Download miễn phí Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và lao động xuất khẩu 3
1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.2.1 Mục tiêu 3
1.2.2 Vai trò 4
1.3. Các loại chương trình đào tạo và phát triển. 4
2. Chất lượng lao động xuất khẩu. 4
2.2. Xuất khẩu lao động. 4
2.3. Chất lượng lao động xuất khẩu. 5
3. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển đối với lao động xuất khẩu 5
PHẦN 2: Đánh giá thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với chất lượng lao động xuất khẩu ở nước ta 7
1. Đánh giá chung về xuất khẩu lao động 7
1.1. Thành tựu 7
1.2. Hạn chế 8
2. Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu 9
2.1. Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ 9
2.2. Về phẩm chất, ý thức kỷ luật 9
3. Thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 12
3.1. Nội dung đào tạo, phát triển lao động xuất khẩu 12
3.1.1. Khái niệm và mục tiêu 12
3.1.2. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo 12
3.1.3. Nội dung đào tạo và giáo dục định hướng 13
3.1.4. Hình thức đào tạo 14
3.1.5. Chi phí đào tạo 14
3.1.6. Kiểm tra và cấp chứng chỉ 15
3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 15
3.2.5. Kết quả 15
3.2.6.Hạn chế 16
PHẦN 3: Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 18
1. Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu 18
2. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 18
2.1. Về phía Nhà nước 18
2.1.1. Các cơ chế chính sách 18
2.1.2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu 18
2.1.3. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu 19
2.1.4. Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động nước ngoài 19
2.1.5. Hợp tác quốc tế 20
2.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu 20
2.2. Về phía doanh nghiệp 20
2.2.1. Đẩy mạnh dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho XKLĐ . 20
2.2.2. Chú trọng đào tạo ngoại ngữ 20
2.2.3. Làm tốt công tác tuyển chọn và giáo dục định hướng 21
2.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm công tác XKLĐ . 21
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Thứ nhất để đáp ứng yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhu cấu tồn tại và phát triển của tổ chức; thứ hai đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động đồng thời đào tạo và phát triển là những giải pháp chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các loại chương trình đào tạo và phát triển.
Có năm loại hình chương trình đào tạo và phát triển:
Định hướng lao động: Mục đích để phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổ chức mới hay cung cấp các thông tin về tổ chức cho những người mới.
Phát triển kĩ năng: Những người mới phải đạt được các kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc và các kinh nghiệm để họ đạt được các kĩ năng mới khi công việc của họ thay đổi hay có sự thay đổi về máy móc, công nghệ.
Đào tạo an toàn: Loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn và giảm bớt các tai nạn lao động và để đáp ứng các đòi hỏi của luật pháp.
Đào tạo nghề nghiệp: Mục đích là để tránh việc kiến thức kĩ năng nghề nghiệp bị lạc hậu. Việc đào tạo này nhằm phổ biền các kiến thức mới hay các kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan đến nghề mang tính đặc thù như nghề luật, kế toán, y…
Đào tạo người giám sát và quản lý: Những người giám sát và các nhà quản lý cần được đào tạo để biết cách ra các quyết định hành chính và biết cách làm việc với con người. Loại hình đào tạo này chú trọng vào các lĩnh vực ra quyết định, giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo động lực.
Chất lượng lao động xuất khẩu.
Xuất khẩu lao động.
XKLĐ là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con người còn khách mua là chủ thể nước ngoài. Nói cách khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài.
Nghị định số 152/NĐ-CP xác định rằng: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”.
Chất lượng lao động xuất khẩu.
Lao động xuất khẩu là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các công ty, tổ chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác.
Chất lượng lao động xuất khẩu được hiểu là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của người lao động xuất khẩu. Cụ thể ở đây chất lượng lao động xuất khẩu được đánh giá bởi các tiêu chí sau:
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn: các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc của người lao động
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
Hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác
Phẩm chất người lao động: bao gồm tác phong lao động, ý thức kỷ luật, khả năng làm việc với cường độ cao, khả năng thích ứng với môi trường mới…
Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển đối với lao động xuất khẩu
Dịch vụ XKLĐ chỉ thực hiện được và có hiệu quả khi chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng lao động xuất khẩu lại phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình đào tạo và giáo dục định hướng. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo hay đào tạo ít để làm những công việc giản đơn nên hiệu quả không cao, đơn giá tiền lương của lao động Việt Nam thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế. Ở nhiều thị trường, lao động xuất khẩu Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu đó là kỹ năng tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu, trình độ ngoại ngữ hạn chế dẫn tới nhiều bất đồng, thiếu ý thức kỷ luật. Trong khi đó với xu hướng hiện nay việc XKLĐ ngày càng đòi hỏi khắt khe về kỹ năng tay nghề, về chấp hành kỷ luật và trình độ ngoại ngữ. Nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thì sẽ không thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường lao động xuất khẩu quốc tế.
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA
Đánh giá chung về xuất khẩu lao động
. Thành tựu
XKLĐ nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thị trường XKLĐ từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên tính đến năm 2006 là gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia. Hiện nay XKLĐ nước ta đang từng bước tiếp cận và thí điểm để mở rộng sang các thị trường mới như Mỹ, Australia, Trung Đông. Kết quả XKLĐ chung cả nước trong giai đoạn 2000-2006 được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu 1: Kết quả xuất khẩu lao động giai đoạn 2000-2006
Số lao động đưa đi xuất khẩu hàng năm có xu hướng tăng lên nhanh, trong 6 năm từ 2000 đến 2006 tăng lên 2.5 lần. Cơ cấu ngành nghề làm việc đa dạng chủ yếu là điều dưỡng viên, giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, cơ khí điện tử, xây dựng, thủy thủ tàu vận tải, dệt may…
Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ XKLĐ là 144 doanh nghiệp trong đó có 118 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 12 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp này đã và đang từng bước đổi mới cách hoạt động, phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ, đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao. Tỷ lệ lao động XKLĐ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng 3.42%. Bình quân hàng năm trên 1 tỷ USD được chuyển về nước từ nguồn lao động xuất khẩu góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không những vậy, dịch vụ XKLĐ còn làm giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghề sản xuất mới, phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.
1.2. Hạn chế
Số lượng lao động đưa đi của các doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu. Một số doanh nghiệp không tích cực đầu tư, chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường.
Chất lượng lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị t...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top