Download miễn phí Khóa luận Chiến lược trồng người trong công tác giáo dục - đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN LƯỢC "TRÔNG NGƯỜI" 5
1.1. Khái niệm "con người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh 6
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ 20
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC "TRỒNG NGƯỜI" CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 24
2.1. Thực trạng giáo dục - đào tạo hiện nay 24
2.2. Vận dụng chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 31
2.3. Các giải pháp phát triển giáo dục 36
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để đào tạo cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên. Những lợi dạy, bài viết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh về giáo dục hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự.
1.2.2. Vị trí của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn bao nhiêu trong sự nghiệp cách mạng thì những người làm nghề dạy học (các thầy giáo, cô giáo) có vai trò to lớn bấy nhiêu.
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của những con người làm chức năng giáo dục, những người làm nghề dạy học. Người nói: "Anh chị em là những người "vô danh anh hùng". Tuy vô danh anh hùng nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nằm trong sự cố gắng của anh chị em" [19, tr. 222]. Và Người còn nhấn mạnh: nghề dạy học không có tượng đồng bia đá, nhưng những người thầy là những "vô danh anh hùng".
Thật vậy, trong đời sống của bất kỳ đất nước nào, dân tộc nào, nhà giáo bao giờ cũng giữ vị trí quan trọng. Nhà giáo được ví như là những "kỹ sư tâm hồn", là "bà đỡ" trí tuệ của lớp lớp thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, toàn bộ thế giới biến đổi nhanh chóng, cũng như vậy con tàu trí tuệ của loài người đang tiến nhanh về phía trước, nền móng chính là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh như vậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đưa lên vị trí quốc sách hàng đầu. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quyết định và là "đội quân chủ lực" thực hiện quốc sách đó.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam và với sự quan tâm chăm sóc. đánh giá cao vài trò của nhà giáo, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra cho toàn Đảng, toàn dân ta một chân lý lớn, một vấn đề có tính quy luật là: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" và "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người còn xác định: "trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy giáo là " chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà" [22, tr. 501].
Rõ ràng nghề dạy học từ xưa đến nay được đánh giá là một nghề đặc biệt và cao quý, có vinh dự to lớn song lại mạng trách nhiệm nặng nề là đào tạo con người - nhân tố quyết định tất cả. Nhà giáo được nhân dân tôn vinh là " kỹ sư tâm hồn". Công việc của thầy giáo, cô giáo là giáo dục con người, mà việc đào tạo ra một con người không phải như sản xuất ra một cái máy.
Hồ Chí Minh nói: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề giáo thì phải sửa chữa" [28, tr. 99]. ý kiến của Người cho thấy: xét trong ý nghĩa sinh thành của nghề nghiệp thì nghề dạy học được xem là nghề mẹ của các nghề. Có nhà bác học, nhà thơ hay nhạc sĩ hay họa sỹ... nào lại không từng là học sinh mà người thầy đã dìu dắt, khai tâm ngày hôm qua.
Cuộc sống đã chứng minh biết bao vĩ nhân nghiêng chào trước người thầy cũ của mình. Có thể nói, người thầy chính là người đầu tiên đã thức tỉnh và hình thành phẩm chất " Người" cho những con người. Người thầy là người mở ra các chân trời khoa học, hướng lớp trẻ đến với cái chân, thiện, mỹ đích thực. Người thầy, đã làm điều đó bằng tất cả lương tâm, tâm hồn, kiến thức và lòng yêu thương, trân trọng thế hệ trẻ và những kỹ năng sư phạm của mình.
Có được niềm vinh hạnh "là người vẻ vang nhất" còn vì nhà giáo Việt Nam ta đã có được những truyền thống vô cùng tốt đẹp đáng tự hào và ca ngợi. Truyền thống tiêu biểu đó là:
+ Sự thể hiện đạo đức trong sáng, phẩm chất thanh cao, luôn nêu tấm gương sáng cho học trò và mọi người noi theo, không chỉ ở thái độ sống không danh lợi, không chuộng hư vinh, giản dị, mẫu mực cả trong ý nghĩa lời nói việc làm là một; cuộc sống với lý tưởng, đạo đức là một. Phẩm chất đạo đức cách mạng của người thầy giáo chính là ở chỗ dạy chữ - dạy nghề - dạy người. Trong đó dạy người là mục đích, dạy chữ và dạy nghề là phương tiện. Mặt khác, đạo đức vừa là nội dung vừa là phương pháp làm việc của nhà giáo. Không có đạo đức không làm thầy giáo được.
+ Truyền thống nhà giáo còn là sự thể hiện mẫu mực về lao động: Lao động trí tuệ và sáng tạo. Vốn hiểu biết và sâu rộng, tình thương của người thầy giáo sẽ gieo vào lòng học sinh sự hứng khởi, say mê trong học tập và rèn luyện. Thầy giáo chinh phục học sinh bằng chính tấm gương lao động không mệt mỏi của mình.
+ Truyền thống tốt đẹp ấy còn là sự thể hiện ở lòng thương yêu học sinh, thương yêu thế hệ trẻ. Vì thương yêu con người nên người thầy nhận trọng trách xây dựng con người, bồi dưỡng đạo lý làm người cho thế hệ trẻ. Mà yêu thương học sinh cũng có nghĩa là thể hiện bản chất nhân ái của người thầy giáo. Vì trách nhiệm của thầy giáo đối với học sinh là trách nhiệm suốt cả cuộc đời. Bởi vậy, mỗi lời nói của thầy giáo phải mang trong đó cái chân lý và nhân tình; không có chân lý thì không gây được niềm tin, không có nhân tình thì cũng mất hết tình yêu và khát vọng.
Có thể nói, người thầy giáo trong thời đại ngày nay, phấn đấu rèn luyện để có được phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo, với năng lực trí tuệ dồi dào và sức thuyết phục mạnh mẽ... , như Hồ Chí Minh đã dạy: "Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo", thì chính là người thầy giáo có được một niềm hạnh phúc vô giá: Đó là sự kính trọng của nhân dân và học sinh với một nhân cách rực sáng - một kỹ sư tâm hồn!".
Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh khẳng định: "Thầy nào trò đó. Nếu thầy có tốt thì dạy dỗ học trò sẽ tốt và ngược lại thầy cô không gương mẫu, không xứng đáng thì học trò sẽ kém cỏi... ". " Nếu thầy cô mà bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt... Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô chú phải là người tốt" [24, tr. 331].
1.2.3. Trách nhiệm của người học trò trong nền giáo dục mới
Hồ Chí Minh tin vào khả năng của giáo dục cũng chính là tin vào khả năng của con người, tin ở chức năng động chủ quan của con người, cả con người làm chức năng giáo dục (nhà giáo) lẫn người được giáo dục (người học).
Với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người là phải học "học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ m...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top