp
can thiệp. (Dịch tễ học can thiệp)
6.4- Xây dựng các mô hình lý thuyết về bệnh trạng. (Dịch tễ học lý thuyết).
kiểm dịch quốc tế. Các BTNGD thuộc diện quản lý, các bệnh lạ chưa rõ
nguyên nhân có số mắc hay tử vong cao bất thường tại địa phương, các cơ
sở y tế theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này phải báo cáo khẩn cấp lên
cơ quan y tế cấp trên và báo cáo vượt cấp lên Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng).
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Viện Pasteur Nha Trang (bằng điện thoại, fax, Email…), nêu rõ thời gian, địa điểm, số trường hợp mắc, tử vong, đồng thời
báo cáo việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch, sau đó tiếp tục báo
cáo hàng ngày về diễn biến tình hình cho đến khi hết dịch.
9.2.2. Báo cáo BTNGD tuần
Hàng tuần, các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phải báo cáo BTNGD tại
địa phương lên Viện Vệ sinh dịch tễ Pasteur phụ trách khu vực và Bộ Y tế
(Vụ Y tế dự phòng). Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Viện Vệ sinh dịch tễ
Tây Nguyên, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Viện Pasteur Nha Trang phải
báo cáo BTNGD thuộc khu vực phụ trách lên Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng).
Trong báo cáo phải nêu rõ số mắc, tử vong, nguyên nhân gây bệnh, nhận định
diễn biến tình hình BTNGD, các biện pháp đã triển khai, các đề nghị (nếu
có). Báo cáo ghi rõ tuần thứ bao nhiêu trong năm, nếu trong tuần không có
trường hợp mắc nào cũng phải báo cáo theo phụ lục kèm theo Quy chế này
(Mẫu 1a dùng cho các Trung tâm Y tế dự phòng. Mẫu 1b dùng cho các Viện
Vệ sinh dịch tễ, Pasteur). Nếu có số liệu bổ sung, điều chỉnh báo cáo tuần
trước thì phải ghi rõ tại mục ghi chú.
9.2.3. Báo cáo BTNGD tháng
Hàng tháng các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh. Viện Pasteur Nha Trang phải báo cáo BTNGD trong diện quản lý lên
Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) theo phụ lục kèm theo quy chế này (Mẫu 2a
dùng cho các Trung tâm Y tế dự phòng. Mẫu 2b dùng cho các Viện Vệ sinh
dịch tễ, Pasteur), nếu có số liệu bổ sung, điều chỉnh báo cáo tháng trước thì
phải ghi rõ tại mục ghi chú, những bệnh không ghi nhận trong tháng cũng
phải báo cáo.
9.3. Quy định thông tin báo cáo BTNGD Quốc tế
Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế là cơ quan duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y
tế uỷ quyền thông báo BTNGD quốc tế.
Nội dung thông báo BTNGD quốc tế bao gồm:
a. Thông báo hàng tháng số mắc của các bệnh thuộc diện kiểm dịch
quốc tế là Tả. Dịch hạch, Sốt vàng đã được chẩn đoán xác định trong phòng
thí nghiệm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top